3 tuyệt kỹ không thể thiếu của một nhà quản trị giỏi
Các kỹ năng nào được nhận định là kỹ năng không thể thiếu của nhà quản trị giỏi? Mức độ đòi hỏi của từng loại kỹ năng này với các nhà quản trị cấp bậc khác nhau có gì khác biệt? Rèn luyện tốt những kỹ năng này, nhà quản trị sẽ thu được lợi ích gì? Hãy dành vài phút để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên.
Theo Robert L. Katz, 3 kỹ năng của nhà quản trị phải sở hữu bao gồm:
1. Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn được hiểu là sự thành thạo, hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực nhất định. Thông thường, các kỹ năng chuyên môn đòi hỏi sẽ tương tự nhau nếu xét theo chiều dọc của tổ chức, và thường hoàn toàn khác biệt nếu xét theo chiều ngang. Một trưởng phòng nhân sự và một trưởng phòng kinh doanh sẽ có xuất phát điểm chuyên môn khác nhau. Mặc dù, cùng là trưởng phòng, họ sẽ có những nhiệm vụ tương tự nhau ở cấp bậc của trưởng phòng như quản lý nhân viên, quản lý công việc, kỹ năng giao tiếp,…
Tuy nhiên, cốt lõi về nhân sự và kinh doanh là khác nhau. Kỹ năng chuyên môn thường được đào tạo bài bản qua trường lớp hoặc thông qua các khóa học ngắn hạn, dài hạn, kết hợp với quá trình thực hành lâu dài trong thực tiễn. Thông thường, kỹ năng chuyên môn sẽ được xem trọng hơn ở các vị trí quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở nhưng lại không còn là yếu tố quá quan trọng với các vị trí quản lý cấp cao.
Tuy nhiên, cốt lõi về nhân sự và kinh doanh là khác nhau. Kỹ năng chuyên môn thường được đào tạo bài bản qua trường lớp hoặc thông qua các khóa học ngắn hạn, dài hạn, kết hợp với quá trình thực hành lâu dài trong thực tiễn. Thông thường, kỹ năng chuyên môn sẽ được xem trọng hơn ở các vị trí quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở nhưng lại không còn là yếu tố quá quan trọng với các vị trí quản lý cấp cao.
2. Kỹ năng nhân sự
“Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Con người khó có thể thành công nếu làm việc riêng lẻ. Kỹ năng nhân sự sẽ là đòn bẩy giúp các nhà quản trị nhanh chóng đạt được mục tiêu. Kỹ năng nhân sự được thể hiện ở quá trình cộng tác ăn ý, khả năng động viên, thúc đẩy tinh thần làm việc của cả nhóm, giao việc đúng người, xây dựng bầu không khí hợp tác, quan tâm đúng mực đến mọi người, hiểu và biết cách tác động đến nhân sự theo hướng tích cực,…
Xem thêm: Phát triển quản trị nhân lực trong kỷ nguyên số - 5 vấn đề cần lưu ý
Những người sở hữu kỹ năng nhân sự sớm hay muộn đều sẽ trở thành một nhà lãnh đạo lỗi lạc, được mọi người trọng vọng, được cấp trên tin tưởng giao phó những nhiệm vụ quan trọng, được cấp dưới một lòng một dạ, sẵn sàng vào sinh ra tử.
Khi làm việc với những nhà quản trị có tài năng đặc biệt về nhân sự, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái khi thể hiện quan điểm mà không phải quá lo lắng về việc mình nói có hợp ý sếp hay không. Nhà quản trị giỏi về nhân sự sẽ biết cách đặt các thành viên vào đúng vị trí của mình, nhanh nhạy trong việc phát hiện các vấn đề tồn đọng hoặc có nguy cơ diễn biến xấu, để từ đó điều hướng và tác động hợp lý để thúc đẩy nhịp điệu công việc trong toàn đội.
Kỹ năng nhân sự đòi hỏi nhà quản trị phải là người giỏi quan sát, lắng nghe, nhìn thấu những điều mà không phải ai cũng nhìn thấy, nhanh nhạy phát hiện ra ý tứ ấn sâu trong lời nói của người khác. Có thể nói rằng, người quản trị giỏi kỹ năng nhân sự cũng giống như một nhà tâm lý học tài năng, biết đoán biết tâm trạng, suy nghĩ của người khác thông qua các hành vi bên ngoài. Những người quản trị như thế là những người đáng khâm phục. Đây là kỹ năng quan trọng của tất cả các nhà quản trị thuộc mọi cấp độ.
Xem thêm: Phát triển quản trị nhân lực trong kỷ nguyên số - 5 vấn đề cần lưu ý
Những người sở hữu kỹ năng nhân sự sớm hay muộn đều sẽ trở thành một nhà lãnh đạo lỗi lạc, được mọi người trọng vọng, được cấp trên tin tưởng giao phó những nhiệm vụ quan trọng, được cấp dưới một lòng một dạ, sẵn sàng vào sinh ra tử.
Khi làm việc với những nhà quản trị có tài năng đặc biệt về nhân sự, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái khi thể hiện quan điểm mà không phải quá lo lắng về việc mình nói có hợp ý sếp hay không. Nhà quản trị giỏi về nhân sự sẽ biết cách đặt các thành viên vào đúng vị trí của mình, nhanh nhạy trong việc phát hiện các vấn đề tồn đọng hoặc có nguy cơ diễn biến xấu, để từ đó điều hướng và tác động hợp lý để thúc đẩy nhịp điệu công việc trong toàn đội.
Kỹ năng nhân sự đòi hỏi nhà quản trị phải là người giỏi quan sát, lắng nghe, nhìn thấu những điều mà không phải ai cũng nhìn thấy, nhanh nhạy phát hiện ra ý tứ ấn sâu trong lời nói của người khác. Có thể nói rằng, người quản trị giỏi kỹ năng nhân sự cũng giống như một nhà tâm lý học tài năng, biết đoán biết tâm trạng, suy nghĩ của người khác thông qua các hành vi bên ngoài. Những người quản trị như thế là những người đáng khâm phục. Đây là kỹ năng quan trọng của tất cả các nhà quản trị thuộc mọi cấp độ.
3. Kỹ năng tư duy
Đây là một trong những kỹ năng rất khó hình thành, nhưng lại có vai trò quan trọng, đặc biệt với các nhà quản trị cấp cao. Kỹ năng tư duy được tôi luyện qua nhiều năm tháng. Những người sở hữu loại kỹ năng này có tư duy chiến lược cực kỳ tốt. Thậm chí, họ có thể dự đoán được những trường hợp rủi ro có thể xảy đến trong toàn bộ quá trình, đưa ra hướng xử lý khủng hoảng ổn thỏa chỉ sau một thời gian ngắn.
Nhà quản trị có kỹ năng tư duy là người có tầm nhìn, có kiến thức uyên thâm, có đầu óc nhạy bén, có khả năng tổng hợp thông tin nhanh chóng, đặc biệt là cực kỳ nhạy cảm với những con số, những xu hướng trong tương lai,… Họ là những người không tư duy theo lối mòn, giữ tư tưởng tiến bộ, luôn luôn tiếp nhân cái mới. Những người quản trị giỏi kỹ năng tư duy có nhiều khả năng đã trải qua rất nhiều biến cố, là người đã từng đọc hàng nghìn đầu sách, tiếp cận với hàng nghìn người khác nhau, trải qua nhiều vị trí công việc.
Người sở hữu cả ba tuyệt kỹ trên là người có khả năng thâu tóm một lĩnh vực, một ngành công nghiệp, thậm chí là làm xoay chuyển nền kinh tế của một quốc gia, là người tạo nên xu hướng và dẫn đầu xu hướng. Là nhà quản trị, bạn đã sở hữu bao nhiêu kỹ năng trong số những kỹ năng kể trên? Hi vọng với 3 kỹ năng của nhà quản trị trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý doanh nghiệp của mình.
Ứng dụng phần mềm vào quản trị doanh nghiệp: https://erpviet.vn/gioi-thieu-erpviet/
Nhà quản trị có kỹ năng tư duy là người có tầm nhìn, có kiến thức uyên thâm, có đầu óc nhạy bén, có khả năng tổng hợp thông tin nhanh chóng, đặc biệt là cực kỳ nhạy cảm với những con số, những xu hướng trong tương lai,… Họ là những người không tư duy theo lối mòn, giữ tư tưởng tiến bộ, luôn luôn tiếp nhân cái mới. Những người quản trị giỏi kỹ năng tư duy có nhiều khả năng đã trải qua rất nhiều biến cố, là người đã từng đọc hàng nghìn đầu sách, tiếp cận với hàng nghìn người khác nhau, trải qua nhiều vị trí công việc.
Người sở hữu cả ba tuyệt kỹ trên là người có khả năng thâu tóm một lĩnh vực, một ngành công nghiệp, thậm chí là làm xoay chuyển nền kinh tế của một quốc gia, là người tạo nên xu hướng và dẫn đầu xu hướng. Là nhà quản trị, bạn đã sở hữu bao nhiêu kỹ năng trong số những kỹ năng kể trên? Hi vọng với 3 kỹ năng của nhà quản trị trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý doanh nghiệp của mình.
Ứng dụng phần mềm vào quản trị doanh nghiệp: https://erpviet.vn/gioi-thieu-erpviet/
>>> Đọc thêm: Lời giải cho bài toán tăng trưởng của doanh nghiệp
Tin cũ
- Truy tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng của doanh nghiệp
- Kỹ năng quản trị nhân sự: Làm thế nào để giữ chân người tài?
- ERPViet - Giải pháp phần mềm do Cục phát triển doanh nghiệp tuyển chọn
- Giải pháp ERP: Câu chuyện xây dựng thương hiệu từ nhà sáng lập Odoo
- 21 tuyệt chiêu trong cách tư vấn khách hàng đạt hiệu quả tốt nhất