ERP đa tầng nghĩa là gì? Lợi ích của ERP đa tầng đối với doanh nghiệp lớn
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về ERP đa tầng, các lợi ích của giải pháp này đối với doanh nghiệp và những loại doanh nghiệp lớn nào nên triển khai ERP đa tầng.
I. ERP đa tầng nghĩa là gì?
Nói một cách đơn giản, giải pháp ERP đa tầng thực tế chính là việc chạy cùng lúc nhiều hệ thống ERP, thông thường là hai hệ thống. Một hệ thống lớn cấp cha, được quản lý bởi trụ sở chính của doanh nghiệp, và một hệ thống nhỏ cấp con, được quản lý bởi cấp cơ sở, chi nhánh. Chính bởi vậy mà nhiều người cho rằng giải pháp ERP đa tầng không dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một vài doanh nghiệp nhận thấy rằng các hệ thống ERP truyền thống đang dần trở nên quá đắt đỏ, khó duy trì và nâng cấp, không bắt kịp thế giới kinh doanh thay đổi chóng mặt hiện nay. Vì vậy, dường như đây là thời điểm hoàn hảo để giải pháp ERP đa tầng phát huy hết sức mạnh của chúng, phản ánh chân thực bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, đưa hệ thống ERP trở nên thiết thực và gần gũi hơn, tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho doanh nghiệp.
Xem thêm: erp nghĩa là gì
Trải nghiệm ngay giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể |
ERPViet - Giải pháp quản trị doanh nghiệp hàng đầu giúp Doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, nhanh chóng, tiết kiệm. Phù hợp với đặc thù của từng ngành: thương mại, sản xuất, bán lẻ, dịch vụ.... |
II. Lợi ích của ERP đa tầng đối với doanh nghiệp lớn
1. Giảm thiểu tối đa chi phí
Giảm thiểu chi phí dường như là lợi ích quan trọng nhất của một hệ thống ERP hai lớp. Để nhận ra được mức độ giảm của chi phí, doanh nghiệp cần phải nhìn vào bức tranh toàn cảnh, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Sửa đổi một hệ thống ERP lũy kế có thể gây tốn kém và kéo dài thời gian, dẫn đến sụt giảm lợi nhuận. Với giải pháp ERP đa tầng, việc sửa đổi sẽ mất ít thời gian hơn, ít gây gián đoạn hơn nhiều.
2. Gia tăng hiệu quả quản lý thời gian
Việc sử dụng giải pháp ERP đa tầng mang đến hiệu quả quản lý thời gian tốt hơn cho các doanh nghiệp. Khi hệ thống ERP đa tầng được triển khai, doanh nghiệp sẽ không cần đến đội ngũ nhân sự CNTT hỗ trợ tại rộng khắp các địa điểm để duy trì và khắc phục sự cố của các hệ thống ERP lũy kế. Việc này sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho nhân viên. Ngoài ra, do hiệu suất được quản lý ở cấp cha nên tất cả các cấp quản lý có thể có quyền truy cập các dữ liệu ở các tuyến dưới theo thời gian thực, giám sát tốt các hoạt động đang diễn ra hằng ngày, giải quyết ngay lập tức các lỗi hoặc các vấn đề gặp phải.
3. Phối hợp toàn diện các chức năng kinh doanh
Giải pháp ERP đa tầng có thể giúp công ty phối hợp toàn diện các chức năng kinh doanh, giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu kinh doanh một cách dễ dàng hơn, đồng thời duy trì tính linh hoạt để có thể thực hiện các thay đổi nhằm giúp công việc kinh doanh trở nên suôn sẻ.
Một giải pháp ERP đa tầng sẽ cung cấp cho nhân viên các thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định nhanh hơn. Hệ thống này cũng cho phép người dùng các bên truy cập các luồng dữ liệu, giảm thiểu tối đa sai sót, tạo sự liền mạch trong quá trình quản lý quan hệ khách hàng, tài chính và thương mại điện tử, cải thiện công tác truyền thông tin giữa các vị trí nhân viên tại các địa điểm khác nhau của tổ chức. Ở trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu quả khi sử dụng sẽ không thể hiện rõ rệt bằng các doanh nghiệp đa quốc gia.
4. Dễ dàng đánh giá hiệu suất
Các công ty, đặc biệt là các công ty lớn, việc kiểm soát nhân sự, phòng ban, khối lượng công việc là điều vô cùng khó khăn. Một giải pháp ERP đa tầng cho phép doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh hệ thống, đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên, bộ phận tại bất kỳ thời điểm nào gần nhất với thời gian thực, hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào.
5. Cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên
Một giải pháp ERP đa tầng có thể giúp cải thiện hiệu suất của nhân viên mà chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý không cần tốn quá nhiều công sức. Hệ thống ERP đa tầng ghi nhận mọi nỗ lực của tất cả các nhân viên, trao cho họ sự công bằng, đồng thời, cung cấp cho nhân viên các công cụ hỗ trợ công việc, hạn chế tối đa các đầu việc thủ công. Chính vì vậy mà hiệu suất công việc sẽ được gia tăng đáng kể.
III. Doanh nghiệp lớn nào cần đến giải pháp ERP đa tầng?
1. Doanh nghiệp đa quốc gia
Các doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động ở nhiều quốc gia và thường có các hoạt động phức tạp liên quan đến các khuôn khổ pháp lý và quy định, tiền tệ, ngôn ngữ và thông lệ kinh doanh khác nhau.
Một giải pháp ERP đa tầng có thể giúp họ quản lý và tích hợp các hoạt động của mình trên nhiều địa điểm khác nhau, đảm bảo các quy trình được tiêu chuẩn hóa, báo cáo tài chính hợp nhất và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Nó cho phép kiểm soát tập trung và khả năng hiển thị trong khi đáp ứng các yêu cầu và tuân thủ của địa phương.
2. Doanh nghiệp nhiều cơ sở
Các doanh nghiệp có nhiều cơ sở, chẳng hạn như chuỗi bán lẻ, chuỗi khách sạn hoặc nhà hàng nhượng quyền, phải đối mặt với những thách thức trong việc điều phối và quản lý hoạt động trên các địa điểm khác nhau.
Một hệ thống ERP đa tầng cho phép họ có cái nhìn tập trung về hoạt động của mình, quản lý hàng tồn kho, hợp lý hóa việc mua sắm và chuẩn hóa các quy trình trên tất cả các cơ sở. Nó tạo điều kiện chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực, cho phép ra quyết định tập trung và giúp đảm bảo trải nghiệm khách hàng nhất quán trên nhiều địa điểm.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động ở nước ngoài. Các doanh nghiệp này phải đối mặt với những phức tạp khác liên quan đến rào cản ngôn ngữ, quy định địa phương, tuân thủ thuế và sự khác biệt về văn hóa.
Một hệ thống ERP nhiều tầng có thể hỗ trợ điều hướng những thách thức này bằng cách cung cấp các chức năng được bản địa hóa, hỗ trợ ngôn ngữ và các tính năng tuân thủ dành riêng cho thị trường nước ngoài. Nó cho phép tích hợp liền mạch giữa công ty mẹ và công ty con nước ngoài, tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả, trao đổi dữ liệu và hợp nhất tài chính.
Giải pháp ERP đa tầng là một hệ thống quản trị được doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia đánh giá cao trong kỷ nguyên số. Ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng khẳng định sẽ áp dụng giải pháp ERP đa tầng trong tương lai, khi doanh nghiệp lớn mạnh hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về hệ thống này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ chuyên gia của ERPViet luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/24.
Xem thêm:
6 cách mở khóa sức mạnh của ERP Online
5 bước cần thực hiện khi tiến hành nâng cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp
Từ khoá: erp la gi, erp là gi, erp laf gif
- Kiểm tra mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trước khi triển khai ERP
- Quản trị doanh nghiệp thành công nhờ xây dựng đội ngũ nhân lực số phù hợp với hệ thống ERP
- Agile là gì: Tổng quan về phương pháp Agile cho doanh nghiệp hiện đại
- So sánh các phương pháp tích hợp ERP: Point-to-Point, Middleware & API
- So sánh Cloud ERP và On Premise ERP: Đâu là giải pháp Doanh nghiệp nên sử dụng?
- So sánh sự khác biệt giữa ERP truyền thống và Cloud ERP
- Toyota đã giảm 50% sai sót và 20% thời gian sản xuất như thế nào? Khám phá triết lý quản trị tinh gọn
- Giải pháp Cloud ERP phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào?
- 5 bước quan trọng trong quy trình nâng cấp hệ thống ERP
- Doanh nghiệp có thể kỳ vọng điều gì từ phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPViet?