Quản lý hiệu quả quá trình triển khai ERP với 3 lời khuyên vàng
Quản lý phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP là một công việc đòi hỏi sự tham gia của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đây là một trong những chìa khóa thành công khi triển khai phần mềm. Vì lý do này, chủ doanh nghiệp, Giám đốc công nghệ (CIO) và người quản lý dự án cần hiểu tầm quan trọng của việc quản lý dự án ERP hiệu quả cùng các yếu tố tạo nên một dự án thành công.
➡️ Phần mềm ERP và 4 cách thúc đẩy sự đổi mới trong tổ chức
➡️ Phần mềm ERP và 4 cách thúc đẩy sự đổi mới trong tổ chức
Dưới đây là 3 lời khuyên vàng để quản lý hiệu quả quá trình triển khai ERP:
1. Sự nhất quán trong định hướng
Quản lý dự án là yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của quá trình triển khai phần mềm ERP. Quá trình quản lý này sẽ đảm bảo tiến độ triển khai, ngân sách và phạm vi của dự án. Hơn nữa, mục đích của quản lý dự án còn là để đảm bảo nhân sự dự án triển khai ERP theo đúng định hướng. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình triển khai ERP, tạo ra sự cân bằng giữa công nghệ và nguồn nhân lực.
Quản lý dự án triển khai ERP hiệu quả rất quan trọng đối với sự thành công của một dự án. Một số yếu tố đánh giá mức độ hiệu quả của quản lý việc triển khai ERP bao gồm:
- Sắp xếp các mục tiêu chiến lược. Mục tiêu kinh doanh và việc triển khai ERP phải liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
- Mục tiêu dự án cần rõ ràng. Nhóm dự án cần có hướng dẫn rõ ràng để giải quyết các nhiệm vụ, tăng hiệu quả tập trung.
- Kế hoạch dự án cần thực tế. Nhóm dự án cần đặt kỳ vọng dựa trên dữ liệu chính xác.
- Kiểm soát chất lượng. Quản lý dự án đảm bảo chất lượng hoặc khả năng ứng dụng của dự án.
- Quản lý rủi ro. Các nhà quản lý dự án cần xác định và nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục rủi ro
- Cần liên tục giám sát quá trình triển khai dự án và điều chỉnh khi cần thiết.
- Cần ung cấp các hướng dẫn cụ thể và mô hình triển khai.
- Cần đẩy mạnh giao tiếp bằng các phương pháp khác nhau và với tất cả các cấp của tổ chức, bao gồm phản hồi tích cực và mang tính xây dựng thường xuyên cho các thành viên trong nhóm.
Quản lý dự án triển khai ERP hiệu quả cũng đóng vai trò tạo động lực cho nhóm dự án, khuyến khích họ cố gắng hết sức để mang lại kết quả cao hơn.
2. Người quản lý dự án cần xây dựng một kế hoạch toàn diện
Một người quản lý dự án giỏi là người có khả năng đề xuất chiến lược hợp lý, được nhiều cấp của tổ chức chấp thuận.
Đầu tiên, kế hoạch phải có thời gian thực tế phù hợp mục tiêu và cung cấp một cái nhìn tổng quan về các mục tiêu dự án, cách thức và thời điểm sẽ đạt được.
Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống các mục tiêu sẽ đóng vai trò là động lực của dự án, điều này yêu cầu người quản lý có hiểu biết về nhiệm vụ tổ chức và các mục tiêu kinh doanh.
Thứ ba, kế hoạch triển khai dự án cần xác định phạm vi cùng nguồn lực cần thiết cho dự án. Dự án cũng cần xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc triển khai.
Thứ tư, kế hoạch triển khai dự án cần xác định rõ ràng việc phân bổ tài nguyên, phân chia công việc và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng nhân lực liên quan đều đang thực hiện tốt công việc của họ. Bên cạnh đó, người quản lý dự án phải đưa ra cái nhìn tổng quan về các giai đoạn dự án để hướng dẫn nhóm.
Cuối cùng, một kế hoạch dự án toàn diện cần thiết lập ngân sách thực tế. Người quản lý triển khai ERP phải giám sát để đảm bảo không vượt quá chi phí triển khai. Khi lên kế hoạch triển khai, quản lý dự án phải ước tính được các khoản chi dự phòng có thể phát sinh.
3. Sử dụng các nguồn hỗ trợ hiệu quả trong quá trình triển khai
Quản lý dự án là người đóng vai trò quan trọng trong một dự án triển khai ERP.
Với 3 lời khuyên vàng kể trên, hy vọng doanh nghiệp lựa chọn được cho mình một người quản trị dự án giỏi, đảm bảo thành công của quá trình triển khai ERP.
Liên hệ với ERPViet qua hotline: 096 4578 234 để nhận được những tư vấn triển khai ERP của các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
2. Người quản lý dự án cần xây dựng một kế hoạch toàn diện
Một người quản lý dự án giỏi là người có khả năng đề xuất chiến lược hợp lý, được nhiều cấp của tổ chức chấp thuận.
Đầu tiên, kế hoạch phải có thời gian thực tế phù hợp mục tiêu và cung cấp một cái nhìn tổng quan về các mục tiêu dự án, cách thức và thời điểm sẽ đạt được.
Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống các mục tiêu sẽ đóng vai trò là động lực của dự án, điều này yêu cầu người quản lý có hiểu biết về nhiệm vụ tổ chức và các mục tiêu kinh doanh.
Thứ ba, kế hoạch triển khai dự án cần xác định phạm vi cùng nguồn lực cần thiết cho dự án. Dự án cũng cần xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc triển khai.
Thứ tư, kế hoạch triển khai dự án cần xác định rõ ràng việc phân bổ tài nguyên, phân chia công việc và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng nhân lực liên quan đều đang thực hiện tốt công việc của họ. Bên cạnh đó, người quản lý dự án phải đưa ra cái nhìn tổng quan về các giai đoạn dự án để hướng dẫn nhóm.
Cuối cùng, một kế hoạch dự án toàn diện cần thiết lập ngân sách thực tế. Người quản lý triển khai ERP phải giám sát để đảm bảo không vượt quá chi phí triển khai. Khi lên kế hoạch triển khai, quản lý dự án phải ước tính được các khoản chi dự phòng có thể phát sinh.
3. Sử dụng các nguồn hỗ trợ hiệu quả trong quá trình triển khai
Quản lý dự án là người đóng vai trò quan trọng trong một dự án triển khai ERP.
Với 3 lời khuyên vàng kể trên, hy vọng doanh nghiệp lựa chọn được cho mình một người quản trị dự án giỏi, đảm bảo thành công của quá trình triển khai ERP.
Liên hệ với ERPViet qua hotline: 096 4578 234 để nhận được những tư vấn triển khai ERP của các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
ERPViet (Nguồn: Panorama)
- 6 bước quan trọng trong quy trình quản lý tài sản trong doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý thiết bị máy tính: Giải bài toán quản lý thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp
- Bật mí Top 5 phần mềm quản lý máy móc thiết bị miễn phí hiện nay
- Tìm hiểu về phần mềm quản lý bảo trì CMMS và vai trò trong doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của hệ thống quản lý tài sản đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Tin cũ
- BI (Business Intelligence) là gì? Dịch vụ tư vấn và triển khai BI uy tín tại Hà Nội
- So sánh phần mềm kế toán: Odoo, Quickbooks, Sage & Xero
- So sánh báo cáo phần mềm thương mại điện tử: Magento, Odoo, PrestaShop & Shopify
- So sánh các phần mềm Chăm sóc khách hàng CRM nổi tiếng thế giới
- Phần mềm Odoo & Các phương pháp triển khai