Thành công trong kinh doanh với các phương pháp quản trị doanh nghiệp thông minh
Các phương pháp quản trị doanh nghiệp là tập hợp các kỹ thuật và chiến lược được áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quy trình trong một doanh nghiệp.
Mục đích chính của các phương pháp quản lý doanh nghiệp là tăng cường khả năng kiểm soát và hiểu biết về các quy trình bên trong doanh nghiệp, đặc biệt là cung cấp hướng dẫn cho những người chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ cụ thể và giúp họ hiểu rõ những gì cần làm.
Bài viết dưới đây hãy cùng ERPViet tìm hiểu chi tiết những phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả đang được nhiều nhà quản lý áp dụng nhé!
I. Giới thiệu về quản trị doanh nghiệp
Khái niệm của quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh, đó là quá trình điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của một công ty hoặc tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, điều hành và kiểm soát các nguồn lực của công ty, bao gồm con người, tài chính, vật chất, thời gian và thông tin.
Quản trị doanh nghiệp là một quá trình liên tục, và các quyết định quản lý được đưa ra dựa trên việc thu thập và phân tích thông tin để đưa ra các quyết định hiệu quả nhất. Một phần quan trọng của quản trị doanh nghiệp là quản lý rủi ro và đánh giá hiệu quả các quyết định để tối ưu hóa lợi nhuận và tăng cường động lực cho sự phát triển của công ty.
Để thực hiện quản trị doanh nghiệp hiệu quả, cần phải có các kỹ năng quản lý, lãnh đạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề và phân tích. Bên cạnh đó, cần có sự hiểu biết về các ngành kinh doanh, thị trường, đối thủ cạnh tranh và các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực kinh doanh.
Thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc hiểu và vận dụng các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp cũng là điều quan trọng.
Xem thêm: Ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý doanh nghiệp
Gartner: Top 10 xu hướng công nghệ chiến lược cho năm 2023 là gì?
Tầm quan trọng của việc quản trị doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Một trong những tầm quan trọng của các phương pháp quản trị doanh nghiệp là giúp cho công ty đưa ra các kế hoạch phát triển chi tiết và rõ ràng. Các kế hoạch này có thể bao gồm việc tăng cường quảng cáo, mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ, tăng cường chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm, hoặc đẩy mạnh năng lực sản xuất. Việc đưa ra các kế hoạch rõ ràng này sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển một cách rõ ràng và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp còn giúp cho công ty có thể tối ưu hóa quản lý tài chính và nguồn lực của công ty. Quản trị doanh nghiệp cung cấp cho các nhà quản lý công cụ để theo dõi và quản lý nguồn lực, tiền bạc, nhân lực và các nguồn lực khác một cách hiệu quả nhất. Từ đó, công ty có thể sử dụng các nguồn lực này một cách tối ưu hóa, giảm thiểu chi phí và tăng cường lợi nhuận.
Việc quản trị doanh nghiệp cũng giúp cho công ty đối mặt với những thách thức mới và cạnh tranh khắc nghiệt trong thị trường kinh doanh hiện nay. Đặc biệt, các phần mềm quản trị doanh nghiệp cũng giúp cho công ty tìm ra những cách thức mới để giải quyết các vấn đề phát sinh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tìm ra các cơ hội mới trong thị trường.
II. Các phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Phương pháp SWOT
SWOT là một công cụ quản lý đặc biệt, đại diện cho 4 chữ S - Strength (Điểm mạnh), W - Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Thách thức). Mô hình này cung cấp một khung hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp và người quản lý trong quá trình ra quyết định hàng ngày. SWOT analysis tập trung vào việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa trong một doanh nghiệp cụ thể.
Đây là một công cụ rất phổ biến trong quản trị kinh doanh hiện nay và có thể giúp quản lý hoàn thành kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. SWOT analysis giúp cung cấp cái nhìn vĩ mô về thực tế là những gì đang hoạt động và những gì cần cải thiện trong doanh nghiệp trong một tình huống cụ thể, giúp cho quá trình ra quyết định trở nên hợp lý hơn.
Phương pháp Balanced Scorecard - BSC (Thẻ điểm cân bằng)
Phương pháp quản trị BSC được khởi xướng và sáng lập bởi Tiến sĩ Robert Kaplan và David Norton. BSC không chỉ là một hệ thống đo lường mà còn là một hệ thống quản lý toàn diện. Nó giúp định vị rõ tầm nhìn, chiến lược và chuyển đổi chúng thành hành động cụ thể. BSC giúp đánh giá sức khỏe doanh nghiệp qua 4 khía cạnh quan trọng, bao gồm:
-
Học hỏi và phát triển
-
Quy trình nội bộ
-
Khách hàng
-
Tài chính
Một điểm đáng chú ý của BSC là khi thực hiện đo lường và thu thập dữ liệu, nhà quản trị sẽ phân tích trên bình diện của từng khía cạnh và đồng thời so sánh với các khía cạnh còn lại. Điều đó có nghĩa là các khía cạnh của BSC không được xem xét đơn lẻ, độc lập mà luôn được xem xét trong một tổng thể chung.
BSC giúp các nhà quản trị thiết lập và đánh giá các mục tiêu cấp cao của tổ chức và xác định mức độ tác động của các mục tiêu đó, từ đó phát triển chương trình hành động để doanh nghiệp hướng tới mục tiêu. Với BSC, doanh nghiệp có thể tăng cường hiệu quả quản lý, đồng thời tối ưu hóa tài nguyên và tăng cường sự cạnh tranh. Tóm lại, BSC là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.
Phương pháp OKRs (Quản trị theo mục tiêu & kết quả)
OKRs là viết tắt của "Objectives and Key Results" - tức là "mục tiêu và kết quả chính/then chốt". Đây là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi và nổi tiếng trên toàn cầu, được áp dụng thành công tại các tập đoàn lớn như Google, Intel, Spotify, Twitter, LinkedIn và nhiều công ty tên tuổi khác. Ở Việt Nam, OKRs cũng được áp dụng tại FPT, Tinh Vân, CareerBuilder Việt Nam và nhiều công ty khác.
Phương pháp này không chỉ áp dụng hiệu quả cho việc quản trị mục tiêu ở quy mô lớn như tập đoàn, công ty, mà còn giúp bạn quản trị hiệu quả ở quy mô nhỏ như cho từng nhóm và cá nhân. OKRs được đánh giá là giúp thực hiện các chiến lược một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Phương pháp OKRs giúp đặt ra các mục tiêu rõ ràng (Objectives) và định nghĩa các kết quả chính (Key Results) để đạt được mục tiêu đó. Các doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực để thực hiện từng giai đoạn cụ thể. OKRs cũng giúp cho nhân viên tiếp cận và đạt được mục tiêu chung thống nhất của công ty bằng cách chỉ ra con đường và phương pháp đạt được mục tiêu (Key Results).
Thêm vào đó, OKRs còn giúp liên kết các nguồn lực trong công ty bằng cách thiết lập mục tiêu từ dưới lên và chéo giữa các phòng ban để phát huy sự sáng tạo và chủ động của mỗi cá nhân. OKRs có 2 dạng là OKRs cam kết và OKRs mở rộng: OKRs cam kết được xem là hoàn thành khi đạt 100% mục tiêu, trong khi OKRs mở rộng chỉ cần đạt được 70%. Nếu bạn thiết lập phù hợp OKRs cam kết và OKRs mở rộng, công ty bạn có thể đặt ra và thực hiện được nhiều mục tiêu, bước tiến phát triển táo bạo hơn.
Phương pháp Kaizen
Kaizen là một triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật đã được áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tên gọi Kaizen được hình thành từ hai từ trong tiếng Nhật: kai - liên tục và zen - cải tiến, trong tiếng Anh được dịch là "ongoing improvement" có nghĩa là sự cải tiến không ngừng nghỉ.
Một trong những đặc điểm đáng chú ý của Kaizen là phương pháp "tích tiểu thành đại". Đây là cách tích lũy các cải tiến nhỏ để đạt được kết quả lớn và bền vững theo thời gian. Để áp dụng Kaizen, mọi người cần tham gia với tinh thần "bất cứ cái gì cũng có thể cải tiến được".
Trước đây, Kaizen chủ yếu được áp dụng trong các công ty sản xuất tại Nhật Bản như Toyota, Suzuki, Canon, Honda... Tuy nhiên, hiện nay Kaizen đã được áp dụng rộng rãi trong các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như dịch vụ, kinh doanh, công nghệ... tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Những nguyên tắc nổi bật trong phương pháp quản trị này:
-
Luôn tập trung vào lợi ích của khách hàng
-
Không ngừng cải tiến
-
Xây dựng văn hóa “không đổ lỗi”
-
Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mở
-
Khuyến khích làm việc nhóm (teamwork)
-
Kết hợp nhiều bộ phận chức năng trong cùng dự án
-
Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác
-
Thông tin đến mọi nhân viên
-
Thúc đẩy năng suất và hiệu quả làm việc
Phương pháp PEST
Phương pháp quản trị PEST Model là một trong các phương pháp quản trị doanh nghiệp xem xét sự vận hành của một công ty hoặc tổ chức trong bối cảnh phát triển chung của tình hình bên ngoài với 4 yếu tố:
-
Political (chính trị)
-
Economy (kinh tế)
-
Sociocultural (văn hóa xã hội)
-
Technology (công nghệ)
Thực hiện PEST, bạn có thể đánh giá triển vọng và mục tiêu cần hướng đến của công ty.
Ví dụ:
Trong tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ổn định và đang phát triển, cùng với chính sách khuyến khích của nhà nước về chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đó có thể là mục tiêu phát triển của công ty bạn: Tập trung phát triển nền tảng chuyển đổi số.
Tất cả các phương pháp quản trị doanh nghiệp trên đều hỗ trợ tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Vì vậy, bạn nên xác định rõ những quy trình cần được cải thiện ở từng giai đoạn kinh doanh, phù hợp với thực trạng và nhu cầu của doanh nghiệp. Điều quan trọng là giữ ổn định và quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tránh mất các chi phí không lường trước và đặc biệt, kiểm soát tất cả các hoạt động cần thiết để cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh. Hãy liên hệ ngay với ERPViet để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Đăng ký dùng thử ERPViet: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
Liên hệ chuyên gia ERP: https://erpviet.vn/lien-he/
- Chìa khóa nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất
- Quản lý doanh nghiệp sản xuất: Những áp lực và thách thức thường gặp
- Tầm nhìn và sứ mệnh của ERPViet: Phát triển cùng doanh nghiệp Việt
- Xu hướng quản lý chuỗi cửa hàng, siêu thị trong thời đại mới
- Vì sao nên chọn ERPViet để quản lý chuỗi cửa hàng, siêu thị?
- Tối ưu hóa cách quản lý tài sản công ty đơn giản và hiệu quả
- Review Top 9 phần mềm quản lý nguồn nhân lực phổ biến nhất hiện nay
- Bật mí 7 kinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả cho nhà lãnh đạo
- 7 Cách quản lý nhân sự hiệu quả mà nhà quản trị nào cũng cần biết
- Gartner: Top 10 xu hướng công nghệ chiến lược cho năm 2023 là gì?