Nắm vững các thuật ngữ trong phần mềm quản lý kho hàng Odoo
Đối với các doanh nghiệp đã và đang sử dụng phần mềm quản lý kho hàng Odoo, không thể phủ nhận rằng phần mềm này đã đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích thiết thực. Để tận dụng triệt để những lợi ích này, người dùng cần nắm vững các thuật ngữ trong phần mềm quản lý kho hàng Odoo.
Nhà kho (Warehouse): Một nhà kho trong Odoo là một địa điểm lưu trữ hàng hóa. Kho có thể mang ý nghĩa vật lý hoặc là một kho ảo.
Địa điểm (Location): Địa điểm thường được sử dụng như một khu vực lưu trữ được chứa đựng trong nhà kho. Bên cạnh các địa điểm nội bộ, phần mềm quản lý kho hàng Odoo còn có các địa điểm kho dành cho nhà cung cấp, khách hàng, kho thiếu hụt,…
Lots: Lots là các nhóm sản phẩm được nhận diện bởi một mã barcode độc nhất hoặc một số seri duy nhất. Tất cả các sản phẩm của một lot đều giống nhau (Ví dụ: 24 chai nước trong một thùng được tính là 1 lot). Thông thường, lot thường đến từ các đơn đặt hàng sản xuất hoặc cung ứng.
Số seri (Series Number): Một số seri là một yếu tố nhận diện độc nhất của sản phẩm. Không tồn tại hai sản phẩm có cùng số seri.
Đơn vị đo lường (Unit of measure): đơn vị đo lường trong phần mềm quản lý kho hàng Odoo xác định cách thể hiện của số lượng sản phẩm. Ví dụ: mét, kg, thùng,… Đơn vị đo lường của cùng một loại có thể được chuyển đổi thành các đơn vị khác nhau, có liên quan đến nhau (ví dụ: m, cm, mm).
Có thể tiêu thụ (Consumable): Là tình trạng một sản phẩm hết hàng hoặc không dự báo được số lượng, nhưng quản lý kho có thể nhận và phân phối. Nếu người dùng chọn mục này, Odoo sẽ mặc định rằng bạn đã có đủ hàng trong kho.
Có thể lưu kho (Stockable): Là tình trạng sản phẩm còn trong kho, có thể quản lý được.
Gói (Package): Một gói sản phẩm có thể chứa đựng một vài sản phẩm (có thể được nhận diện bởi số seri/lot). Ví dụ: một hộp dao và dĩa được tính là một gói (package)
Cung ứng (Procurement): Một lệnh cung ứng trong phần mềm quản lý kho hàng Odoo có thể được xem như một yêu cầu đặc biệt về số lượng sản phẩm nhất định, được chuyển tới một địa điểm cố định. Một lệnh cung ứng đươc tự động kích hoạt khi có đủ các tài liệu sau: các đơn mua hàng, quy tắc tồn kho tối thiểu, các quy tắc cung ứng. Người dùng có thể tự kích hoạt lệnh cung ứng một cách thủ công. Khi các lệnh cung ứng được kích hoạt tự động, người dùng cần thường xuyên chú ý đến các trường hợp ngoại lệ (ví dụ: một sản phẩm được mua từ nhà cung cấp, nhưng không nhà cung cấp nào được xác định).
Các tuyến đường (Routes): Routes xác định các tuyến đường mà sản phẩm phải tuân theo. Việc các tuyến đường có thể áp dụng được hay không phụ thuộc vào các sản phẩm, chi tiết lệnh bán hàng, nhà kho, … Để hoàn thành một lệnh cung ứng, hệ thống sẽ tìm kiếm các quy tắc thuộc các tuyến đường được định nghĩa trong lệnh sản xuất / bán hàng có liên quan.
Quy tắc đẩy (Push Rules): Quy tắc đẩy trong phần mềm quản lý kho hàng được kích hoạt khi các sản phẩm được nhập vào một vị trí cụ thể. Quy tắc đẩy sẽ tự động chuyển sản phẩm đến vị trí mới. Quy tắc đẩy có được áp dụng hay không phần nhiều phụ thuộc vào các tuyến đường áp dụng.
Quy tắc cung ứng (Procurement Rules) hoặc quy tắc kéo (Pull Rules): Quy tắc cung ứng mô cả các lệnh cung ứng tại các địa điểm cụ thể cần được hoàn thành.
Nhóm cung ứng (Procurement Group): Các tuyến đường và các luật quy định các dịch chuyển kho. Đối với mỗi quy luật, một loại tài liệu được cung cấp: Chọn, đóng gói, Giao hàng, đặt mua,… Các dịch chuyển sẽ được nhóm lại trong cùng một loại tài liệu nếu nhóm cung ứng và các địa điểm của chúng giống nhau.
Dịch chuyển kho (Stock Moves): Dịch chuyển kho thể hiện sự thay đổi vị trí của hàng hóa hoặc nguyên vật liệu từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Số lượng hàng tồn kho (Quantity On Hand): Số lượng các sản phẩm có hàng trong kho hoặc địa điểm.
Số lượng dự báo (Forecasted Quantity): Số lượng sản phẩm người dùng có thể bán cho một kho hoặc một địa điểm đặc thù. Số lượng dự báo được định nghĩa bằng công thức: Hàng tồn kho (Quantity on Hand) – Hàng giao dự kiến (Future Delivery Orders) + Số lượng hàng về tương lai (Future incoming shipments) + Số đơn vị sản xuất tương lai (Future manufactured units).
Các quy tắc tái sắp xếp (Reordering Rules): Xác định các điều kiện để phần mềm quản lý kho hàng Odoo tự động kích hoạt yêu cầu cung ứng (mua từ nhà sản xuất hoặc chạy lệnh sản xuất). Hệ thống sẽ tự động kích hoạt trong điều kiện số lượng chạm ngưỡng tồn kho tối thiểu.
Drop-Shipping: chuyển các sản phẩm từ nhà cung cấp/ sản xuất trực tiếp đến khách hàng (đại lý/đơn vị tiêu thụ) mà không thông qua các kênh phân phối thông thường. Sản phẩm được gửi trực tiếp từ nhà cung ứng tới khách hàng mà không thông qua lưu kho.
Cross-Dock: Cross-Dock là một ví dụ trong việc xếp dỡ các vật liệu từ một chiếc xe tải hoặc tàu hỏa đến và chuyển trực tiếp các vật liệu này vào các xe tải, xe kéo hoặc xe lửa mà không thông qua kho ở giữa. (không đi vào kho, trực tiếp đến thẳng khi vực đóng gói).
Chiến lược loại bỏ (Removal Strategies): Chiến lược thường được sử dụng để lựa chọn các sản phẩm cần thiết cho một quy trình cụ thể. Ví dụ: FIFO, LIFO, FEFO.
Chiến lược Putaway (Putaway Strategies): chiến lược trong phần mềm quản lý kho hàng Odoo thường được sử dụng để quyết định vị trí địa điểm kho của một sản phẩm cụ thể khi sản phẩm đó được giao đến.
Phế liệu (Scrap): Một sản phẩm bị hỏng hoặc đã lỗi thời, cần được loại bỏ khỏi kho.
Với những thuật ngữ về phần mềm quản lý kho Odoo được giải thích cặn kẽ ở trên, người dùng hoàn toàn có thể thông thạo các thao tác trên phần mềm, đảm bảo không hiểu sai các khái niệm.
Để nhận được tư vấn sâu hơn về phần mềm quản lý kho hàng Odoo nói riêng và phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPViet nói chung, liên hệ ngay với chúng tôi.
Đội ngũ các chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm quản trị doanh nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.
➡️ Đăng ký dùng thử ngay lập tức
➡️ Hướng dẫn sử dụng ứng dụng Quản lý Kho trong phần mềm Odoo ERPViet
Địa điểm (Location): Địa điểm thường được sử dụng như một khu vực lưu trữ được chứa đựng trong nhà kho. Bên cạnh các địa điểm nội bộ, phần mềm quản lý kho hàng Odoo còn có các địa điểm kho dành cho nhà cung cấp, khách hàng, kho thiếu hụt,…
Lots: Lots là các nhóm sản phẩm được nhận diện bởi một mã barcode độc nhất hoặc một số seri duy nhất. Tất cả các sản phẩm của một lot đều giống nhau (Ví dụ: 24 chai nước trong một thùng được tính là 1 lot). Thông thường, lot thường đến từ các đơn đặt hàng sản xuất hoặc cung ứng.
Số seri (Series Number): Một số seri là một yếu tố nhận diện độc nhất của sản phẩm. Không tồn tại hai sản phẩm có cùng số seri.
Đơn vị đo lường (Unit of measure): đơn vị đo lường trong phần mềm quản lý kho hàng Odoo xác định cách thể hiện của số lượng sản phẩm. Ví dụ: mét, kg, thùng,… Đơn vị đo lường của cùng một loại có thể được chuyển đổi thành các đơn vị khác nhau, có liên quan đến nhau (ví dụ: m, cm, mm).
Có thể tiêu thụ (Consumable): Là tình trạng một sản phẩm hết hàng hoặc không dự báo được số lượng, nhưng quản lý kho có thể nhận và phân phối. Nếu người dùng chọn mục này, Odoo sẽ mặc định rằng bạn đã có đủ hàng trong kho.
Có thể lưu kho (Stockable): Là tình trạng sản phẩm còn trong kho, có thể quản lý được.
Gói (Package): Một gói sản phẩm có thể chứa đựng một vài sản phẩm (có thể được nhận diện bởi số seri/lot). Ví dụ: một hộp dao và dĩa được tính là một gói (package)
Cung ứng (Procurement): Một lệnh cung ứng trong phần mềm quản lý kho hàng Odoo có thể được xem như một yêu cầu đặc biệt về số lượng sản phẩm nhất định, được chuyển tới một địa điểm cố định. Một lệnh cung ứng đươc tự động kích hoạt khi có đủ các tài liệu sau: các đơn mua hàng, quy tắc tồn kho tối thiểu, các quy tắc cung ứng. Người dùng có thể tự kích hoạt lệnh cung ứng một cách thủ công. Khi các lệnh cung ứng được kích hoạt tự động, người dùng cần thường xuyên chú ý đến các trường hợp ngoại lệ (ví dụ: một sản phẩm được mua từ nhà cung cấp, nhưng không nhà cung cấp nào được xác định).
Các tuyến đường (Routes): Routes xác định các tuyến đường mà sản phẩm phải tuân theo. Việc các tuyến đường có thể áp dụng được hay không phụ thuộc vào các sản phẩm, chi tiết lệnh bán hàng, nhà kho, … Để hoàn thành một lệnh cung ứng, hệ thống sẽ tìm kiếm các quy tắc thuộc các tuyến đường được định nghĩa trong lệnh sản xuất / bán hàng có liên quan.
Quy tắc đẩy (Push Rules): Quy tắc đẩy trong phần mềm quản lý kho hàng được kích hoạt khi các sản phẩm được nhập vào một vị trí cụ thể. Quy tắc đẩy sẽ tự động chuyển sản phẩm đến vị trí mới. Quy tắc đẩy có được áp dụng hay không phần nhiều phụ thuộc vào các tuyến đường áp dụng.
Quy tắc cung ứng (Procurement Rules) hoặc quy tắc kéo (Pull Rules): Quy tắc cung ứng mô cả các lệnh cung ứng tại các địa điểm cụ thể cần được hoàn thành.
Nhóm cung ứng (Procurement Group): Các tuyến đường và các luật quy định các dịch chuyển kho. Đối với mỗi quy luật, một loại tài liệu được cung cấp: Chọn, đóng gói, Giao hàng, đặt mua,… Các dịch chuyển sẽ được nhóm lại trong cùng một loại tài liệu nếu nhóm cung ứng và các địa điểm của chúng giống nhau.
Dịch chuyển kho (Stock Moves): Dịch chuyển kho thể hiện sự thay đổi vị trí của hàng hóa hoặc nguyên vật liệu từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Số lượng hàng tồn kho (Quantity On Hand): Số lượng các sản phẩm có hàng trong kho hoặc địa điểm.
Số lượng dự báo (Forecasted Quantity): Số lượng sản phẩm người dùng có thể bán cho một kho hoặc một địa điểm đặc thù. Số lượng dự báo được định nghĩa bằng công thức: Hàng tồn kho (Quantity on Hand) – Hàng giao dự kiến (Future Delivery Orders) + Số lượng hàng về tương lai (Future incoming shipments) + Số đơn vị sản xuất tương lai (Future manufactured units).
Các quy tắc tái sắp xếp (Reordering Rules): Xác định các điều kiện để phần mềm quản lý kho hàng Odoo tự động kích hoạt yêu cầu cung ứng (mua từ nhà sản xuất hoặc chạy lệnh sản xuất). Hệ thống sẽ tự động kích hoạt trong điều kiện số lượng chạm ngưỡng tồn kho tối thiểu.
Drop-Shipping: chuyển các sản phẩm từ nhà cung cấp/ sản xuất trực tiếp đến khách hàng (đại lý/đơn vị tiêu thụ) mà không thông qua các kênh phân phối thông thường. Sản phẩm được gửi trực tiếp từ nhà cung ứng tới khách hàng mà không thông qua lưu kho.
Cross-Dock: Cross-Dock là một ví dụ trong việc xếp dỡ các vật liệu từ một chiếc xe tải hoặc tàu hỏa đến và chuyển trực tiếp các vật liệu này vào các xe tải, xe kéo hoặc xe lửa mà không thông qua kho ở giữa. (không đi vào kho, trực tiếp đến thẳng khi vực đóng gói).
Chiến lược loại bỏ (Removal Strategies): Chiến lược thường được sử dụng để lựa chọn các sản phẩm cần thiết cho một quy trình cụ thể. Ví dụ: FIFO, LIFO, FEFO.
Chiến lược Putaway (Putaway Strategies): chiến lược trong phần mềm quản lý kho hàng Odoo thường được sử dụng để quyết định vị trí địa điểm kho của một sản phẩm cụ thể khi sản phẩm đó được giao đến.
Phế liệu (Scrap): Một sản phẩm bị hỏng hoặc đã lỗi thời, cần được loại bỏ khỏi kho.
Với những thuật ngữ về phần mềm quản lý kho Odoo được giải thích cặn kẽ ở trên, người dùng hoàn toàn có thể thông thạo các thao tác trên phần mềm, đảm bảo không hiểu sai các khái niệm.
Để nhận được tư vấn sâu hơn về phần mềm quản lý kho hàng Odoo nói riêng và phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPViet nói chung, liên hệ ngay với chúng tôi.
Đội ngũ các chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm quản trị doanh nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.
➡️ Đăng ký dùng thử ngay lập tức
➡️ Hướng dẫn sử dụng ứng dụng Quản lý Kho trong phần mềm Odoo ERPViet
ERPViet
Tin cũ
- So sánh chi phí triển khai giữa các phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP
- Odoo CRM - Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng
- Phần mềm quản lý du lịch Odoo – khác biệt và ưu thế vượt trội
- Thông thạo các thuật ngữ trong phần mềm quản trị sản xuất Odoo
- 5 lý do khiến Odoo trở thành lựa chọn tiên phong trong quản trị doanh nghiệp