Case study ứng dụng thành công phần mềm quản lý doanh nghiệp xây dựng
Lĩnh vực xây dựng luôn là ngành luôn phải đối mặt với mức độ cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà còn với doanh nghiệp nước ngoài. Thay đổi quy trình quản lý, Cải tổ cơ cấu tổ chức, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động là điều cần thiết. Phần mềm quản lý doanh nghiệp xây dựng ERP sẽ là công cụ trợ giúp đắc lực cho doanh nghiệp của bạn thực hiện các mục tiêu đề ra.
I. Thực trạng quản lý ngành Xây dựng hiện nay
Tổng quan về thị trường ngành xây dựng hiện nay:
-
Khoảng gần 74.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó đa số là các doanh nghiệp nhỏ chiếm 90%. (nguồn FPTS Construction Industry Report Dec 2019)
-
Tỷ lệ doanh nghiệp mới tham gia hàng năm trung bình khoảng 6%
-
Ngành Xây dựng sử dụng khoảng 4,3 triệu lao động chiếm 8% trên tổng số lao động tuy nhiên chỉ có 13,1% lao động đã qua đào tạo
-
Đóng góp 6,19% cho GDP quốc gia, tỉ lệ tăng trưởng 6,76% năm 2020 (nguồn ST)
Có thể nói ngành xây dựng là ngành mà chịu nhiều thiệt hại nhất sau đợt bùng phát của các đợt dịch bệnh, nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội và TP. HCM buộc phải thực hiện giãn cách xã hội. Phần lớn các dự án ở các địa phương bị giãn cách đều phải ngừng thi công. Các dự án thường bị đình trệ do đứt gãy nguồn cung vật tư và nhân lực.
Để vượt qua những khó khăn và nắm bắt thị trường, 2/3 số doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã và đang vận dụng công nghệ để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh (theo Vietnam Report).
Những phần mềm được Doanh nghiệp ứng dụng nhiều nhất phải kể đến: hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP; Nền tảng công nghệ di động; Điện toán đám mây; và Dữ liệu lớn. Đây được xem là giải pháp trong những thời điểm bị gián đoạn và giải quyết một số vấn đề chính của ngành Xây dựng đang gặp phải như: tính an toàn, năng suất, tình trạng thiếu lao động, phân bổ nguồn lực,....
Bên cạnh đó việc áp dụng mô hình xây dựng xanh theo các tiêu chuẩn gắt gao, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, vận hành các khâu khép kín, tuần hoàn để tạo ra thế mạnh cạnh tranh cũng như giá trị cho khách hàng nói riêng và cho xã hội nói chung.
II. Case study doanh nghiệp ngành Xây dựng ứng dụng ERP thành công
Nhắc đến Case study doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công không thể không nhắc đến "Đại gia" ngành bất động sản – Novaland. Trước khi biết đến phần mềm ERP Novaland cũng đã gặp phải tình trạng hệ thống quản lý rời rạc và dữ liệu thường xuyên bị sai lệch, khó khăn khi kiểm soát dự án đầu tư, gây nhiều bất cập khi cần làm việc giữa các phòng ban.
Phần mềm ERP đã giúp Novaland tự động hóa các quy trình nghiệp vụ. Dự án ERP là một bước tiến quan trọng của Novaland trong việc tự động hóa các quy trình nghiệp vụ và kiểm soát hoạt động các phòng ban hiệu quả. Một số cột mốc thay đổi của tập đoàn Novaland sau khi ứng dụng ERP:
-
Năm 2016 quyết định đầu tư triển khai Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và Hệ thống quản lý thông tin nhân sự (HRIS) trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhất của SAP. Hệ thống CNTT từng bước được củng cố và phát triển nhằm hỗ trợ toàn bộ các hoạt động và phát triển của Tập đoàn Novaland.
-
Việc triển khai các dự án mang tính quy hoạch như nâng cấp hạ tầng mạng trục, datacenter, bảo mật các thiết bị đầu cuối trên nền hạ tầng điện toán đám mây nội bộ, mạng không dây văn phòng ... đặt biệt dự án triển khai hệ thống quản lý An Toàn Thông Tin nhằm nâng cao nhận thức an toàn thông tin của người sử dụng, đánh giá rủi ro và xây dựng các chính sách bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27000.
-
Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) được đầu tư nâng cấp nhằm quản trị hệ cơ sở dữ liệu của khách hàng, phân loại khách hàng từ tiềm năng đến lúc mua giúp triển khai các chương trình marketing, chính sách bán hàng và chăm sóc một cách hiệu quả.
-
Với số lượng dự án ngày càng tăng và quy mô dự án ngày càng lớn, Tập đoàn đã phối hợp với KPMG xây dựng Phòng kiểm soát trung tâm áp dụng các công nghệ như giám sát hình ảnh, công cụ quản lý dự án, thông tin quản lý, ...
-
Đồng thời, các quy trình làm việc phù hợp cũng được thiết lập giúp việc quản lý toàn bộ các dự án một cách hiệu quả và đạt chất lượng tốt nhất.
-
Novaland đang triển khai dự án Less Paperwork dự kiến sẽ triển khai trong toàn hệ thống vào quý 1/2018.
(Theo Novaland)
Đứng trước những khó khăn và thách thức, nhiều doanh nghiệp ngành Xây dựng khác ngoài Novaland đã ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp xây dựng ERP.
III. Giải pháp ERP đặc thù cho ngành Xây dựng
Để lựa chọn giải pháp ERP đặc thù cho ngành xây dựng, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và đơn giản hóa các hoạt động trong doanh nghiệp. Phần mềm ERP ngành xây dựng không chỉ đáp ứng các chức năng cơ bản mà còn cần cung cấp những tính năng mang tính đặc thù ngành. Dưới đây là một số tính năng đặc thù của hệ thống ERP cho ngành Xây dựng:
-
Quản lý tổng thể các phòng ban trong doanh nghiệp
-
Quản lý thông tin khách hàng xây dựng
-
Quản lý thông tin nhà cung cấp vật tư, trang thiết bị
-
Quản lý kho vật tư, trang thiết bị xây dựng
-
Quản lý thi công công trình
-
Quản lý công nợ, phải thu, phải trả của doanh nghiệp
-
Quản lý chi tiết cán bộ, công nhân.
-
Quản lý dự án
-
Quản lý tiến độ công việc và chi phí trực tiếp
-
Thống kê và báo cáo
Thị trường ngày càng cạnh tranh đặc biệt đối với ngành Xây dựng. Việc áp dụng công nghệ hóa, cụ thể là phần mềm quản lý ERP giúp doanh nghiệp tiên phong trong việc loại bỏ các quy trình truyền thống, những cách làm lỗi thời. Từ đó, đi đến thành công trong ngành.
Công ty ERPViet đã xây dựng và phát triển một giải pháp ERP dành riêng cho ngành Xây dựng dựa trên nền tảng của hệ thống Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp.
Phần mềm ERPViet được thiết kế dựa trên đặc thù ngành xây dựng để thực hiện các mô hình công việc như: quản lý đấu thầu và dự thầu, quản lý hợp đồng và dự án, quản lý trang thiết bị và cho thuê, quản lý tài nguyên, thực hiện hợp đồng và dự án, cũng như quản lý nguồn tài chính và nguồn nhân lực.
Mặc dù trên thị trường có nhiều hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp xây dựng, nhưng không phải phần mềm nào cũng phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERPViet nằm trong giải pháp công nghệ do Bộ kế hoạch và đầu tư - Cục phát triển doanh nghiệp công bố, là giải pháp tin cậy để các doanh nghiệp ứng dụng vào quản lý, chuyển đổi số. Đây sẽ là lựa chọn tối ưu cho nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Với bí kíp triển khai thành công khi triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp xây dựng, ERPViet luôn giúp doanh nghiệp bứt phá trong kinh doanh.
Trải nghiệm ngay giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể |
ERPViet - Giải pháp quản trị doanh nghiệp hàng đầu giúp Doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, nhanh chóng, tiết kiệm. Phù hợp với đặc thù của từng ngành: thương mại, sản xuất, xây dựng, bán lẻ, dịch vụ.... |
Liên hệ hotline: 096 4578 234 để nhận được lời khuyên từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
➡️Xem thêm: Triển khai phần mềm ERP: Thất bại, nguyên nhân và cách khắc phục
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
- Case study ứng dụng phần mềm ERP thành công trong ngành Cơ khí chế tạo
- BI (Business Intelligence) là gì? Dịch vụ tư vấn và triển khai BI uy tín tại Hà Nội
- So sánh phần mềm kế toán: Odoo, Quickbooks, Sage & Xero
- So sánh báo cáo phần mềm thương mại điện tử: Magento, Odoo, PrestaShop & Shopify
- So sánh các phần mềm Chăm sóc khách hàng CRM nổi tiếng thế giới