Phần mềm kế toán Odoo: Kế toán mua hàng

Hướng dẫn sử dụng

(l) Kế toán mua hàng

Mục đích: Hỗ trợ người dùng quản lý các thông tin hạch toán liên quan đến hoạt động mua hàng như quản lý hóa đơn/công nợ của nhà cung cấp, hóa đơn trả hàng, quản lý thanh toán, quản lý biên bản xác nhận công nợ,…

i. Hóa đơn nhà cung cấp

Để quản lý các hóa đơn mua hàng từ nhà cung cấp, người dùng thực hiện các thao tác:

  • Bước 1: Truy cập vào đường dẫn Kế toán >> Nhà cung cấp >> Hóa đơn.

  • Bước 2: Trên màn hình sẽ hiển thị tất cả hóa đơn mua hàng từ nhà cung cấp đang có trên hệ thống ở dạng danh sách. 

           Kích vào một bản ghi để xem thông tin chi tiết của hóa đơn.

  • Bước 3: Để tạo một hóa đơn kích nút TẠO. Lúc này màn hình hiển thị giao diện tạo mới hóa đơn.

  • Bước 4: Người dùng nhập các thông tin chính của hóa đơn:

+ Nhà cung cấp 

+ Mã phiếu

+ Ngày hóa đơn.

+ Ngày ghi nhận kế toán.

+ Chọn các điều khoản thanh toán.

  • Bước 5: Nhập chi tiết hóa đơn: Tại chi tiết hóa đơn, kích Thêm một dòng và nhập các thông tin:

+ Sản phẩm.

+ Tài khoản.

+ Bộ phận (nếu có).

+ Tài khoản phân tích (nếu có).

+ Từ khóa khoản mục (nếu có).

+ Số lượng.

+ Giá 

+ Thuế (nếu có).

  • Bước 6: Kích nút LƯU để lưu thông tin hóa đơn.

  • Bước 7: Kích nút VÀO SỔ để xác nhận và vào sổ hóa đơn. Lúc này hệ thống ghi nhận tăng công nợ với nhà cung cấp trên hóa đơn.

Lúc này, hóa đơn chuyển sang trạng thái Đã vào sổ và hệ thống sinh ra các bút toán phát sinh liên quan.

Và ghi sổ nhật ký chung.


ii. Hóa đơn trả hàng nhà cung cấp

Để quản lý các hóa đơn trả hàng cho nhà cung cấp, người dùng thực hiện các thao tác:

  • Bước 1: Truy cập vào đường dẫn Kế toán >> Nhà cung cấp >> Giảm công nợ.

  • Bước 2: Trên màn hình sẽ hiển thị tất cả hóa đơn trả hàng cho nhà cung cấp đang có trên hệ thống ở dạng danh sách. Kích vào một bản ghi để xem thông tin chi tiết của hóa đơn.

  • Bước 3: Để tạo một hóa đơn trả hàng kích nút TẠO. Lúc này màn hình hiển thị giao diện tạo mới hóa đơn.

  • Bước 4: Người dùng nhập các thông tin chính của hóa đơn tương tự như với thao tác khi tạo hóa đơn mua hàng.

  • Bước 5: Nhập chi tiết hóa đơn tương tự như với thao tác khi tạo hóa đơn mua hàng.

  • Bước 6: Kích nút LƯU để lưu thông tin hóa đơn.

  • Bước 7: Kích nút VÀO SỔ để xác nhận và vào sổ hóa đơn. Lúc này hệ thống ghi nhận giảm công nợ với nhà cung cấp trên hóa đơn và chuyển trạng thái thành Đã vào sổ.

Các bút toán phát sinh.

iii. Quản lý công nợ nhà cung cấp

Để quản lý công nợ nhà cung cấp, người dùng thực hiện các thao tác:

  • Bước 1: Truy cập vào đường dẫn Kế toán >> Nhà cung cấp >> Công nợ nhà cung cấp. Trên màn hình sẽ hiển thị tất cả nhà cung cấp đang có công nợ với công ty.

  • Bước 2: Kích vào một nhà cung cấp để xem thông tin chi tiết công nợ, hóa đơn đã thành toán và các thanh toán cho nhà cung cấp đó.

+ Các hóa đơn.

     
  + Các hóa đơn đã thanh toán.


     
  + Các thanh toán.

  • Tại màn hình quản lý công nợ nhà cung cấp, người dùng có thể xuất phiếu đối chiếu và xác nhận công nợ của nhà cung cấp bằng cách kích vào các nút tương ứng.

         + Kích nút PHIẾU ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ >> nhập khoảng thời gian muốn đối chiếu >> kích XUẤT EXCEL.



         => Hệ thống tải phiếu đối chiếu tương ứng về PC của người dùng.


   
    +
Kích nút PHIẾU XÁC NHẬN CÔNG NỢ.



        => Hệ thống tải phiếu xác nhận công nợ tương ứng về PC của người dùng.

iv. Thanh toán nhà cung cấp

Để thanh toán công nợ cho nhà cung cấp, người dùng thực hiện các thao tác:

  • Bước 1: Có 2 cách để người dùng có thể truy cập vào chức năng thanh toán cho nhà cung cấp.

+ Cách 1: Truy cập vào đường dẫn Kế toán >> Nhà cung cấp >> Thanh toán cho nhà cung cấp và kích nút TẠO.

+ Cách 2: Truy cập vào đường dẫn Kế toán >> Nhà cung cấp >> Công nợ nhà cung cấp , kích vào nhà cung cấp muốn thực hiện thanh toán và kích nút THANH TOÁN.

 


 

  • Bước 2: Trên màn hình sẽ hiển thị giao diện thanh toán như hình, cho phép người dùng nhập các thông tin thanh toán:

  • Đối tác

  • TK ngân hàng.

  • Tổng thanh toán.

  • Sổ nhật ký tài khoản

  • Chọn loại thanh toán là Thanh toán cho NCC.

  • Ngày kế toán

  • Ngày tài liệu

  • Người nhận

  • Địa chỉ.

  • Diễn giải.

  • Các thông tin khác như bộ phận, Khoản mục phí, Đối tượng THCP.

  • Bước 3: Lựa chọn loại phân bổ:

+ Thanh toán thủ công:

  • Khi chọn hình thức thanh toán thủ công, Hệ thống sẽ lấy ra các hóa đơn cần thanh toán của nhà cung cấp đó. 

  • Người dùng kích vào thanh toán hết, tổng tiền thanh toán sẽ lấy ra hết số tiền của hóa đơn đó (nếu số tiền hóa đơn < Số tiền chưa đối soát)

  • Người dùng có thể nhập số tiền muốn thanh toán cho từng hóa đơn.

+ Thanh toán tự động:

  • Khi người dùng chọn thanh toán tự động, hệ thống sẽ tự lấy ra hóa đơn có ngày đến hạn gần nhất để thanh toán.

  • Hệ thống sẽ tự động phân bổ tổng tiền cho các hóa đơn.

  • Bước 4: Kích nút LƯU để lưu thanh toán ở trạng thái Nháp.

  • Bước 5: Người dùng kích XÁC NHẬN để xác nhận thanh toán.

Lúc này thanh toán chuyển sang trạng thái Đã đối soát. Hệ thống tự động đối soát thanh toán với các hóa đơn được thanh toán ở chi tiết và sinh ra một bút toán như hình.

 



 

 

 

Bài viết liên quan