So sánh báo cáo phần mềm thương mại điện tử: Magento, Odoo, PrestaShop & Shopify
Giới thiệu
Trong vài năm qua, hoạt động mua sắm trên internet ngày càng trở nên sôi động. Sự thuận tiện của hình thức mua sắm trực tuyến đã biến phương thức mua hàng này trở thành sở thích và hình thành thói quen của nhiều người mua sắm. Người tiêu dùng giờ đây có thể sở hữu các sản phẩm và dịch vụ thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng mà không cần trực tiếp đến cửa hàng. Trong năm 2015, trung bình người Châu Âu chi trả 500€ cho hàng hóa thông qua hình thức mua hàng trực tuyến bằng qua điện thoại và con số này là $670 đối với người tiêu dùng Mỹ. Sự bùng nổ thương mại điện tử dường như không bị ảnh hưởng bởi “khủng hoảng kinh tế” khi nó tiếp tục tăng theo thời gian. Dự báo cho thấy trong những năm tới, con số này sẽ không ngừng gia tăng theo cấp số nhân khi người tiêu dùng đã hình thành thói quen mua sắm trực tuyến.
Từ góc nhìn kinh doanh, việc tìm kiếm và lựa chọn phần mềm thương mại điện tử phù hợp cho là điều cần thiết và cấp bách đối với các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. Giải pháp thương mại điện tử không thể chỉ giới hạn bằng nút "Mua" trên trang web của bạn; các tính năng cần được xem xét kỹ càng trong quá trình so sánh và lựa chọn giải pháp. Đằng sau bất kỳ trang Thương mại điện tử nào, doanh nghiệp cần có một nền tảng để quản lý các tác vụ khác nhau như: quản lý kho, kế toán, công cụ Marketing,... giúp cải thiện doanh thu. Ở phần website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần một giao diện thân thiện, khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cải thiện doanh số bán hàng. Cuối cùng, một giải pháp Thương mại điện tử là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm của bạn, vì vậy thiết kế đẹp và chức năng dễ sử dụng sẽ chiếm được thiện cảm lớn từ phía khách hàng.
So sánh tính năng
Để đưa ra một bảng so sánh công bằng về các giải pháp thương mại điện tử, chúng tôi đã chọn ra một số giải pháp phổ biến gồm: Magento, Odoo, PrestaShop và Shopify. Chúng tôi đã biên soạn bảng các tính năng quan trọng nhất mà nền tảng thương mại điện tử nên cung cấp trong bất kỳ giải pháp quản lý doanh nghiệp tích hợp nào nhằm đem đến lợi ích cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng trực tuyến.
Các tính năng quan trọng được chia thành 8 loại: Quản lý sản phẩm, Thiết kế, Quản lý khách hàng, Vận chuyển, Khuyến mại & Marketing, Quản lý bán hàng, Báo cáo và Hiệu suất.
Những tính năng này bao gồm hầu hết các hạng mục mà một doanh nghiệp cần để quản lý và phát triển cửa hàng trực tuyến của mình. Trong mỗi bảng, chúng tôi cũng đưa vào danh sách các điều kiện định giá chi tiết của từng giải pháp.
Giới thiệu phần mềm thương mại điện tử
Magento
Magento là một giải pháp phần mềm thương mại điện tử mã nguồn mở được phát triển vào năm 2008 dưới tên là Varien. Magento được coi là một trong những giải pháp tiên phong trong thương mại điện tử. Nền tảng này có thể xử lý các giao dịch phức tạp với số lượng lớn/năm.
"THẾ HỆ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TIÊN PHONG, MAY ĐO THEO NHU CẦU DOANH NGHIỆP"
Magento tồn tại 3 phiên bản: Community, Enterprise và Cloud Enterprise. Trong bài so sánh này, chúng tôi đã chọn phiên bản Enterprise.
Trong vài năm qua, hoạt động mua sắm trên internet ngày càng trở nên sôi động. Sự thuận tiện của hình thức mua sắm trực tuyến đã biến phương thức mua hàng này trở thành sở thích và hình thành thói quen của nhiều người mua sắm. Người tiêu dùng giờ đây có thể sở hữu các sản phẩm và dịch vụ thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng mà không cần trực tiếp đến cửa hàng. Trong năm 2015, trung bình người Châu Âu chi trả 500€ cho hàng hóa thông qua hình thức mua hàng trực tuyến bằng qua điện thoại và con số này là $670 đối với người tiêu dùng Mỹ. Sự bùng nổ thương mại điện tử dường như không bị ảnh hưởng bởi “khủng hoảng kinh tế” khi nó tiếp tục tăng theo thời gian. Dự báo cho thấy trong những năm tới, con số này sẽ không ngừng gia tăng theo cấp số nhân khi người tiêu dùng đã hình thành thói quen mua sắm trực tuyến.
Từ góc nhìn kinh doanh, việc tìm kiếm và lựa chọn phần mềm thương mại điện tử phù hợp cho là điều cần thiết và cấp bách đối với các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. Giải pháp thương mại điện tử không thể chỉ giới hạn bằng nút "Mua" trên trang web của bạn; các tính năng cần được xem xét kỹ càng trong quá trình so sánh và lựa chọn giải pháp. Đằng sau bất kỳ trang Thương mại điện tử nào, doanh nghiệp cần có một nền tảng để quản lý các tác vụ khác nhau như: quản lý kho, kế toán, công cụ Marketing,... giúp cải thiện doanh thu. Ở phần website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần một giao diện thân thiện, khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cải thiện doanh số bán hàng. Cuối cùng, một giải pháp Thương mại điện tử là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm của bạn, vì vậy thiết kế đẹp và chức năng dễ sử dụng sẽ chiếm được thiện cảm lớn từ phía khách hàng.
So sánh tính năng
Để đưa ra một bảng so sánh công bằng về các giải pháp thương mại điện tử, chúng tôi đã chọn ra một số giải pháp phổ biến gồm: Magento, Odoo, PrestaShop và Shopify. Chúng tôi đã biên soạn bảng các tính năng quan trọng nhất mà nền tảng thương mại điện tử nên cung cấp trong bất kỳ giải pháp quản lý doanh nghiệp tích hợp nào nhằm đem đến lợi ích cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng trực tuyến.
Các tính năng quan trọng được chia thành 8 loại: Quản lý sản phẩm, Thiết kế, Quản lý khách hàng, Vận chuyển, Khuyến mại & Marketing, Quản lý bán hàng, Báo cáo và Hiệu suất.
Những tính năng này bao gồm hầu hết các hạng mục mà một doanh nghiệp cần để quản lý và phát triển cửa hàng trực tuyến của mình. Trong mỗi bảng, chúng tôi cũng đưa vào danh sách các điều kiện định giá chi tiết của từng giải pháp.
Giới thiệu phần mềm thương mại điện tử
Magento
Magento là một giải pháp phần mềm thương mại điện tử mã nguồn mở được phát triển vào năm 2008 dưới tên là Varien. Magento được coi là một trong những giải pháp tiên phong trong thương mại điện tử. Nền tảng này có thể xử lý các giao dịch phức tạp với số lượng lớn/năm.
"THẾ HỆ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TIÊN PHONG, MAY ĐO THEO NHU CẦU DOANH NGHIỆP"
Magento tồn tại 3 phiên bản: Community, Enterprise và Cloud Enterprise. Trong bài so sánh này, chúng tôi đã chọn phiên bản Enterprise.
- # 1 về nền tảng bán lẻ trên internet - 2015
- 300+ đối tác
- 66.000+ nhà phát triển
- 2.400.000+ người bán
Odoo
Odoo là một phần mềm nguồn mở được thành lập năm 2004. Ban đầu Odoo được biết đến dưới tên gọi OpenERP. Khởi điểm từ một giải pháp ERP, nhờ vào sự đóng góp phát triển của Odoo S.A. và cộng đồng giờ đây Odoo chứa đựng số lượng lớn các ứng dụng quản lý sẵn có.
"NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP "
Trong 3 phiên bản của Odoo, Enterprise cung cấp cho người dùng nhiều tính năng hơn kèm theo chi phí lớn hơn. Người dùng sử dụng giải pháp Enterprise trên Cloud được sử dụng các tính năng giống phiên bản Enterprise triển khai trên server nhưng trả phí theo tháng.
Odoo là một phần mềm nguồn mở được thành lập năm 2004. Ban đầu Odoo được biết đến dưới tên gọi OpenERP. Khởi điểm từ một giải pháp ERP, nhờ vào sự đóng góp phát triển của Odoo S.A. và cộng đồng giờ đây Odoo chứa đựng số lượng lớn các ứng dụng quản lý sẵn có.
"NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP "
Trong 3 phiên bản của Odoo, Enterprise cung cấp cho người dùng nhiều tính năng hơn kèm theo chi phí lớn hơn. Người dùng sử dụng giải pháp Enterprise trên Cloud được sử dụng các tính năng giống phiên bản Enterprise triển khai trên server nhưng trả phí theo tháng.
- 2+ triệu người dùng
- 120+ quốc gia
- 730 đối tác
- 1.500 nhà phát triển
PrestaShop
PrestaShop được thành lập vào năm 2007. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, phần mềm nguồn mở này đã đưa phần mềm vào phục vụ hơn 250.000 cửa hàng, chứa đựng đa dạng tính năng cùng khả năng thích ứng trên toàn cầu. Doanh nghiệp có văn phòng tài Paris và Miami với hơn 850.000 thành viên trong cộng đồng nguồn mở riêng.
“ĐIỂM KHỞI ĐẦU CHO SỰ THÀNH CÔNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ”
Người dùng có thể tải PrestaShop miễn phí để sử dụng. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi đã chọn ấn bản 1.6.1.3 để đem ra so sánh.
PrestaShop được thành lập vào năm 2007. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, phần mềm nguồn mở này đã đưa phần mềm vào phục vụ hơn 250.000 cửa hàng, chứa đựng đa dạng tính năng cùng khả năng thích ứng trên toàn cầu. Doanh nghiệp có văn phòng tài Paris và Miami với hơn 850.000 thành viên trong cộng đồng nguồn mở riêng.
“ĐIỂM KHỞI ĐẦU CHO SỰ THÀNH CÔNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ”
Người dùng có thể tải PrestaShop miễn phí để sử dụng. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi đã chọn ấn bản 1.6.1.3 để đem ra so sánh.
- 250.000 cửa hàng trực tuyến
- 200 quốc gia
- 65 ngôn ngữ
- 3.500 tiện ích
Shopify
Shopify được phát triển vào năm 2006 xuất phát từ nhu cầu điều hành cửa hàng thông qua phần mềm thương mại điện tử. Qua hơn 1 thập kỷ, giờ đây hơn 243.000 cửa hàng trực tuyến đã đưa Shopify vào sử dụng với tổng doanh thu 14 triệu đô.
“NỀN TẢNG ĐẢM BẢO THÀNH CÔNG CỦA KINH DOANH TRỰC TUYẾN”
Shopify cung cấp 2 sản phẩm: phần mềm thương mại điện tử và hệ thống POS bán lẻ. Các sản phẩm này có sẵn trên nền tảng SaaS.
Liên quan đến Thương mại điện tử, có 4 gói theo tháng gồm: Lite, Basic, Pro và Unlimited. Để phục vụ nội dung so sánh, chúng tôi đã chọn gói Pro.
Shopify được phát triển vào năm 2006 xuất phát từ nhu cầu điều hành cửa hàng thông qua phần mềm thương mại điện tử. Qua hơn 1 thập kỷ, giờ đây hơn 243.000 cửa hàng trực tuyến đã đưa Shopify vào sử dụng với tổng doanh thu 14 triệu đô.
“NỀN TẢNG ĐẢM BẢO THÀNH CÔNG CỦA KINH DOANH TRỰC TUYẾN”
Shopify cung cấp 2 sản phẩm: phần mềm thương mại điện tử và hệ thống POS bán lẻ. Các sản phẩm này có sẵn trên nền tảng SaaS.
Liên quan đến Thương mại điện tử, có 4 gói theo tháng gồm: Lite, Basic, Pro và Unlimited. Để phục vụ nội dung so sánh, chúng tôi đã chọn gói Pro.
- 243.000 cửa hàng hoạt động
- 4 văn phòng tại Canada
- thành lập năm 2006
- 500 nhân sự
So sánh tính năng
Giao diện người dùng
Với đa số các ứng dụng phần mềm trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, một trong những phần chưa được chú trọng nhất là giao diện người dùng (UI). Nhiều đơn vị đầu tư ít thời gian và tài nguyên vào việc tối ưu thiết kế giao diện người dùng chức năng để tập trung ưu tiên vào các chức năng cốt lõi và hệ thống back-end. Sự thiếu cân bằng này kéo theo trải nghiệm người dùng hạn chế và tác động không tốt đến năng suất.
Khi nói đến hiệu quả và sự hài lòng của người dùng cuối, khả năng tự tùy chỉnh các giao diện sử dụng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ phần mềm thương mại điện tử nào. Giải pháp phần mềm phải tính đến nhu cầu và mục tiêu của người dùng để chủ động giúp họ đạt được mục tiêu.
Giao diện người dùng cần được tối ưu dựa trên các yếu tố như sở thích, thói quen và các kỹ năng đã được học để gia tăng hiệu quả sử dụng phần mềm. Một giao diện thân thiện sẽ góp phần quan trọng trong việc cung cấp trải nghiệm người dùng tích cực.
Khả năng sử dụng là khả năng dự đoán công việc cần thực hiện của người dùng, đảm bảo tính tiện lợi trong sử dụng, hiểu và thường xuyên sử dụng hệ thống. Phần mềm được thiết kế tốt sẽ mang đến khả năng sử dụng cao giúp người dùng cảm thấy thoải mái với hệ thống, thực hiện các hành động nhanh chóng và hiệu quả hơn. Giao diện đơn giản, nhất quán và bố cục trang dựa trên tầm quan trọng và lưu lượng truy cập là những yếu tố quan trọng doanh nghiệp nên tính đến. Chúng ta hãy xem ảnh chụp màn hình back-end của bốn sản phẩm này để so sánh bố cục của mỗi giao diện.
Giao diện người dùng - Magento
Giao diện người dùng - Odoo
Giao diện người dùng - PrestaShop
Giao diện người dùng - Shopify
Giá và điều kiện
Xu hướng thị trường
Biểu đồ dưới đây được tạo bằng Công cụ Explore trên Google Trend. Các đường đồ thị biểu thị lượng tìm kiếm của Google cho mỗi nhóm từ khóa liên quan. Số liệu này cho thấy mức độ quan tâm của người tiêu dùng trong từng nền tảng phần mềm.
Odoo không phải là phần mềm dành riêng cho thương mại điện tử. Đó là một bộ ứng dụng doanh nghiệp trong đó ứng dụng Thương mại điện tử được tích hợp với những ứng dụng khác mà Odoo cung cấp. Lượng tìm kiếm trên biểu đồ có thể bao gồm các tìm kiếm không liên quan đến phần mềm thương mại điện tử.
Tất cả các bài báo Thương mại điện tử đều cho thấy các xu hướng giống nhau: dễ dàng sử dụng trên thiết bị di động/ máy tính bảng, thiết kế phẳng, hình ảnh lớn, nhanh chóng và đơn giản. Hơn nữa, tính năng về khả năng sử dụng của người dùng cần được liên tục được cải tiến. Khả năng sử dụng phần mềm phải dựa trên tâm lý người dùng để đáp ứng tối đa nhu cầu và đảm bảo hiệu suất công việc. Điều này cũng đúng với người bán, nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu người mua, gia tăng doanh số.
Với bản so sánh này, chúng ta có thể thấy mức độ khó khăn của phần mềm thương mại điện tử trong việc sở hữu cùng lúc tính năng đa dạng và khả năng sử dụng thuận tiện. Magento và PrestaShop chứa đựng tính năng đa dạng nhưng khả năng sử dụng cần được cải thiện. Ngược lại, Shopify không có nhiều tính năng, nhưng được đánh giá cao nhờ giao diện thân thiện với người dùng. Trong khi đó, Odoo gần như đã dung hòa được hai yếu tố, vừa sở hữu nhiều tính năng độc đáo, vừa đáp ứng yếu tố giao diện thân thiện.
Ứng dụng thương mại điện tử Odoo đem đến nhiều hứa hẹn, có khả năng tích hợp với các ứng dụng khác hỗ trợ quản lý kinh doanh.
Khi chọn phần mềm Thương mại điện tử, điều quan trọng nhất là chủ doanh nghiệp cần vẽ lên được bức tranh tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm và lựa chọn phần mềm phù hợp trong dài hạn, ít tốn kém và hiệu quả cao. Đồng thời, một phần mềm thương mại điện tử dễ dàng tích hợp với các giải pháp quản trị khác nên được ưu tiên trong quá trình lựa chọn phần mềm.
Đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí thực hiện, đáp ứng đúng nhu cầu, thuận tiện ngay cả với giao diện back-end mà không làm giảm hiệu suất là điều doanh nghiệp cần tìm kiếm khi lựa chọn phần mềm.
ERPViet (Nguồn Odoo)