Các giai đoạn triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP
Một chiến dịch ERP thành công được hình thành từ rất nhiều nhân tố. Nắm vững, thực hiện đủ và đúng các giai đoạn triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP chính là tiền đề đảm bảo thành công bước đầu cho chiến dịch. Thiếu đi một giai đoạn, hệ thống ERP của bạn có thể gặp phải những bất lợi lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả triển khai.

Vậy các giai đoạn triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP đủ và đúng là gì?
- Khảo sát hiện trạng của doanh nghiệp về quá trình ứng dụng CNTT trong tổ chức
- Lập báo cáo phân tích hiện trạng doanh nghiệp
- Tư vấn các giải pháp ERP phù hợp
- Triển khai hệ thống ERP tại doanh nghiệp
GIAI ĐOẠN I: KHẢO SÁT HIỆN TRANG DOANH NGHIỆP VỀ QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG TỔ CHỨC
Đây được xem là bước đầu tiên, tạo nền móng cho các bước kế cận. Vì thế, nếu doanh nghiệp bỏ qua bước này, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, hoặc triển khai bị lệch hướng.
Quá trình khảo sát hiện trạng ứng dụng CNTT trong tổ chức cần được tiến hành nghiêm túc, bài bản, phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đơn vị cung ứng giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP.
Trong quá trình khảo sát, đơn vị cung ứng giải pháp – vốn là chuyên gia trong ngành sẽ đặt ra những câu hỏi để thu thập thông tin từ phía doanh nghiệp nhằm nắm bắt được các thông tin chính như:
Quá trình khảo sát hiện trạng ứng dụng CNTT trong tổ chức cần được tiến hành nghiêm túc, bài bản, phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đơn vị cung ứng giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP.
Trong quá trình khảo sát, đơn vị cung ứng giải pháp – vốn là chuyên gia trong ngành sẽ đặt ra những câu hỏi để thu thập thông tin từ phía doanh nghiệp nhằm nắm bắt được các thông tin chính như:
- Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp
- Số lượng nhân sự của doanh nghiệp
- Mô hình doanh nghiệp: mô hình 1 doanh nghiệp hay mô hình multicompany
- Cơ cấu tổ chức và các phòng ban trong doanh nghiệp
- Số lượng cửa hàng (Đối với các doanh nghiệp thương mại)
- Số lượng kho hàng
- Quy trình giao hàng
- Tổng số lượng nhóm sản phẩm và các sản phẩm đang có
- Hình thức bán sản phẩm: shop, Online
- Các phương thức thanh toán
- Quy mô phát triển doanh nghiệp trong tương lai
- Nguồn mua hàng: nhập khẩu hay tự sản xuất
- Mức độ sử dụng CNTT trong nội bộ doanh nghiệp hiện tại: trình độ sử dụng máy tính của các nhân viên
- Trong quá khứ hoặc hiện tại, doanh nghiệp đã triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp nào, hoặc đã từng triển khai ERP hay chưa? Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng? Tại sao hiện giờ không sử dụng nữa?
- …
GIAI ĐOẠN II: LẬP BÁO CÁO PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG DOANH NGHIỆP
Báo cáo phân tích hiện trạng doanh nghiệp sẽ được lập ra bởi đơn vị cung ứng giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP sau khi hoàn thành khảo sát ở giai đoạn I.
Báo cáo phân tích hiện trạng sẽ chỉ rõ ra tình hình thực tế của doanh nghiệp về:
Báo cáo phân tích hiện trạng sẽ chỉ rõ ra tình hình thực tế của doanh nghiệp về:
- Kỹ năng của đội ngũ nhân sự triển khai
- Các phần việc đang được tiến hành thủ công (sẽ thay đổi như thế nào khi đưa vào hệ thống ERP)
- Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mang đến những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình vận hành
- Các phần nào của quy trình gây lãng phí thời gian, tốn kém nguồn lực
- Các điểm mạnh trong quy trình vận hành, kinh doanh và triển khai của doanh nghiệp
- …
GIAI ĐOẠN III: TƯ VẤN CÁC GIẢI PHÁP ERP PHÙ HỢP
Thông qua báo cáo phân tích hiện trạng doanh nghiệp được tiến hành ở giai đoạn II, doanh nghiệp sẽ được tư vấn các giải pháp ERP phù hợp. Theo đó, đơn vị cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP sẽ cung cấp các thông tin như:
- Các module nên triển khai
- Hình thức triển khai: On-Premise hay Cloud ERP
- Chi phí triển khai
- Các bước triển khai
- Các đầu việc cần chuẩn bị trước khi triển khai
- Thời gian triển khai, các giai đoạn triển khai
- Cam kết triển khai của đơn vị cung ứng giải pháp
- …
GIAI ĐOẠN IV: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP TẠI DOANH NGHIỆP
Nếu lựa chọn hình thức On-Premise để triển khai thì doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, nhân lực CNTT để phối hợp cùng đơn vị cung ứng xây dựng hệ thống, triển khai. Thông thường, quá trình triển khai sẽ được chia nhỏ thành các giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, đơn vị cung ứng ERP sẽ hoàn thiện một phần của hệ thống. Kết thúc giai đoạn là phần nghiệm thu và chạy thử. Sau khi nghiệm thu, doanh nghiệp chính thức bắt đầu đi vào sử dụng.
Toàn bộ các nhân viên sử dụng hệ thống sẽ được tham gia các buổi đào tạo bài bản được cung cấp bởi đơn vị triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP. Sau khi kết thúc đào tạo, người dùng sẽ chính thức được cấp quyền truy cập hệ thống dựa theo vai trò, vị trí của mình trong doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức Cloud ERP thì sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp có thể ngay lập tức sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có trên hệ thống mà không cần mất thời gian cài đặt và xây dựng. Cloud ERP mang đến những lợi ích nổi trội như tiết kiệm thời gian, hạn chế tối đa rủi ro, linh hoạt hơn,… Nhìn chung một hệ thống Cloud ERP sẽ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng hình thức triển khai Cloud ERP, doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành tùy chỉnh theo nhu cầu của mình. Thường phần này sẽ được các nhà cung cấp ERP tính thêm phí tùy chỉnh.
Ngoài 4 giai đoạn chính ra, có thể phát sinh thêm giai đoạn V: đo lường kết quả triển khai. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành so sánh hiệu quả trước và sau khi đưa hệ thống ERP vào sử dụng, tiến hành bổ sung tùy chỉnh (nếu cần thiết).
ERPViet cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vu tư vấn và giải pháp triển khai hoàn chỉnh với đầy đủ tất cả các giai đoạn triển khai, cam kết đem đến sự hài lòng cho tất cả mọi doanh nghiệp sử dụng ERP.
Liên hệ 096 4578 234 để được tư vấn thêm và nhận được báo giá ưu đãi.
Toàn bộ các nhân viên sử dụng hệ thống sẽ được tham gia các buổi đào tạo bài bản được cung cấp bởi đơn vị triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP. Sau khi kết thúc đào tạo, người dùng sẽ chính thức được cấp quyền truy cập hệ thống dựa theo vai trò, vị trí của mình trong doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức Cloud ERP thì sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp có thể ngay lập tức sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có trên hệ thống mà không cần mất thời gian cài đặt và xây dựng. Cloud ERP mang đến những lợi ích nổi trội như tiết kiệm thời gian, hạn chế tối đa rủi ro, linh hoạt hơn,… Nhìn chung một hệ thống Cloud ERP sẽ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng hình thức triển khai Cloud ERP, doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành tùy chỉnh theo nhu cầu của mình. Thường phần này sẽ được các nhà cung cấp ERP tính thêm phí tùy chỉnh.
Ngoài 4 giai đoạn chính ra, có thể phát sinh thêm giai đoạn V: đo lường kết quả triển khai. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành so sánh hiệu quả trước và sau khi đưa hệ thống ERP vào sử dụng, tiến hành bổ sung tùy chỉnh (nếu cần thiết).
ERPViet cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vu tư vấn và giải pháp triển khai hoàn chỉnh với đầy đủ tất cả các giai đoạn triển khai, cam kết đem đến sự hài lòng cho tất cả mọi doanh nghiệp sử dụng ERP.
Liên hệ 096 4578 234 để được tư vấn thêm và nhận được báo giá ưu đãi.
ERPViet
Tin cũ
- Phần mềm quản trị doanh nghiệp - Bản Odoo 11: nhanh hơn, mạnh hơn
- Truy tìm đơn vị cung cấp giải pháp ERP Online uy tín tại Hà Nội
- 5 lợi ích của giải pháp ERP đa tầng – không dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Sự khác biệt thực sự giữa phần mềm quản trị hệ thống ERP truyền thống và Cloud ERP là gì?
- 6 cách mở khóa sức mạnh giải pháp erp online tổng thể