Mô hình ERP quản lý doanh nghiệp ngành Thương mại - Dịch vụ
I. Mô hình quản trị ngành Thương mại – Dịch vụ
Theo Niên Giám thống kê năm 2016, số lượng các doanh nghiệp trong ngành Thương mại – Dịch vụ tại Việt Nam chiếm đến 87,2%, tăng xấp xỉ 11% so với năm 2015. Như vậy, Thương mại – Dịch vụ là ngành trọng tâm, đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam.
Tùy theo cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp, tổ chức, ngành Thương mại – Dịch vụ ở những đơn vị khác nhau sẽ sở hữu những quy trình đặc thù & mô hình quản trị khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, ERP doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ có thể gói gọn lại ở một số mảng chính như sau:
-
Bộ phận Mua hàng: Chịu trách nhiệm về thu mua hàng hóa để bán (trong trường hợp phân phối sản phẩm), nguyên vật liệu (trong trường hợp doanh nghiệp tự sản xuất sản phẩm)
-
Bộ phận Kho: Quản lý số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu về kho từ bộ phận Mua hàng, đảm bảo không thất thoát hàng hóa, đồng thời có trách nhiệm điều chuyển hàng hóa đến các kho cần sử dụng
-
Bộ phận Bán hàng: Nhận hàng điều chuyển từ các kho, thực hiện các hoạt động giao dịch với khách hàng, nhằm mục tiêu bán được hàng hóa sản phẩm
-
Bộ phận Chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng trước bán hàng và sau bán hàng, đảm bảo nhiệm vụ giữ chân khách hàng, biến lead thành khách hàng, biến khách hàng thành khách hàng trung thành.
-
Bộ phận Sản xuất: Bộ phận sản xuất là một trong những bộ phận quan trọng đối với các doanh nghiệp tự sản xuất sản phẩm. Bộ phận này sẽ lên kế hoạch gửi đến bộ phận Mua hàng. Bộ phận Mua hàng sẽ làm việc với nhà cung cấp để chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu vào Kho. Từ kho, nguyên vật liệu sẽ được phân phối chuyển sang bộ phận Sản xuất để sản xuất thành phẩm theo đúng kế hoạch. Điều quan trọng nhất của Bộ phận Sản xuất là làm thế nào để tạo ra được nhiều sản phẩm hoàn chỉnh trong thời gian ngắn, tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu và kiểm soát được nguồn nguyên vật liệu.
-
Bộ phận Marketing: Có trách nhiệm thực hiện các hoạt động truyền thông để tăng mức độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng đến với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
-
Bộ phận Nhân sự: Nhiệm vụ của bộ phận Nhân sự là tuyển người và giữ người tài cho doanh nghiệp. Để giữ chân người tài, bộ phận Nhân sự và lãnh đạo các phòng ban cần có cơ chế tăng lương, thưởng, thăng chức hợp lý. Cơ chế này được thực hiện dựa vào việc đánh giá KPI hàng tháng và hàng năm của CBCNV.
-
Bộ phận Kế toán: Bộ phận Kế toán trong doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ có nhiệm vụ kiểm soát dòng tiền vào ra của doanh nghiệp, đảm bảo độ chính xác của các nghiệp vụ, tránh thất thoát tiền.
-
Bộ phận IT: giúp doanh nghiệp kiểm soát và lưu trữ toàn bộ thông tin trong doanh nghiệp, đảm bảo đường truyền mạng internet hoạt động ổn định.
Ngoài các bộ phận chính kể trên, tùy theo mô hình hoạt động từng doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xuất hiện thêm một số bộ phận như Phòng Tài chính, phòng Quản lý dự án, phòng Nghiên cứu và Phát triển,…
Doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ chắc chắn sẽ gặp phải nhiều khó khăn nếu quản lý công việc của các bộ phận trên theo cách truyền thống. Đặc biệt, với các doanh nghiệp trên 100 nhân sự, việc quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh thủ công càng trở nên thiếu khả thi và kém khôn ngoan. Lúc này, ERP quản lý doanh nghiệp chính là cứu cánh của các doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ.
Trải nghiệm ngay giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể |
ERPViet - Giải pháp quản trị doanh nghiệp hàng đầu giúp Doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, nhanh chóng, tiết kiệm. Phù hợp với đặc thù của từng ngành: thương mại, sản xuất, bán lẻ, dịch vụ.... |
II. Ngành Thương mại – Dịch vụ cần gì ở một hệ thống ERP quản lý doanh nghiệp?
Hầu hết từ trước đến nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ ở Việt Nam thường sử dụng các phần mềm đơn lẻ để quản lý thông tin của một bộ phận, ví dụ như phần mềm kế toán, phần mềm CRM, phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý bán hàng,…
Trong khoảng thời gian 3-5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp lớn đã tìm đến phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể để thay thế cho các phần mềm riêng lẻ (phần mềm ERPViet là một ví dụ). Phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể sở hữu những ưu điểm mà một phần mềm riêng lẻ không thể sở hữu. Tiêu biểu như:
-
Liên kết thông tin tức thì giữa các bộ phận
-
Báo cáo tổng thể của từng bộ phận và của cả doanh nghiệp trên cùng một màn hình dashboard, giúp chủ doanh nghiệp theo dõi dễ dàng hơn
-
Cập nhật và chuyển tiếp thông tin theo thời gian thực
-
Quản trị tất cả các mảng của công ty trong một hệ thống, giảm thiểu tối đa việc sai sót dữ liệu
-
Giúp chủ doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác nhất, trong thời gian ngắn nhất
Nếu doanh nghiệp bạn chưa sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể, bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc của chính mình.
III. Phần mềm ERPViet – Giải pháp hoàn hảo cho ngành Thương mại – Dịch vụ
ERPViet là giải pháp ERP quản lý doanh nghiệp được cung cấp bởi công ty IZISolution, một trong những đơn vị triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng Odoo tại Việt Nam.
Ngoài các tính năng ưu việt giống với đa phần các hệ thống quản trị doanh nghiệp khác, ERPViet sở hữu một số thế mạnh mà không phải đối thủ nào cũng có thể bắt chước, chẳng hạn như:
-
Được phát triển dựa trên nền tảng Odoo mã nguồn mở, sở hữu hơn 35 module chính và hơn 3000 module tùy chỉnh
-
Tiết kiệm chi phí triển khai so với nhiều phần mềm mã nguồn đóng khác
-
Hoạt động dựa trên mục tiêu của khách hàng, dễ dàng phát triển và mở rộng tính năng theo nhu cầu của doanh nghiệp
-
Được tích hợp chặt chẽ với các công cụ Marketing Online
➡️ Liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ triển khai: 096 4578 234
Xem thêm:
➡️ Đăng ký dùng thử Cloud ERP, một trong những giải pháp quản trị doanh nghiệp của ERPViet, phù hợp với các doanh nghiệp với số lượng người dùng từ 10-50 nhân sự.
- Phần mềm quản lý bán hàng spa Odoo và 5 lưu ý trước khi triển khai
- Phần mềm quản lý bán lẻ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Nắm vững các thuật ngữ trong phần mềm quản lý kho hàng Odoo
- So sánh chi phí triển khai giữa các phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP
- Odoo CRM - Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng