Phần mềm quản lý bán lẻ POS cho doanh nghiệp nhỏ: 5 tính năng cần có
Các chủ cửa hàng bán lẻ cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, quản lý nhân sự không cố định. Chính vì vậy, nếu sử dụng phương pháp thủ công để theo dõi các quy trình và hồ sơ thì công tác quản lý sẽ trở nên ngày càng khó khăn theo thời gian.
Các nhà bán lẻ đang bỏ lỡ các cơ hội để phát triển vì tiêu tốn thời gian vào các công việc quản lý hàng tồn kho, báo cáo. Phần mềm bán hàng POS là một công cụ tuyệt vời để quản lý tất cả các điểm bán lẻ đồng thời giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, nhưng việc tìm kiếm POS phù hợp cho một doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ (SMB) không phải là điều dễ dàng.
Trong năm 2018, theo điều tra thì 56% các nhà bán lẻ chưa áp dụng phần mềm POS.
Các nhà bán lẻ đang bỏ lỡ các cơ hội để phát triển vì tiêu tốn thời gian vào các công việc quản lý hàng tồn kho, báo cáo. Phần mềm bán hàng POS là một công cụ tuyệt vời để quản lý tất cả các điểm bán lẻ đồng thời giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, nhưng việc tìm kiếm POS phù hợp cho một doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ (SMB) không phải là điều dễ dàng.
Trong năm 2018, theo điều tra thì 56% các nhà bán lẻ chưa áp dụng phần mềm POS.
Các chuyên gia tư vấn phần mềm đã xác định 5 tính năng mà phần mềm bán hàng POS phải có trong hệ thống.
Bằng cách triển khai các tính năng bắt buộc này, các nhà bán lẻ có thể loại bỏ các bước thủ công khỏi quy trình của họ, để tập trung vào việc phát triển các phần chính của doanh nghiệp như cải thiện trải nghiệm dịch vụ khách hàng hoặc thu hút khách hàng mới.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ lời khuyên từ các chủ cửa hàng bán lẻ đang sử dụng phần mềm POS thành công, cũng như những hiểu biết hữu ích từ Steve Lankler, phó chủ tịch cấp cao của Direct Capital, một nhà tài trợ của các hệ thống POS cho doanh nghiệp nhỏ, về tầm quan trọng của các tính năng này.
1. Báo cáo & Phân tích bán hàng: Minh bạch dữ liệu
Phân tích và báo cáo bán hàng là gì: Phân tích và báo cáo bán hàng cho phép ban lãnh đạo nắm bắt và phân tích dữ liệu bán hàng của cửa hàng. Việc này cung cấp cho bạn thông tin nhanh theo thời gian thực về hiệu suất của cửa hàng thông qua các báo cáo và số liệu.
Vì sao bạn cần đến báo cáo và phân tích bán hàng: Dựa vào dữ liệu cụ thể thay vì phỏng đoán cho phép bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn để có khả năng tăng doanh thu và lợi nhuận.
Tính năng phân tích và báo cáo bán hàng cung cấp số liệu báo cáo chi tiết về toàn bộ hoạt động của cửa hàng, không chỉ tự động theo dõi các sản phẩm đang bán tốt mà còn cho thấy doanh thu trên mỗi sản phẩm được bán ra.
Ngoài ra, việc minh bạch về thông tin bán hàng, báo cáo còn giúp bạn xác định và tập trung vào việc thúc đẩy doanh số bán hàng cho các mặt hàng bán chạy.
Với người mua phần mềm bán hàng POS thì 48% yêu cầu về khả năng báo cáo và phân tích bán hàng.
Điều đó có nghĩa là gần một nửa đối thủ cạnh tranh của bạn đã đi trước bạn trong việc triển khai phân tích và báo cáo bán hàng trong hệ thống của họ.
POS Odoo cho phép bạn lọc tổng doanh số và có thể truy cập từ các thiết bị di động, do đó bạn có thể xem hiệu suất của cửa hàng của bạn từ bất cứ đâu.
2. Quản lý khách hàng: Thu hút khách hàng có giá trị
2. Quản lý khách hàng: Thu hút khách hàng có giá trị
Quản lý khách hàng là gì? Các ứng dụng quản lý khách hàng thu thập dữ liệu về khách hàng như lịch sử mua hàng, cho phép xác định người mua hàng tiềm năng nhất dựa trên chi tiêu của họ, theo dõi toàn bộ mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và người mua.
Vì sao bạn lại cần đến tính năng này: Ứng dụng quản lý khách hàng giúp doanh nghiệp theo dõi hoạt động của khách hàng nhằm tạo sự gắn kết thương hiệu với người mua sâu hơn nữa. Một hệ thống quản lý khách hàng bán lẻ tốt có thể thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu của bạn.
Các hệ thống thanh toán của phần mềm POS có thể cung cấp thêm thông tin về hành vi của người mua.
“ Phần mềm cho phép người bán kiểm soát dữ liệu người mua tốt hơn. Nhờ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình và xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết xung quanh họ.”
Làm thế nào để sử dụng tính năng này:
Vì tính năng cho phép bạn dễ dàng lưu trữ và quản lý lịch sử mua hàng của khách hàng, thông tin liên hệ và dữ liệu về khách hàng trung thành. Những thông tin được cung cấp thông qua tính năng quản lý khách hàng có thể giúp xác định chính xác những khách hàng trung thành. Sau đó, bạn có thể kích thích sức mua của những khách hàng này bằng quà tặng, khuyến mãi và giảm giá để giữ chân khách hàng.
POS Odoo cung cấp hồ sơ khách hàng, lịch sử mua hàng và theo dõi điểm tích lũy, cung cấp những hiểu biết chính về thói quen mua hàng của khách hàng của bạn
3. Quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn khi là gì? Quản lý hàng tồn kho giúp bạn theo dõi đầy đủ số lượng các sản phẩm của mình, cho dù được trưng bày hay trong kho.
Tính năng này đem lại điều gì? Quản lý số lượng hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của cửa hàng. Tính năng quản lý hàng tồn kho cho phép bạn kiểm soát số lượng hàng hóa. Điều này cho phép bạn giảm thiểu các công việc thủ công và hạn chế tối đa việc sai sót.
Tính năng này đem lại điều gì? Quản lý số lượng hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của cửa hàng. Tính năng quản lý hàng tồn kho cho phép bạn kiểm soát số lượng hàng hóa. Điều này cho phép bạn giảm thiểu các công việc thủ công và hạn chế tối đa việc sai sót.
Nhiều chuyên gia cho rằng quản lý hàng tồn kho là điều bắt buộc đối với các nhà bán lẻ.
Tính năng này hoạt động như thế nào? Có thể xác định và theo dõi các mặt hàng theo kích thước, thời gian và màu sắc cho phép bạn xác định xu hướng tại cửa hàng của mình và đảm bảo rằng các sản phẩm hot luôn có sẵn trên kệ. Tính năng này cũng giúp bạn dễ dàng theo dõi và bổ sung các mặt hàng bán chạy nhất tại cửa hàng, cũng như đánh dấu các sản phẩm doanh số kém để loại bỏ chúng.
Odoo cho phép xem thông tin chi tiết của mỗi mẫu sản phẩm, bao gồm giá, số lượng, mã của nhà cung cấp
4.Tính năng POS: Quản lý điểm bán lẻ
POS là gì: là điểm bán hàng, nơi khách hàng thực hiện thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ. Hầu hết các hệ thống POS hiện đại ngày nay không chỉ hỗ trợ thanh toán dễ dàng và theo dõi doanh số mà còn đi kèm với các tính năng báo cáo thông minh.
Vì sao POS lại cần thiết: Hệ thống POS có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng cách đơn giản hóa các hoạt động kinh doanh, từ đó giảm thiểu lỗi của con người bằng cách tự động hóa các quy trình kiểm tra như tính toán giá và tra cứu mặt hàng. Bạn cũng không phải để ý đến biên lai vì bạn có thể tra cứu mọi giao dịch khi cần.
Khi trải nghiệm của khách hàng trở thành xu hướng, các thiết bị POS di động cũng ngày càng gia tăng sức hút đối với các doanh nghiệp nhỏ đang mong muốn tìm cách đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo nhiều nghiên cứu, 20% các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ mới thành lập sử dụng hệ thống phần mềm bán hàng POS trên máy tính bảng. Một số lợi ích chính của POS di động bao gồm:
Odoo cho phép xem thông tin chi tiết của mỗi mẫu sản phẩm, bao gồm giá, số lượng, mã của nhà cung cấp
4.Tính năng POS: Quản lý điểm bán lẻ
POS là gì: là điểm bán hàng, nơi khách hàng thực hiện thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ. Hầu hết các hệ thống POS hiện đại ngày nay không chỉ hỗ trợ thanh toán dễ dàng và theo dõi doanh số mà còn đi kèm với các tính năng báo cáo thông minh.
Vì sao POS lại cần thiết: Hệ thống POS có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng cách đơn giản hóa các hoạt động kinh doanh, từ đó giảm thiểu lỗi của con người bằng cách tự động hóa các quy trình kiểm tra như tính toán giá và tra cứu mặt hàng. Bạn cũng không phải để ý đến biên lai vì bạn có thể tra cứu mọi giao dịch khi cần.
Khi trải nghiệm của khách hàng trở thành xu hướng, các thiết bị POS di động cũng ngày càng gia tăng sức hút đối với các doanh nghiệp nhỏ đang mong muốn tìm cách đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo nhiều nghiên cứu, 20% các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ mới thành lập sử dụng hệ thống phần mềm bán hàng POS trên máy tính bảng. Một số lợi ích chính của POS di động bao gồm:
- Đáp ứng mọi hình thức thanh toán: Các hệ thống POS trên Mobile có thể chấp nhận thanh toán với tất cả các thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ...
- Nâng cao trải nghiệm của khách hàng: Bạn không cần phải đứng ở quầy thanh toán để thanh toán cho khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng như có quyền truy cập trực tiếp vào thông tin về các mặt hàng, đẩy nhanh thời gian giao dịch, dẫn đến thời gian chờ đợi của khách hàng ngắn hơn và trải nghiệm tích cực cao hơn.
- Dễ thiết lập và sử dụng: Phần mềm POS dễ dàng thiết lập và sử dụng với sự hỗ trợ tối thiểu.
5. POS sẽ hoạt động như thế nào?
Một hệ thống POS hiện đại sẽ là công cụ tiết kiệm thời gian, giúp bạn quản lý cửa hàng hiệu quả hơn bằng cách kiểm soát doanh số, theo dõi hàng tồn kho, chạy báo cáo bán hàng,...
POS Odoo cung cấp chức năng để đơn giản hóa quy trình giao dịch của bạn, bao gồm quét mã vạch, tra cứu hàng tồn kho, xử lý thẻ tín dụng và in hóa đơn.
>>>POS Odoo: Phần mềm bán hàng POS (Phần 1 - Shops)
>>>POS Odoo: Phần mềm bán hàng POS ( Phần 2 - Restaurants)
5. Thương mại điện tử: Mở rộng tập khách hàng của bạn
Thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử đề cập đến các giao dịch kinh doanh được thực hiện trực tuyến.
Vì sao chúng ta lại cần đến E-commerce: Thương mại điện tử đã trở thành nên phổ biến trong việc mua sắm. Đây là yếu tố bắt buộc để các doanh nghiệp gia tăng sự cạnh tranh và đạt được thành công trong kinh doanh.
Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, điều quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ là thống nhất các cửa hàng truyền thống của họ với các gian hàng thương mại điện tử để tạo thành 1 vòng tròn liền mạch.
Theo Laith Murad, CMO tại Lightspeed cho biết các trang web thương mại điện tử và cửa hàng bán lẻ hoạt động tốt nhất khi kết hợp với nhau. “Chúng tôi biết rằng 1,5 tỷ người mỗi tháng ghé thăm một cửa hàng truyền thống mà họ tìm thấy trên mạng, đặc biệt tỷ lệ ghé thăm cao hơn đối với các khách hàng tìm hiểu thông tin trong vòng 24h.”
Có một không gian thương mại điện tử sẽ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận đến người mua tiềm năng và cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về “chân dung” khách hàng của bạn.
Tính năng này hoạt động như thế nào? Khách hàng thường truy cập các cửa hàng online để tìm hiểu các sản phẩm họ muốn mua trước khi bước vào cửa hàng thực tế để cảm nhận và thử nghiệm chúng.
Bạn có thể thấy những gì họ đang tìm kiếm, cách họ phản ứng với các sản phẩm của bạn, cũng như các xu hướng mua sắm mà bạn có thể đã bỏ lỡ trong cửa hàng. Dựa vào đó, bạn có thể quyết định những gì cần lưu trữ tại cửa hàng truyền thống của mình.
Ví dụ E-commerce trong thực tế
Thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử đề cập đến các giao dịch kinh doanh được thực hiện trực tuyến.
Vì sao chúng ta lại cần đến E-commerce: Thương mại điện tử đã trở thành nên phổ biến trong việc mua sắm. Đây là yếu tố bắt buộc để các doanh nghiệp gia tăng sự cạnh tranh và đạt được thành công trong kinh doanh.
Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, điều quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ là thống nhất các cửa hàng truyền thống của họ với các gian hàng thương mại điện tử để tạo thành 1 vòng tròn liền mạch.
Theo Laith Murad, CMO tại Lightspeed cho biết các trang web thương mại điện tử và cửa hàng bán lẻ hoạt động tốt nhất khi kết hợp với nhau. “Chúng tôi biết rằng 1,5 tỷ người mỗi tháng ghé thăm một cửa hàng truyền thống mà họ tìm thấy trên mạng, đặc biệt tỷ lệ ghé thăm cao hơn đối với các khách hàng tìm hiểu thông tin trong vòng 24h.”
Có một không gian thương mại điện tử sẽ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận đến người mua tiềm năng và cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về “chân dung” khách hàng của bạn.
Tính năng này hoạt động như thế nào? Khách hàng thường truy cập các cửa hàng online để tìm hiểu các sản phẩm họ muốn mua trước khi bước vào cửa hàng thực tế để cảm nhận và thử nghiệm chúng.
Bạn có thể thấy những gì họ đang tìm kiếm, cách họ phản ứng với các sản phẩm của bạn, cũng như các xu hướng mua sắm mà bạn có thể đã bỏ lỡ trong cửa hàng. Dựa vào đó, bạn có thể quyết định những gì cần lưu trữ tại cửa hàng truyền thống của mình.
Ví dụ E-commerce trong thực tế

Quy trình duy trì kênh thương mại điện tử tại SMB
6. Bước tiếp theo là gì?
Truy cập POS hoặc chỉ dẫn từ người mua thương mại điện tử để biết thông tin chi tiết về các tính năng. Hoặc bạn có thể đăng ký dùng thử tại đây!
Tìm hiểu đánh giá của người dùng đã sử dụng phần mềm bán lẻ và thương mại điện tử. Các bạn có thể tham khảo thông tin từ những người cùng ngành, tận dụng kinh nghiệm của họ.
Liên hệ hotline: 096 4578 234 để nhận được lời khuyên từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
ERPViet (Nguồn: softwareadvice.com)
- ERP và bài toán tối ưu tồn kho: Làm thế nào để cân đối nguyên vật liệu và sản phẩm?
- Top 5 xu hướng ERP nổi bật trong ngành sản xuất năm 2025
- Kiểm tra mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trước khi triển khai ERP
- Quản trị doanh nghiệp thành công nhờ xây dựng đội ngũ nhân lực số phù hợp với hệ thống ERP
- Agile là gì: Tổng quan về phương pháp Agile cho doanh nghiệp hiện đại
Tin cũ
- Cách kiểm thử, thử nghiệm hệ thống ERP hiệu quả cho doanh nghiệp
- Mức độ tương thích của phần mềm Odoo đối với tổ chức của bạn?
- Phần mềm Odoo mã nguồn mở và 9 điều cần biết
- Case study ứng dụng thành công phần mềm quản lý doanh nghiệp xây dựng
- Case study ứng dụng phần mềm ERP thành công trong ngành Cơ khí chế tạo