Quá trình tích hợp CRM vào hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm chăm sóc khách hàng như Pancake, Vatgia, Webcall, Livechat, SMS,… khi chuyển đổi sang hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP đều mong muốn có thể tích hợp tất cả các ưu điểm của các hệ thống vào cùng một hệ thống duy nhất. Việc này có thể thực hiện được không và cách thức tích hợp như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp người dùng đi tìm câu trả lời.
Tính năng CRM hiện có trên hệ thống ERP đáp ứng được ở mức độ nào?
Với tính năng quản trị quan hệ khách hàng (CRM) trên hệ thống ERP, người dùng có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Quản lý Lead, cơ hội
- Lưu lại quá trình chăm sóc khách hàng
- Gửi mail nhắc lịch hẹn cho người dùng và khách hàng
- Gửi mail báo giá cho khách hàng
- Quản lý các đơn hàng
- Quản lý danh sách khách hàng
- Gửi Email Marketing cho khách hàng theo từng chiến dịch cụ thể
Ngoài các tính năng đó, CRM ERP trong hệ thống Odoo còn có sẵn ứng dụng Vchat (giao tiếp với khách hàng trực tiếp trên website), trong điều kiện khách hàng sử dụng website được xây dựng dựa trên nền tảng Odoo.
>>> Đọc thêm: Các giai đoạn bắt buộc trong quá trình triển khai ERP
>>> Đọc thêm: Các giai đoạn bắt buộc trong quá trình triển khai ERP
Có thể tích hợp được không? Có nên tích hợp hay không?
Có một số khách hàng mong muốn rằng hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP có thể tích hợp toàn diện đến mức với các tính năng như SMS, Call Center, người dùng có thể nhắn tin hoặc gọi điện trực tiếp từ hệ thống ERP đến số điện thoại của khách hàng. Việc tích hợp sâu hoàn toàn có thể thực hiện được nếu khách hàng mong muốn.

ERPViet hoàn toàn có thể tích hợp được các phần mềm CRM khác vào hệ thống ERP
Ông Nguyễn Hồng Sơn (Giám đốc IZISolution – một trong những đơn vị tiên phong trong ứng dụng và triển khai nền tảng Odoo – hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP tại Việt Nam) cho biết: “Vì chúng tôi làm chủ công nghệ nên việc tích hợp như thế hoàn toàn có thể thực hiện được”. Tuy nhiên, cũng theo ông Sơn, “việc tích hợp đến mức độ như thế hoàn toàn không cần thiết”.
Xem thêm: Phần mềm quản lý khách hàng tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lý giải phát biểu của mình, ông cho biết, Odoo là một nền tảng công nghệ tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản trị nội bộ. Việc tích hợp toàn diện sẽ mang đến những bất lợi nhất định như:
Xem thêm: Phần mềm quản lý khách hàng tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lý giải phát biểu của mình, ông cho biết, Odoo là một nền tảng công nghệ tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản trị nội bộ. Việc tích hợp toàn diện sẽ mang đến những bất lợi nhất định như:
- Tốn kém dung lượng bộ nhớ (Bởi không phải bất kỳ khách vãng lai nào trò chuyện với nhân viên chăm sóc khách hàng qua Facebook hoặc Live chat cũng trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp). Việc lưu trữ tất cả trên hệ thống sẽ khiến hệ thống cần nhiều dung lượng hơn để chứa đựng tất cả các dữ liệu rác.
- Hệ thống chạy chậm hơn: Odoo được thiết kế nhằm tối ưu tốc độ người dùng. Việc tích hợp thêm rất nhiều phần chuyên sâu của CRM sẽ khiến tốc độ tải ứng dụng của Odoo trở nên chậm hơn.
- Tốn kém chi phí. Việc tích hợp sâu sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian, tiền bạc, thậm chí số tiền này lớn hơn nhiều so với việc sử dụng các phần mềm của các bên thứ 3
- Tạo ra một hệ thống cồng kềnh, thiếu chuyên nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà các phần mềm đặc thù như Pancake, Webcall, Vchat, SMS phát triển được như ngày nay. Việc cá biệt hóa, đặt trọng tâm vào một phần duy nhất và phát triển chúng khiến các hệ thống vận hành hiệu quả hơn, giảm thiểu tối đa chi phí thiết kế, triển khai và vận hành. Theo đó, chi phí người dùng phải trả cũng sẽ giảm xuống.
>>> Đọc thêm: Cách giữ chân khách hàng cũ
Vậy thì nên tích hợp ở mức độ nào?
Lẽ dĩ nhiên, việc tích hợp là vô cùng cần thiết. Bởi chỉ có tích hợp, người dùng mới được hưởng thụ tối đa các lợi ích đem lại từ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào doanh nghiệp, loại bỏ được tối đa các phần việc thủ công.
Việc tích hợp đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả sử dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP
Vậy nên tích hợp ở mức độ nào? Để không gặp phải những bất lợi vừa kể trên, tận dụng được tối đa lợi ích trong quá trình sử dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP, người dùng nên dừng lại ở một mức độ tích hợp nhất định. Mức độ này được thể hiện thông qua việc người dùng có thể nhặt các cơ hội tiềm năng trên các hệ thống chăm sóc khách hàng đặc thù, chuyển về hệ thống quản trị doanh nghiệp thông qua một nút add-on được tạo thêm trên các phần mềm CRM đặc thù. Như vậy, người dùng sẽ tránh được các bất lợi về dữ liệu rác, giảm tốc độ chạy của hệ thống mà vẫn phát huy được tối đa các ưu điểm của hệ thống, tránh được tối đa các đầu việc thủ công.
Xem thêm: So sánh các phần mềm Chăm sóc khách hàng CRM nổi tiếng thế giới
Để hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP có thể phát huy được tối đa vai trò của chúng trong hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, người dùng cần hiểu rõ các nguyên tắc hoạt động và mục tiêu chính của hệ thống.
Xem thêm: Phần mềm chăm sóc khách hàng CRM tốt nhất hiện nay
ERPViet hỗ trợ khách hàng từ A-Z trong quá trình tư vấn, triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp. Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn và báo giá chính xác.
Đăng ký dùng thử phần mềm CRM: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
Xem thêm: Cách chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả, ít thời gian mà khách luôn yêu quý
Xem thêm: So sánh các phần mềm Chăm sóc khách hàng CRM nổi tiếng thế giới
Để hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP có thể phát huy được tối đa vai trò của chúng trong hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, người dùng cần hiểu rõ các nguyên tắc hoạt động và mục tiêu chính của hệ thống.
Xem thêm: Phần mềm chăm sóc khách hàng CRM tốt nhất hiện nay
ERPViet hỗ trợ khách hàng từ A-Z trong quá trình tư vấn, triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp. Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn và báo giá chính xác.
Đăng ký dùng thử phần mềm CRM: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
Xem thêm: Cách chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả, ít thời gian mà khách luôn yêu quý
- 6 bước quan trọng trong quy trình quản lý tài sản trong doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý thiết bị máy tính: Giải bài toán quản lý thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp
- Bật mí Top 5 phần mềm quản lý máy móc thiết bị miễn phí hiện nay
- Tìm hiểu về phần mềm quản lý bảo trì CMMS và vai trò trong doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của hệ thống quản lý tài sản đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Tin cũ
- Thực trạng triển khai hệ thống ERP ở Việt Nam 2017
- Các giai đoạn triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP
- Phần mềm quản trị doanh nghiệp - Bản Odoo 11: nhanh hơn, mạnh hơn
- Truy tìm đơn vị cung cấp giải pháp ERP Online uy tín tại Hà Nội
- 5 lợi ích của giải pháp ERP đa tầng – không dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ