5 điều bạn cần biết về tầm quan trọng của logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng là việc quản lý mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp tham gia vào quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động kinh tế. Bài viết hôm nay ERPViet sẽ bật mí 5 điều mà bạn cần biết về tầm quan trọng của ngành Logistics & quản lý chuỗi cung ứng nhé!
1. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành gì?
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (tiếng anh: Logistics and Supply Chain Management) là một lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và quản lý các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngành này cung cấp cái nhìn toàn diện về hệ thống kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp cho những người quản lý có thể lập kế hoạch phát triển sản xuất và phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất và nhanh nhất. Điểm quan trọng của Logistics & Quản lý Chuỗi Cung ứng là đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ được cung cấp đáp ứng đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và chi phí phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Đến hiện tại vẫn có nhiều người còn nhầm lẫn giữa khái niệm quản trị logistics và chuỗi quản lý cung ứng. Thực tế, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau về chức năng và nhiệm vụ. Ta có thể hiểu rằng Logistics bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu, và Logistics là phần nhỏ trong chuỗi cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Để làm rõ hai khái niệm này ta có thể xem qua sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng:
- Logistics:
-
Là việc quản lý và vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng
-
Tăng trải nghiệm khách hàng với 7 tiêu chí đúng
- Chuỗi cung ứng:
-
Là quá trình biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm và phân phối đến tận tay người tiêu dùng thông qua nhiều hình thức khác nhau
-
Tăng khả năng cạnh tranh nếu doanh nghiệp biết tận dụng và có mô hình quản lý tốt chuỗi
Xem thêm: Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng và logistics
2. Vai trò của logistics và quản lý chuỗi cung ứng
2.1. Tầm quan trọng đối với các Doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức về Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng, cùng Viện Nghiên cứu Logistics của Mỹ, ở các nước phát triển chi phí cho các hoạt động logistics chiếm tỷ trọng từ 10-13% GDP. Con số này cao hơn 15-20% ở các nước đang phát triển. Số liệu trên cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Sau đây là một số vai trò quan trọng của nó đối với doanh nghiệp:
-
Giảm thiểu chi phí và tối ưu hoá các hoạt động phân phối hàng hóa.
-
Tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận, biến họ thành những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp.
-
Là cầu nối giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế bằng cách chuyển dịch hàng hóa đến các thị trường quốc tế.
-
Tiêu chuẩn hóa các chứng từ và giảm thiểu chi phí liên quan đến vận chuyển và lưu thông hàng hóa thông qua các phần mềm logistics hiện đại.
2.2. Tầm quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam
Các nền kinh tế trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ với sự tiến bộ nhanh chóng trong khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa. Điều này mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam.
Để phát triển và tăng sự cạnh tranh, ngành logistic và quản lý chuỗi cung ứng đã và đang trở thành một công cụ cạnh tranh đắc lực của Việt Nam trong việc mở rộng và phát triển các giao dịch quốc tế.
Việc phát triển dịch vụ logistics đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế đất nước. Trong các nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản, ngành logistics đóng góp khoảng 10% GDP, trong khi đó, tỷ lệ này có thể cao hơn 30% đối với các nước đang phát triển. Sự phát triển của ngành Logistics sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và giao dịch quốc tế, giúp Việt Nam mở rộng quy mô sản xuất và đạt được nhiều lợi nhuận hơn, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, việc phát triển logistics còn mang lại lợi ích cho các ngành khác như thương mại quốc tế, bảo hiểm, đóng tàu và hàng không, từ đó góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường quốc tế.
Xem thêm: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM là gì? Vai trò và tính năng
3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành logistics và chuỗi cung ứng? Sự cần thiết của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng
Mặc dù ngành logistics & chuỗi cung ứng Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhưng hiện tại vẫn gặp nhiều hạn chế về nguồn năng lực cạnh tranh. Cơ sở hạ tầng phần cứng, phần mềm và công nghệ quản lý cũng như môi trường chính sách đã được cải thiện, tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn nữa để bắt kịp với các nước đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Ngoài ra, ngành logistics và quản trị chuỗi cung ứng đang thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao, và chất lượng nhân lực cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của ngành. Với việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhu cầu về lao động có tay nghề cao trong ngành dịch vụ logistics dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể. Hiện nguồn cung lao động có kỹ năng cho ngành chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thực tế của ngành.
Một khảo sát được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh cho thấy rằng 53,3% doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu nguồn nhân lực có năng lực và kinh nghiệm, trong khi 30% số doanh nghiệp cần phải đào tạo lại đội ngũ nhân viên của họ
Để cung cấp nguồn nhân lực bền vững và chất lượng cho ngành, các trường đại học ở Việt Nam nên cung cấp các chương trình đào tạo toàn diện, có hệ thống và mô phỏng thực tế để người học có cơ hội tiếp cận với nghề.
Các địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Đà Nẵng được xem là tiềm năng để phát triển các dịch vụ cảng biển và logistics. Tuy nhiên, để đạt được điều này, cần chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực xây dựng chính sách và biện pháp, tổ chức và quản lý các trung tâm logistics hiện đại.
Một trong những giải pháp cho ngành đó là xây dựng phần mềm logistics chuỗi cung ứng. Đó là phần mềm chuyên nghiệp giúp các Doanh nghiệp trong ngành quản lý hoạt động vận chuyển một cách hiệu quả. Chúng cung cấp cho nhà quản lý các chức năng như lập kế hoạch, theo dõi, hướng dẫn tuyến đường, phân tích và báo cáo dữ liệu, kiểm tra hóa đơn vận tải và nhiều chức năng quản lý khác. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả vận chuyển hàng hóa, đồng thời giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.
Trên đây những điều bạn cần biết về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Nếu bạn đang cần tìm một giải pháp phần mềm nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng. Liên hệ ngay với ERPViet để được tư vấn trực tiếp nhé!
Liên hệ chuyên gia phần mềm: https://erpviet.vn/lien-he/
Từ khóa liên quan: logistics va quan ly chuoi cung ung
- Phần mềm quản lý thiết bị trường học có gì đặc biệt?
- Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự tối ưu hiệu quả cho doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý tài sản công và những điều cần biết
- Phần mềm quản lý bảo hành - Giải pháp gia tăng trải nghiệm khách hàng
- Phần mềm quản lý tài sản - Công cụ quản trị hiệu quả cho mọi doanh nghiệp