ERP là gì? Giải pháp ERP dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam
Các nội dung chính trong bài viết:
-
ERP là gì?
-
Bảng chú giải thuật ngữ ERP
-
Lịch sử phát triển của ERP
-
Các xu hướng ERP hiện nay
-
Hệ thống ERP là gì?
-
Lợi ích của hệ thống ERP đối với tổ chức/doanh nghiệp là gì?
-
ERP có hạn chế gì không?
-
Các chức năng chính của hệ thống ERP
-
Khi nào tổ chức/doanh nghiệp cần ứng dụng ERP?
-
Các loại giải pháp ERP hiện nay
-
Chi phí đầu tư vào hệ thống ERP là bao nhiêu?
-
Kinh nghiệm lựa chọn giải pháp ERP phù hợp
-
Tiêu chí lựa chọn đơn vị triển khai ERP
-
Quy trình triển khai hệ thống ERP thành công
-
Tổng quan phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPViet
-
ERP là gì?
ERP là gì? Cụm từ Enterprise Resource Planning chính là tên đầy đủ của ERP. ERP được dịch ra tiếng Việt với ý nghĩa là “Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”. Như vậy, hệ thống phần mềm ERP sẽ bao gồm tất cả những công cụ cần thiết giúp doanh nghiệp hoạch định và sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất.
Nếu như trước đây, việc lưu trữ dữ liệu, khai thác thông tin diễn ra rời rạc, lẻ tẻ, cần nhiều công cụ khác nhau và lưu trữ trên nhiều phần mềm, nền tảng khác nhau, dẫn tới việc sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, mất nhiều thời gian, chi phí và thường xuyên sai sót thì giờ đây, ERP đã giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này.
Hệ thống ERP là một hệ thống all-in-one, mọi nhân sự trong tổ chức, doanh nghiệp đều có thể thao tác làm việc, khai thác thông tin công việc trong một hệ thống lưu trữ tập trung, thay vì phải khai thác, tổng hợp từ nhiều phần mềm lẻ tẻ như trước đây.
Điều này có nghĩa là, phần mềm ERP đã tập trung dữ liệu, kết nối phòng ban, chấm dứt tình trạng đứt gãy thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp.
-
Bảng chú giải thuật ngữ ERP
Với sự bùng nổ ứng dụng ERP trên thế giới, hàng trăm thuật ngữ có liên quan tới ERP đã ra đời. Trước khi ứng dụng hệ thống này, doanh nghiệp nên tìm hiểu và làm quen trước với những thuật ngữ phổ biến nhất để việc nghiên cứu, ứng dụng ERP đơn giản và hiệu quả.
-
ERP tại chỗ/On-Premise ERP: Hệ thống ERP được triển khai trên máy chủ và phần cứng của tổ chức/doanh nghiệp. Doanh nghiệp có toàn quyền quản lý và quyết định hệ thống này.
-
ERP đám mây/Cloud ERP: Hệ thống ERP được cung cấp và quản lý bởi một nhà cung cấp phần mềm, nằm ngoài địa điểm doanh nghiệp của bạn. Hay nói theo cách khác, đó là doanh nghiệp đi thuê hệ thống.
-
Open ERP/ ERP OpenSource/ ERP mã nguồn mở: Hệ thống ERP được xây dựng và phát triển dựa trên mã nguồn mở.
-
Phân hệ ERP: Các thành phần chức năng cấu tạo nên hệ thống ERP, ví dụ: phân hệ kế toán, phân hệ bán hàng, phân hệ mua hàng, phân hệ sản xuất,...
Xem thêm: OpenERP là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng chúng?
-
Tùy chỉnh/Customize: Khi triển khai hệ thống ERP, hệ thống này được tùy chỉnh theo yêu cầu để phù hợp với đặc thù, nghiệp vụ của từng tổ chức/doanh nghiệp.
-
Ứng dụng bên thứ ba: Các phần mềm, ứng dụng riêng lẻ, rời rạc mà tổ chức/doanh nghiệp đang sử dụng để quản lý và lưu trữ dữ liệu công việc.
-
Tích hợp ERP/tích hợp phần mềm bên thứ ba: Phần mềm, ứng dụng quản lý công việc rời rạc của bên thứ ba sẽ được tích hợp vào chung trong hệ thống ERP, nhằm mục đích quản lý tập trung, đồng bộ dữ liệu.
-
ERP di động/giải pháp di động: Hệ thống ERP hỗ trợ truy cập quản lý trên thiết bị di động, tổ chức/doanh nghiệp dễ dàng truy cập sử dụng ở bất cứ đâu thông qua thiết bị di động.
-
Đội triển khai ERP: Tập hợp nhân sự phụ trách triển khai dự án ERP, bao gồm chuyên gia, giám đốc dự án, quản trị dự án, người dùng cuối (end user). Mỗi vị trí có vai trò và nhiệm vụ rõ ràng.
Xem thêm: Xây dựng đội triển khai ERP thành công
-
Lịch sử phát triển của ERP
Trên thế giới, ERP đã không còn là thuật ngữ xa lạ, khi mà hệ thống này đã có lịch sử tới 100 năm. Năm 1913, kỹ sư Ford Whitman Harris đã phát triển một mô hình gọi là mô hình số lượng kinh tế (EOQ), đây là một mô hình hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất. EOQ đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn cho ngành sản xuất trong nhiều thập kỷ. Cho tới tận năm 1964, một bước tiến mới đã xuất hiện, khi mà Toolmaker Black and Decker áp dụng giải pháp lập kế hoạch yêu cầu vật liệu (MRP) kết hợp EOQ với một máy tính lớn.
Năm 1983, MRP II ra đời, là phiên bản phát triển của hệ thống MRP cũ. MRP II tích hợp các thành phần cốt lõi trong sản xuất bao gồm thu mua, lập hóa đơn, lập kế hoạch sản xuất và quản lý hợp đồng. Điểm đặc biệt hơn nữa của MRP II đó là nó đã cung cấp một cái nhìn tổng quan, có thể chia sẻ và tích hợp dữ liệu doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp quy hoạch sản xuất tốt hơn, giảm chi phí, hàng tồn và phế liệu.
Trong các thập niên 80, 90, nhiều hệ thống tương tự MRP ra đời, được phát triển để quản lý kinh doanh, mở rộng ra ngoài lĩnh vực sản xuất như quản lý tài chính, quan hệ khách hàng, quản lý dữ liệu và nguồn lực. Cho đến năm 1990, cái tên ERP chính thức ra đời, các dạng phần mềm lập kế hoạch nguồn lực được gọi tên chung là Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP. Ngoài ra, ERP còn được biết đến/gọi tên với những tên gọi khác như: Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP,...
Phần mềm ERP được ứng dụng nhanh chóng trong những năm 1990 đến đầu thế kỷ 21. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã tận dụng sức mạnh của ERP cải thiện khả năng hiển thị dữ liệu, hợp lý hóa quy trình kinh doanh. Hệ thống ERP bắt đầu trở nên “có giá”. Hệ thống ERP phát triển, trở thành giải pháp hoàn chỉnh để quản lý mọi hoạt động doanh nghiệp.
-
Các xu hướng ERP hiện nay
Hiện tại, ERP đã phát triển lên một tầm cao mới, bắt nhịp với các tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất. Xu hướng phát triển của phần mềm ERP đi theo xu hướng xã hội, mọi sự cải tiến đều nhằm mục đích giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với khách hàng, rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng. Những xu hướng phát triển ERP nổi bật nhất ở thời điểm hiện tại gồm:
ERP điện toán đám mây
Điện toán đám mây cũng không còn là khái niệm quá mới mẻ. Việc ảo hóa các tài nguyên, ứng dụng giúp cho việc lưu trữ và truy xuất thông tin trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu tập trung, chia sẻ dữ liệu thông qua internet, sự tiện dụng này đã khiến cho điện toán đám mây trở thành xu thế mới trong ngành công nghiệp máy tính.
Sự kết hợp giữa ERP với điện toán đám mây chính là một xu hướng tất yếu. Doanh nghiệp giờ đây không phải tốn quá nhiều chi phí để đầu tư cơ sở hạ tầng lưu trữ. Cloud ERP xoá tan nỗi lo chi phí, quản lý, nâng cấp, bảo trì hệ thống. Việc của doanh nghiệp lúc này là lựa chọn tính năng ERP phù hợp và bắt tay vào quản lý vận hành với hệ thống mới.
Xem thêm: Tại sao phần mềm ERP đám mây dần phổ biến với doanh nghiệp vừa và nhỏ
ERP tích hợp AI và công nghệ thông minh
Trí tuệ nhân tạo AI cho thấy những tiềm năng đột phá, nổi trội đã tạo được tiếng vang lớn trong nền văn minh thời đại. Xu hướng phát triển ERP cũng không thể bỏ lỡ công nghệ đặc biệt này. Tích hợp AI sẽ giúp hệ thống ERP được cải thiện rõ rệt ví dụ như:
-
AI có thể phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, sử dụng những thuật toán nâng cao trong thời gian nhanh chóng, cho phép đưa ra các báo cáo và dự đoán chính xác.
-
AI có khả năng đọc hiểu và phân tích những quy trình liên kết lớn, phức tạp, nhiều dữ liệu, sắp xếp và lưu trữ tập trung, tạo nên một nền tảng dữ liệu đồng bộ.
-
AI được ứng dụng trong giám sát sản xuất, có khả năng đưa ra dự đoán và các đề xuất xử lý tình huống hiệu quả để tránh lãng phí, tránh sự cố gián đoạn sản xuất.
-
AI có đóng góp lớn trong ngành dịch vụ khách hàng. Từ việc phân tích dữ liệu, lịch sử giao dịch, AI có thể đánh giá hiệu suất công việc, trình độ của nhân viên và lên kế hoạch chăm sóc khách hàng phù hợp.
Đây chỉ là một số ví dụ về vai trò và ứng dụng của AI ở thời điểm hiện tại, trên thực tế, AI còn đem lại nhiều giá trị hơn thế. Như vậy, việc tích hợp AI vào hệ thống ERP sẽ giúp cho hệ thống này thu thập thông tin, quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá, lên kế hoạch, dự báo xu thế hiệu quả hơn với ít thời gian và ít chi phí hơn.
Xem thêm: AI và ERP system đang thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp như thế nào?
Mobile ERP và các ứng dụng di động
Một hệ thống thông minh, chặt chẽ vẫn chưa đủ. Hệ thống này cần đến sự linh hoạt và tiện dụng. Đây là lý do ứng dụng ERP di động ra đời và trở thành một xu thế phát triển của ERP. Những lợi ích “trông thấy” từ ERP di động như: Khả năng thu thập dữ liệu ở bất cứ đâu, có thể thực hiện các giao dịch hay truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi hiệu quả ngay trên thiết bị mang theo.
Sự linh hoạt này giảm thiểu rủi ro sai sót dữ liệu, gián đoạn hoạt động, lãng phí thời gian do chờ đợi nhập dữ liệu ở các vị trí làm việc cách xa văn phòng quản lý. Khi nhân loại trải qua đại dịch Covid 19, ứng dụng ERP và đặc biệt là ERP di động ngày càng chứng minh được vai trò, tầm quan trọng cũng như sự hiệu quả của mình trong việc duy trì hoạt động doanh nghiệp từ xa.
Xem thêm: Điểm mạnh của hệ thống ERP di động: 6 điều bạn cần biết
ERP kết hợp với IoT
Trong kỷ nguyên cách mạng số không thể không nhắc tới IoT. IoT là công cụ đắc lực giúp thu thập dữ liệu nhanh chóng, chính xác, nguồn tài nguyên để ERP sử dụng. Một lần nữa, chúng ta lại có thêm công cụ thông minh, có thể ứng dụng vào mọi mặt đời sống, sản xuất, kinh doanh giúp thu thập dữ liệu chính xác đó chính là IoT.
Hệ thống ERP phát triển theo chuyên ngành
Đúng vậy, ERP theo chuyên ngành cũng là một xu thế phát triển tất yếu. Hệ thống ERP ngày càng được xây dựng, thiết kế chuyên sâu, phù hợp với đặc thù, nghiệp vụ kinh doanh của từng ngành, từng lĩnh vực. Giờ đây, hệ thống ERP phải là một hệ thống thực sự phục vụ cho người dùng cuối ở các phòng/ban/nhóm tại các tổ chức, doanh nghiệp, ngành nghề khác nhau.
Một số ví dụ cụ thể: ERP dành cho ngành chính sẽ cần các core tính năng như banking, bảo hiểm, kế toán,... ERP cho sản xuất sẽ cần tính năng quản lý mua, bán, kho, kiểm soát chất lượng,...
-
Hệ thống ERP là gì?
Hệ thống ERP là tập hợp tất cả các công cụ cần thiết để quản lý và vận hành một doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giao tiếp, làm việc hiệu quả. Hệ thống ERP thu thập, lưu trữ mọi thông tin hoạt động doanh nghiệp, đồng thời cho phép nhân sự thao tác làm việc trên hệ thống, khai thác thông tin phục vụ công việc khi được phân quyền.
Hệ thống ERP của các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, ngành nghề sẽ có sự khác biệt để phù hợp với đặc thù kinh doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp quy mô và định hướng khác nhau cũng có thể tùy chọn xây dựng hệ thống ERP sao cho phù hợp nhất.
-
Lợi ích của hệ thống ERP đối với tổ chức/doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp ngày càng nhận ra giá trị hệ thống ERP mang lại. Đây là lý do số lượng doanh nghiệp ở mọi quy mô triển khai ERP tăng mạnh trong những năm gần đây. Đầu tư vào hệ thống ERP sẽ có những lợi ích tiêu biểu như:
-
Tự động hóa các công việc có tính lặp đi lặp lại, cắt bỏ nhiệm vụ dư thừa, tối ưu quy trình vận hành.
-
Thu thập và lưu trữ dữ liệu tập trung, phân quyền khai thác dữ liệu, tăng hiệu quả, giảm sai sót dữ liệu.
-
Tăng hiệu quả gắn kết phòng ban, hiệu quả tương tác nhóm và tương tác với các đơn vị thứ ba bên ngoài doanh nghiệp.
-
Cung cấp cái nhìn tổng quan, bức tranh tổng thể doanh nghiệp thông qua các báo cáo thông minh, nhà quản trị dễ dàng đưa ra quyết định và dự đoán xu thế.
-
Và đích đến cuối cùng, đó là ERP giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, giảm chi phí, gắn kết các mối quan hệ nội bộ và mối quan hệ với khách hàng, đối tác.
-
ERP có hạn chế gì không?
Hiện tại, triển khai ERP có điểm hạn chế như sau:
Chi phí đầu tư khá lớn
Doanh nghiệp cần đầu tư một khoản tương đối lớn để triển khai một hệ thống ERP. Nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí cho ERP sẽ là một khoản đầu tư lớn. Có khá nhiều loại chi phí như: chi phí triển khai, chi phí bản quyền, bảo trì, nâng cấp, dịch vụ của nhà cung cấp,...
Tuy nhiên hiện nay, nhiều giải pháp ERP ở Việt Nam đã được đóng gói tối ưu, phân chia theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, theo ngành nghề, lĩnh vực. Nhờ đó mà chi phí đầu tư cho ERP cũng tối ưu hơn, tiết kiệm hơn.
Xem thêm: Triển khai ERP: Cách tránh Bẫy chi phí điển hình
Thời gian triển khai ERP tương đối dài
Thời gian trung bình để triển khai một hệ thống ERP rơi vào khoảng 6 tháng đến 12 tháng. Các hệ thống lớn, phức tạp hơn có thể cần thời gian lâu hơn. Bên cạnh đó cũng có những nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm triển khai thì việc ứng dụng ERP sẽ cần khoảng 3 đến 4 tháng.
Xem thêm: Triển khai ERP mất bao lâu? 11 yếu tố quyết định thời gian triển khai
-
Các chức năng chính của hệ thống ERP
Như đã đề cập ở trên, hệ thống ERP cho từng lĩnh vực, ngành nghề, quy mô doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau. Ở đây, chúng ta sẽ đề cập tới các chức năng chính, được sử dụng phổ biến, và thường có ở các hệ thống ERP hiện nay.
Chức năng quản lý mua hàng
Hệ thống ERP thông minh có thể tự động lập và đề xuất kế hoạch mua hàng dựa trên cài đặt tồn kho/đơn đặt hàng. Chức năng mua hàng có thể tạo đơn mua, quản lý và theo dõi đơn mua hàng, quản lý nhà cung cấp, theo dõi công nợ và lập báo cáo.
Xem thêm: Phân tích thiết kế phần mềm quản lý bán hàng - Mấu chốt thành công
Chức năng quản lý bán hàng
Tự động tạo báo giá, quản lý báo giá, đơn hàng, hợp đồng mua bán. Hệ thống quản lý mọi hoạt động, trạng thái đơn hàng, công nợ khách hàng, báo cáo và thống kê doanh số.
Chức năng quản lý tồn kho
Quản lý thông tin xuất, nhập, tồn kho theo nhiều tiêu thức. Theo dõi mọi thông tin về hàng hóa, lịch sử xuất, nhập, lưu chuyển kho,... Lập báo cáo.
Chức năng quản lý sản xuất
Hoạch định nguồn lực sản xuất, hỗ trợ lên kế hoạch sản xuất. Quản lý mọi thông tin về vận hành, tiến độ, bảo trì… về sản xuất.
Quản lý chăm sóc khách hàng
Lưu trữ dữ liệu, thông tin khách hàng, lịch sử mua bán, sử dụng dịch vụ, lên kế hoạch chăm sóc và theo dõi tiến độ chăm sóc khách hàng. Công cụ giúp doanh nghiệp lập danh sách khách hàng tiềm năng để có chiến lược chăm sóc phù hợp.
Quản lý kế toán - tài chính
Quản lý mọi hoạt động kế toán như mua, bán, tài sản, thuế, lương,... kế toán tổng hợp, quản lý dòng tiền,... Chức năng kế toán được thiết kế theo chuẩn thông tư kế toán tại Việt Nam.
Báo cáo - thống kê
Xuất các dạng báo cáo theo nhu cầu của nhà quản trị như báo cáo phân tích lợi nhuận, báo cáo tiến độ, báo cáo chăm sóc khách hàng,...
Ngoài ra, hệ thống ERP chuyên nghiệp, cao cấp còn có thể có rất nhiều chức năng cao cấp hơn như marketing, quản lý nhân sự, quản lý dịch vụ, quản lý website,...
-
Khi nào tổ chức/doanh nghiệp cần ứng dụng ERP?
Doanh nghiệp đang đứng trước thách thức, gặp vấn đề quản lý hoặc bước vào giai đoạn phát triển mới đều cần ứng dụng ERP. Cụ thể:
-
Doanh nghiệp gặp vấn đề trong quản lý vận hành: Quy trình làm việc quá rườm rà, thiếu khoa học, giám sát thiếu chặt chẽ,...
-
Sử dụng nhiều phần mềm và công cụ làm việc rời rạc: Các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp sử dụng các phần mềm làm việc, lưu trữ dữ liệu khác nhau, khó kết nối và tương tác, hay xảy ra sai sót và mất nhiều thời gian xử lý công việc.
-
Doanh nghiệp muốn nâng cao năng suất lao động: Phần mềm có thể tự động hóa nhiều công việc có tính lặp đi lặp lại, cắt bỏ các bước dư thừa, do đó, nâng suất lao động sẽ tăng lên, nguồn lực sẽ được sử dụng để tạo ra các giá trị mới.
-
Thay đổi quy mô hoạt động: Quy mô hoạt động mở rộng, doanh nghiệp sẽ đứng trước thách thức mới về quản lý. Một doanh nghiệp càng lớn thì càng có nhiều vấn đề về quản lý. Doanh nghiệp cần chuẩn bị trước cho bước thay đổi này.
-
Doanh nghiệp cập nhật xu hướng mới: Nhiều doanh nghiệp đang kế thừa hệ thống quản lý cũ, thậm chí đã bị lỗi thời từ lâu, đây là lúc doanh nghiệp cần cập nhật tiến bộ công nghệ để nâng cao hiệu suất, tạo lợi thế cạnh tranh và tránh bị tụt hậu trên thị trường.
Thực tế, khi doanh nghiệp đã sâu sắc ý nghĩa của ERP sẽ thấy được doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ đều nên ứng dụng ERP. Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả, doanh nghiệp cần tham khảo chuyên gia cố vấn để được tư vấn lựa chọn hệ thống phù hợp.
Xem thêm: Tìm hiểu phần mềm ERP - Những doanh nghiệp nào nên sử dụng ERP
-
Các loại giải pháp ERP hiện nay
Ứng dụng ERP, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp ERP từ nước ngoài hoặc giải pháp tại Việt Nam. Hình thức triển khai có thể là Cloud ERP hoặc On-Premise ERP.
Về giải pháp ERP từ nước ngoài
Các giải pháp ERP từ nước ngoài đã dần phổ biến ở Việt Nam. Thông qua các đối tác tại Việt Nam, doanh nghiệp có thể triển khai giải pháp. Có một số ưu/nhược điểm của ERP nước ngoài như sau:
Ưu điểm:
-
Giải pháp ERP từ các công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, dày dặn kinh nghiệm, hệ thống thông minh.
-
Hệ thống theo quy chuẩn quốc tế, vận hành ổn định.
Nhược điểm:
-
Một số tính năng không phù hợp với đặc thù kinh doanh Việt Nam, ví dụ như module kế toán, dẫn tới không tương thích và không kết nối được với hệ thống kế toán Việt Nam.
-
Khả năng tùy chỉnh và mở rộng hạn chế: Các phần mềm từ nước ngoài thường được nhà cung cấp xây dựng theo quy chuẩn chặt chẽ, khi về tới Việt Nam, để tùy chỉnh phần mềm cho phù hợp với đặc thù kinh doanh thường rất khó. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có đội ngũ kỹ thuật quản lý hệ thống chuyên nghiệp và phải đổi mới quy trình vận hành doanh nghiệp.
-
Chi phí triển khai cao: Cần một khoản đầu tư lớn dành cho giải pháp ERP nước ngoài. Đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ khả năng để đầu tư vào giải pháp này. Hơn nữa, các chi phí liên quan như tư vấn, tái cấu trúc, bảo trì, sửa đổi,... khá nhiều.
Về giải pháp ERP tại Việt Nam
ERP được phát triển bởi các công ty phần mềm Việt Nam cũng đã rất phổ biến. Và tất nhiên, hệ thống nào cũng có những ưu nhược điểm riêng.
Ưu điểm:
-
Hệ thống thiết kế chuẩn theo đặc thù kinh doanh, cơ chế, pháp luật Việt Nam
-
Việc nâng cấp, bảo trì, tùy chỉnh, mở rộng hệ thống đơn giản hơn
-
Chi phí đầu tư thấp hơn so với ERP nước ngoài
Nhược điểm:
-
Tính chuẩn hóa quy trình chưa cao: Nhiều đơn vị cung cấp phần mềm chưa có khả năng thiết kế, liên kết phần mềm với quy trình vận hành doanh nghiệp, dẫn tới phải chỉnh sửa và nâng cấp hệ thống thường xuyên.
-
Tính chuyên nghiệp: Không phải nhà cung cấp nào cũng có đủ năng lực và kinh nghiệm để triển khai ERP phù hợp và thành công. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín.
-
Chi phí đầu tư vào hệ thống ERP là bao nhiêu?
Tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp và hệ thống, dịch vụ của từng nhà cung cấp, chi phí để đầu tư vào ERP sẽ khác nhau. Doanh nghiệp có thể tham khảo sơ bộ bảng giá phần mềm theo module tại: https://erpviet.vn/bao-gia/
-
Kinh nghiệm lựa chọn giải pháp ERP phù hợp
Để lựa chọn được hệ thống ERP phù hợp, doanh nghiệp nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ dựa trên các tiêu chí sau đây:
-
Hệ thống ERP có các tính năng phù hợp với mục tiêu quản lý
-
Hệ thống phù hợp với ngân sách đầu tư
-
Đánh giá khả năng mở rộng, mức độ quy chuẩn và phù hợp với đặc thù kinh doanh
-
Phần mềm ERP dễ sử dụng
-
Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm uy tín, dịch vụ hỗ trợ tốt và có cam kết đồng hành lâu dài.
-
Tiêu chí lựa chọn đơn vị triển khai ERP
Tìm hiểu, đánh giá và lựa chọn đơn vị triển khai ERP dựa trên một số tiêu chí chính như:
-
Kinh nghiệm triển khai: Khách hàng của họ là ai? Dự án triển khai phần mềm gì? Lĩnh vực, ngành nghề nào?
-
Tìm hiểu các dự án đã triển khai: Quy mô, phạm vi dự án, thời gian, lộ trình,...
-
Đội ngũ chuyên gia, cố vấn của đơn vị cung cấp ERP
-
Năng lực đội chuyên viên triển khai hệ thống ERP
-
Năng lực tư vấn lựa chọn phần mềm ERP cho doanh nghiệp
-
Các chính sách, cam kết về dự án và thiện chí hợp tác của nhà cung cấp
Xem thêm: Các dự án triển khai ERP - Phần mềm quản lý tiêu biểu
-
Quy trình triển khai hệ thống ERP thành công
Cơ bản, quy trình triển khai hệ thống ERP sẽ được tiến hành trong 6 bước chính gồm: Khảo sát, phân tích thiết kế, lập trình hệ thống, test hệ thống, triển khai, nghiệm thu kết quả. Cụ thể:
Khảo sát doanh nghiệp
Ở bước này, đội triển khai ERP của nhà cung cấp sẽ tiến hành khảo sát, làm rõ yêu cầu của từng bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm rõ các quy trình, phương thức vận hành.
Phân tích và thiết kế hệ thống ERP
Sau khi khảo sát nắm yêu cầu, BA của nhà cung cấp ERP sẽ viết tài liệu mô tả yêu cầu người dùng, đội dự án của doanh nghiệp và của nhà cung cấp sẽ họp, chốt thiết kế để chuyển sang bước lập trình hệ thống.
Lập trình hệ thống ERP
Dựa vào tài liệu mô tả yêu cầu người dùng, bộ phận lập trình sẽ code các chức năng theo mô tả. Ở bước này, kinh nghiệm triển khai của nhà cung cấp sẽ quyết định tới thời gian thiết kế và lập trình hệ thống. Nhà cung cấp đã có kinh nghiệm triển khai dày dặn thì việc thiết kế và lập trình sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Test hệ thống ERP
Bước test hệ thống là một bước cực kỳ quan trọng, đội kiểm thử hệ thống sẽ bắt đầu kiểm tra các chức năng đã được lập trình xong. Khi hệ thống đảm bảo tối ưu, không có lỗi thì sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp.
Triển khai cho doanh nghiệp - Vận hành thử
Ở giai đoạn này, key user của doanh nghiệp sẽ được đào tạo và nhập dữ liệu lên hệ thống, vận hành thử hệ thống. Trong quá trình này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá được hiệu quả, phát hiện những điểm chưa hợp lý, hai bên sẽ tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.
Nghiệm thu kết quả triển khai ERP
Nếu quy trình đã hợp lý, hệ thống vận hành ổn định, đội triển khai dự án của 2 bên sẽ tiến hành tổng kết, nghiệm thu kết quả và kết thúc dự án.
-
Tổng quan phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPViet
ERPViet là đơn vị triển khai ERP cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERPViet ra đời với mục đích giúp các doanh nghiệp ứng dụng CNTT để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, nâng cao trình độ nhân sự, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.
Hệ thống ERP do ERPViet cung cấp sở hữu nhiều ưu điểm như: tính năng toàn diện, vận hành ổn định, thiết kế riêng phù hợp với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực, quy mô khác nhau, dễ sử dụng,...
Triển khai ERP tại ERPViet doanh nghiệp được tư vấn hệ thống bởi chuyên gia hàng đầu về ERP. Đồng thời, đội triển khai chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm cùng với các dịch vụ chất lượng kèm theo đảm bảo đưa dự án tới thành công.
Xem chi tiết về ERPViet: https://erpviet.vn/gioi-thieu-erpviet/
Gặp chuyên gia ERP: https://erpviet.vn/lien-he/
Dùng thử ERP: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
Từ khoá liên quan: erp la gi, erp là gi, erp là gì của doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý đơn hàng sản xuất: Chấm dứt sản xuất gián đoạn và kế hoạch thiếu thực tế
- Dùng thử 9 phần mềm quản lý spa tốt nhất hiện nay
- Top 5 app quản lý bán hàng free được sử dụng nhiều nhất
- Link download phần mềm quản lý spa miễn phí tốt nhất
- Giá phần mềm quản lý nhà hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay