Giải pháp ERP: Câu chuyện xây dựng thương hiệu từ nhà sáng lập Odoo
Nhắc đến OpenERP chúng ta không thể không nhắc đến Odoo. Odoo đã trở thành cái tên đảm bảo sự thành công trong quá trình triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chúng ta hãy cùng xem, Fabien Pinckaers – cha đẻ của Odoo nói gì về con đường tạo lập đế chế thành công của ông. Câu chuyện dưới đây có thể sẽ truyền cảm hứng cho rất nhiều chủ doanh nghiệp trong con đường tạo dựng sự nghiệp của chính mình.
Ai cũng từng có những ước mơ, ước mơ đó có thể nhỏ bé, cũng có thể rất vĩ đại. Mộng tưởng của Fabien Pinckaers là có thể thúc đẩy quá trình quản lý doanh nghiệp thông qua một phần mềm mã nguồn mở. Trước đó, Fabien Pinckaers cũng từng có những ước muốn khác, chẳng hạn như sở hữu doanh nghiệp trên 100 nhân viên trước tuổi 30 và có thể chủ động trong nguồn tài chính của chính mình, nhưng ông đã thất bại chỉ sau vài tháng.
Chính vì vậy, để đảm bảo ước mơ vĩ đại nhất của ông không phá sản nhanh chóng, ông đã chọn cho mình một đối thủ xứng tầm để phấn đấu & chiến đấu. Đó chính là SAP, một trong những doanh nghiệp khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm thời bấy giờ.
Vào năm 2005, Fabien Pinckaers đầu tư phát triển sản phẩm TinyERP. Sản phẩm này được ông kỳ vọng sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn và cách các chủ doanh nghiệp quản lý tổ chức của mình. Trong khi chuẩn bị cho sự kiện ra mắt chính thức vào năm 2006, Fabien Pinckaers đã mua tên miền SorrySAP.com với thời hạn sử dụng 6 năm. Ông kỳ vọng một ngày nào đó, tên miền này có thể được đưa vào sử dụng.
Để hiện thực hóa ước mơ của mình, Fabien Pinckaers đã làm việc rất chăm chỉ, với 13 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần và hầu như không có bất kỳ ngày nghỉ nào trong suốt 7 năm. Cũng chính vì dành toàn tâm toàn ý cho công việc nên ông đã bỏ lỡ nhiều tình bạn đẹp và chia tay với bạn gái.
Ba năm sau đó, ông khám phá ra rằng bạn không thể thay đổi thế giới nếu bạn được gắn mác “nhỏ”. Cái ông cần xây dựng chính là một giải pháp “BigERP” chứ không phải là một “TinyERP”. Bởi với số tiền không nhỏ phải chi trả cho phần mềm, lãnh đạo các doanh nghiệp đã từng đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải trả hàng triệu đô la cho một phần mềm nhỏ?”. Chính vì vậy, thay vì “TinyERP”, cái tên “OpenERP” chính thức được đưa vào sử dụng.
Nhờ sự nỗ lực của tất cả các thành viên, hàng chục module đã được ra đời, khách hàng tìm đến nhiều hơn. Fabien Pinckaers cũng không còn quá lo lắng mỗi khi đến kỳ lương, bởi giờ đây – sau 4 năm khó khăn, ông đã có thể xoay sở để trả lương cho tất cả các nhân viên của mình đúng kỳ hạn.
Với ý chí sắt đá, trong vòng 5 năm, Fabien Pinckaers đã sở hữu được một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ với hơn 100 nhân sự vào năm 2010. OpenERP vào thời điểm đó đã khá ổn định. Tuy nhiên, giao diện của OpenERP lại được đánh giá kém, không đẹp mắt và không thân thiện với người dùng. Điều này đòi hỏi OpenERP cần phải được tiếp tục cải tiến.
Cú chuyển đổi ngoạn mục
Để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu và phát triển, Fabien Pinckaers đã thực hiện chuyển đổi từ công ty cung ứng dịch vụ sang công ty sản xuất phần mềm. Theo đó, OpenERP sẽ tạm dừng các dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng và tập trung toàn lực vào việc xây dựng mạng lưới đối tác và cung cấp các gói bảo trì. Cú chuyển đổi ngoạn mục này đã tiêu tổn vài triệu euro vào thời điểm đó. Tuy nhiên, Fabien Pinckaers đã chứng minh đó là một sự đầu tư đáng giá.
Sau một vài tháng pitching với các nhà đầu tư, Fabien Pinckaers nhận lại được khoảng 10 bức thư giới thiệu. Ông đã chọn Sofinnova, là một trong những hệ thống quản lý phiên bản lớn nhất tại Châu Âu để tiến hành ký hợp đồng, theo đó, Fabien Pinckaers sẽ nhận được khoản đầu tư 3 triệu Euro. Tuy nhiên, cùng với đó, Fabien Pinckaers không hề nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn phía sau. Bởi để ký được hợp đồng thì Fabien Pinckaers sẽ phải đảm bảo doanh thu đạt 9.8 triệu Euro trong vòng 4 năm sau đó.
May mắn thay, ngay trước đêm nhận giấy chứng nhận, vợ của Fabien Pinckaers đã kiểm tra lại hợp đồng và nhận ra một phần không hợp lý. Bởi khoản bảo đảm của Fabien Pinckaers vẫn sẽ bị đánh thuế, mức thuế sẽ là 12,5% tính trên 9.8 triệu Euro, tức là Fabien Pinckaers sẽ phải chi trả khoản thuế 1.2 triệu Euro trong vòng 18 tháng. Nếu không phát hiện điều này, Fabien Pinckaers có thể sẽ trở thành người vô gia cư với khoản nợ thuế cao chót vót.
Chính vì thế, Fabien Pinckaers đã tiến hành điều chỉnh hợp đồng và nhận về khoản đầu tư trị giá 3 triệu Euro. Với khoản đầu tư này, Fabien Pinckaers có thể tuyển dụng thêm một đội ngũ phát triển và hoàn thành ước mơ trong thời gian ngắn hơn.
Sau một vài tháng pitching với các nhà đầu tư, Fabien Pinckaers nhận lại được khoảng 10 bức thư giới thiệu. Ông đã chọn Sofinnova, là một trong những hệ thống quản lý phiên bản lớn nhất tại Châu Âu để tiến hành ký hợp đồng, theo đó, Fabien Pinckaers sẽ nhận được khoản đầu tư 3 triệu Euro. Tuy nhiên, cùng với đó, Fabien Pinckaers không hề nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn phía sau. Bởi để ký được hợp đồng thì Fabien Pinckaers sẽ phải đảm bảo doanh thu đạt 9.8 triệu Euro trong vòng 4 năm sau đó.
May mắn thay, ngay trước đêm nhận giấy chứng nhận, vợ của Fabien Pinckaers đã kiểm tra lại hợp đồng và nhận ra một phần không hợp lý. Bởi khoản bảo đảm của Fabien Pinckaers vẫn sẽ bị đánh thuế, mức thuế sẽ là 12,5% tính trên 9.8 triệu Euro, tức là Fabien Pinckaers sẽ phải chi trả khoản thuế 1.2 triệu Euro trong vòng 18 tháng. Nếu không phát hiện điều này, Fabien Pinckaers có thể sẽ trở thành người vô gia cư với khoản nợ thuế cao chót vót.
Chính vì thế, Fabien Pinckaers đã tiến hành điều chỉnh hợp đồng và nhận về khoản đầu tư trị giá 3 triệu Euro. Với khoản đầu tư này, Fabien Pinckaers có thể tuyển dụng thêm một đội ngũ phát triển và hoàn thành ước mơ trong thời gian ngắn hơn.
Trở thành một doanh nghiệp hùng mạnh
Với số tiền đầu tư được chuyển vào tài hoản ngân hàng, Fabien Pinckaers đã bổ sung thêm 2 phòng ban: R&D và Bán hàng. Ông đã chi mạnh tay khoảng 2 triệu Euro chỉ trong vòng 18 tháng, chủ yếu để trả lương cho nhân viên. Với số lượng nhân viên hùng hậu, đà phát triển của công ty ngày càng nhanh và mạnh hơn. Chỉ trong thời gian ngắn, mạng lưới đối tác của Fabien Pinckaers lên đến con số 500 tại hơn 100 quốc gia khác nhau. Con số trên hợp đồng không chỉ dừng lại ở 5 số 0 mà bắt đầu chạm ngưỡng 6 số 0.
Tuy nhiên, cùng với đó, có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như quyền lợi của nhân sự, các hợp đồng lớn, khởi động các công ty con trên khắp thế giới,…. Chính vì vậy, năm 2011 với những nỗ lực cố gắng thời điểm bấy giờ chưa thể đáp ứng 100% mong đợi của lãnh đạo doanh nghiệp. Con số 70% doanh số đạt được so với những gì được kỳ vọng và dự báo khiến các buổi họp quản lý trở nên vô cùng căn thẳng. Cảm giác thất bại xâm chiếm tất cả, kéo lùi ý chí của mọi thành viên trong công ty.
Vào một ngày, Fabien Pinckaers đã nhận được một biểu đồ doanh thu trong giai đoạn 2009-2011, nó khiến ông hoàn toàn thức tỉnh. Bởi bên cạnh việc không hoàn thành KPI thì doanh nghiệp của Fabien Pinckaers đã nhân doanh số lên khoảng 10 lần chỉ trong thời gian vỏn vẹn 2 năm. Từ đó, Fabien Pinckaers và các cộng sự hiểu ra rằng, OpenERP phải được hiểu như một cuộc đua marathon đường trường chứ không phải cuộc chạy đua nước rút. 100% tăng trưởng vẫn sẽ là một con số hoàn hảo nếu Fabien Pinckaers và các cộng sự có thể duy trì chúng trong nhiều năm sau đó.
Để cân bằng những ước vọng bên trong với thực tế bên ngoài, Fabien Pinckaers thường dành nhiều thời gian để trò chuyện với vợ của mình. Mỗi khi ông phàn nàn rằng công ty chưa đủ tốt, ông cần phải phát triển nhanh hơn thì vợ ông đã khiến ông dịu đi với câu trả lời “Chúng ta đã là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất ở Bỉ rồi” (Doanh nghiệp của Fabien Pinckaers đã được bình chọn là doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Bỉ với doanh thu tăng đến 1549% trong giai đoạn 2007-2011)
Tuy nhiên, cùng với đó, có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như quyền lợi của nhân sự, các hợp đồng lớn, khởi động các công ty con trên khắp thế giới,…. Chính vì vậy, năm 2011 với những nỗ lực cố gắng thời điểm bấy giờ chưa thể đáp ứng 100% mong đợi của lãnh đạo doanh nghiệp. Con số 70% doanh số đạt được so với những gì được kỳ vọng và dự báo khiến các buổi họp quản lý trở nên vô cùng căn thẳng. Cảm giác thất bại xâm chiếm tất cả, kéo lùi ý chí của mọi thành viên trong công ty.
Vào một ngày, Fabien Pinckaers đã nhận được một biểu đồ doanh thu trong giai đoạn 2009-2011, nó khiến ông hoàn toàn thức tỉnh. Bởi bên cạnh việc không hoàn thành KPI thì doanh nghiệp của Fabien Pinckaers đã nhân doanh số lên khoảng 10 lần chỉ trong thời gian vỏn vẹn 2 năm. Từ đó, Fabien Pinckaers và các cộng sự hiểu ra rằng, OpenERP phải được hiểu như một cuộc đua marathon đường trường chứ không phải cuộc chạy đua nước rút. 100% tăng trưởng vẫn sẽ là một con số hoàn hảo nếu Fabien Pinckaers và các cộng sự có thể duy trì chúng trong nhiều năm sau đó.
Để cân bằng những ước vọng bên trong với thực tế bên ngoài, Fabien Pinckaers thường dành nhiều thời gian để trò chuyện với vợ của mình. Mỗi khi ông phàn nàn rằng công ty chưa đủ tốt, ông cần phải phát triển nhanh hơn thì vợ ông đã khiến ông dịu đi với câu trả lời “Chúng ta đã là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất ở Bỉ rồi” (Doanh nghiệp của Fabien Pinckaers đã được bình chọn là doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Bỉ với doanh thu tăng đến 1549% trong giai đoạn 2007-2011)
Ước mơ thay đổi thế giới trở thành hiện thực
Giấc mơ của Fabien Pinckaers dần trở thành hiện thực khi phần mềm của ông xây dựng đã giúp biến đổi và thực hiện giấc mơ của hàng triệu chủ doanh nghiệp trên khắp thế giới.
- Với hơn 1000 lượt cài đặt mỗi ngày, OpenERP trở thành phần mềm quản lý được cài đặt nhiều nhất trên toàn thế giới
- Các nhà phân tích từ Big4 đã bắt đầu ưa chuộng OpenERP hơn SAP
- OpenERP trở thành học phần bắt buộc đối với các sinh viên muốn lấy bằng cử nhân ở Pháp
- 60 module được công bố/tháng mang đến lợi ích cho rất nhiều doanh nghiệp sử dụng OpenERP
- Chỉ tính riêng trong năm 2013, OpenERP sở hữu hơn 2 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Nguồn tài chính dồi dào vào năm 2014
Sau nhiều năm phát triển nhanh chóng, OpenERP đã đạt được những mục tiêu ngoạn mục – nguồn vốn xoay vòng chạm ngưỡng 10 triệu đô-la Mỹ, liên kết cùng nhiều công ty liên doanh hàng đầu XAnge (Pháp), SRIW (Bỉ), Sofinnova (Pháp),…phát triển đội ngũ R&D hùng mạnh lên đến hơn 100 người.
Odoo lên ngôi
Sau khi tạo lập được danh tiếng và thương hiệu trong thị trường ERP, vượt xa các nhà phát triển ERP truyền thống, vào tháng 6 năm 2014, OpenERP đã chính thức phát hành phiên bản 8 với nhiều cải tiến tuyệt vời và nhiều tính năng được tích hợp, hơn 3000 module tùy chỉnh. Người dùng giờ đây có thể sử dụng hệ thống ERP mà không bị hạn chế ở bất kỳ quy trình nào.
Chính nhờ tính năng ưu việt và đà phát triển mạnh mẽ, OpenERP có cơ hội tiến xa hơn ở các thị trường mới, thu về thành công vượt trội, điều mà các đối thủ cạnh tranh hàng đầu cũng phải thừa nhận.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức mà Fabien Pinckaers và các cộng sự cần phải vượt qua để luôn duy trì được vị trí dẫn đầu. Năm 2014, Fabien Pinckaers tiếp tục rót thêm 10 triệu đô-la để thúc đẩy các hoạt động Marketing và bán hàng. Đồng thời cái tên của công ty cũng cần thay đổi để phù hợp với tầm nhìn, không chỉ bị giới hạn trong các chức năng của ERP mà còn vươn ra xa hơn, giải quyết được nhiều bài toán, giải pháp kinh doanh khác như CMS, Thương mại điện tử, Khoa học,…
Vì vậy, vào tháng 5 năm 2014, Fabien Pinckaers đã đổi tên công ty từ OpenERP thành Odoo. Từ đây, một câu chuyện mới lại tiếp tục được viết lên theo những cách rất riêng. Chúng ta hãy cùng chờ đón những đột phá mới, dõi theo từng bước chân người khổng lồ Odoo để khám phá những chân trời mới trong quản trị doanh nghiệp nói riêng và trong phát triển nền tảng xã hội nói chung.
Chính nhờ tính năng ưu việt và đà phát triển mạnh mẽ, OpenERP có cơ hội tiến xa hơn ở các thị trường mới, thu về thành công vượt trội, điều mà các đối thủ cạnh tranh hàng đầu cũng phải thừa nhận.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức mà Fabien Pinckaers và các cộng sự cần phải vượt qua để luôn duy trì được vị trí dẫn đầu. Năm 2014, Fabien Pinckaers tiếp tục rót thêm 10 triệu đô-la để thúc đẩy các hoạt động Marketing và bán hàng. Đồng thời cái tên của công ty cũng cần thay đổi để phù hợp với tầm nhìn, không chỉ bị giới hạn trong các chức năng của ERP mà còn vươn ra xa hơn, giải quyết được nhiều bài toán, giải pháp kinh doanh khác như CMS, Thương mại điện tử, Khoa học,…
Vì vậy, vào tháng 5 năm 2014, Fabien Pinckaers đã đổi tên công ty từ OpenERP thành Odoo. Từ đây, một câu chuyện mới lại tiếp tục được viết lên theo những cách rất riêng. Chúng ta hãy cùng chờ đón những đột phá mới, dõi theo từng bước chân người khổng lồ Odoo để khám phá những chân trời mới trong quản trị doanh nghiệp nói riêng và trong phát triển nền tảng xã hội nói chung.
ERPViet
Tin cũ
- 21 tuyệt chiêu trong cách tư vấn khách hàng đạt hiệu quả tốt nhất
- Học cách quản lý nhân viên hiệu quả, kích thích sáng tạo của chủ tịch Honda Sōichirō
- 8 Tuyệt chiêu quản lý nhân sự hiệu quả và phát huy tối đa năng lực
- Chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả tăng khách hàng đến hơn 200%
- Bật mí phương pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp