Hệ thống DMS - Bí quyết gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Hiện nay, giải pháp quản lý hệ thống DMS đã trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu đối với các nhà sản xuất và phân phối. Được xem như công cụ hỗ trợ quản lý đắc lực, DMS có khả năng đồng bộ 100% dữ liệu xuyên suốt chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất cho đến từng điểm bán lẻ.
Hệ thống giúp doanh nghiệp luôn cập nhật thông tin thị trường trong thời gian thực để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, DMS còn giúp quản lý kênh phân phối một cách chuyên nghiệp, dễ dàng và hiệu quả cao.
1. Hệ thống DMS là gì?
Trước khi đi vào phân tích DMS là gì, chúng ta cần hiểu sơ đồ của hệ thống quản lý chuỗi phân phối. Hệ thống bao gồm các đơn vị như công ty sản xuất, nhà phân phối, đại lý, điểm bán và người tiêu dùng. Với mục tiêu đưa hàng hóa đến tay khách hàng nhanh chóng và chính xác nhất, phần mềm DMS đã ra đời.
Hệ thống DMS (Distribution Management System) (DMS) là một phần mềm hỗ trợ quản lý hệ thống phân phối, chuỗi cung ứng. Hệ thống này giúp các doanh nghiệp quản lý việc phân phối hàng hóa đến các kênh phân phối và các điểm bán hàng. Nó cung cấp các công cụ quản lý nhân viên bán hàng ngoài thị trường, tự động hóa quy trình bán hàng, kiểm soát tình trạng hàng tồn kho và quản lý công nợ, tất cả đều được thực hiện một cách chủ động và hiệu quả.
Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các giải pháp quản trị cho các tập đoàn lớn, chuỗi cửa hàng lớn như: Kangaroo, Hòa Bình Group, BILuxury,... ERPViet cũng cung cấp hệ thống dms với các module đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý và kiểm soát các vấn đề trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Xem thêm: Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng và logistics
5 điều bạn cần biết về tầm quan trọng của logistics và quản lý chuỗi cung ứng
2. Khó khăn khi doanh nghiệp chưa ứng dụng Hệ thống DMS
Một số khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay khi chưa ứng dụng phần mềm vào quản lý hệ thống phân phối như:
Quản lý kho không hiệu quả: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho và theo dõi xuất nhập kho. Việc này có thể dẫn đến việc mất cơ hội bán hàng và tăng chi phí lưu trữ.
Khó khăn trong việc quản lý đại lý: Một hệ thống phân phối phức tạp với nhiều đại lý và điểm bán, việc theo dõi và quản lý hoạt động của từng đại lý có thể trở nên khó khăn.
Thời gian xử lý đơn hàng kéo dài: Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện quản lý đơn hàng thủ công, việc xử lý các đơn hàng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Điều này có thể gây ra sự chậm trễ trong việc giao hàng và ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Thông tin phân phối không chính xác: Nếu doanh nghiệp không có một hệ thống quản lý phân phối hiệu quả, việc theo dõi và cập nhật thông tin về đơn hàng, số lượng hàng hóa, giá cả và thông tin khách hàng có thể trở nên khó khăn và không chính xác.
Khó khăn trong việc phân tích dữ liệu: Không có một hệ thống quản lý phân phối hiệu quả, việc phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp sẽ trở nên khó khăn. Những phần mềm phân tích dữ liệu thủ công không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn có thể dẫn đến sai sót.
3. Doanh nghiệp nào nên sử dụng hệ thống quản lý chuỗi phân phối DMS
DMS thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động trong ngành sản xuất, phân phối, bán lẻ và logistics. Các doanh nghiệp đang gặp các vấn đề liên quan đến quản lý dữ liệu, quản lý hệ thống kinh doanh, quản lý kho, quản lý đội ngũ nhân viên và quản lý khách hàng cũng có thể sử dụng DMS để tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Cụ thể, các đối tượng nên sử dụng hệ thống quản lý chuỗi phân phối DMS bao gồm:
-
Các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa với quy mô lớn, có nhiều kênh phân phối, điểm bán, đại lý, đối tác và khách hàng.
-
Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc quản lý và giám sát các hoạt động phân phối hàng hóa, từ đặt hàng đến giao hàng cho khách hàng.
-
Các doanh nghiệp đang mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm thiểu sai sót và tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý chuỗi cung ứng.
-
Các doanh nghiệp đang mong muốn nắm bắt được thông tin thị trường và xu hướng tiêu dùng để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
Xem thêm: Phần mềm quản lý hệ thống nhà phân phối tốt nhất 2022
4. Lợi ích của hệ thống DMS
Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng:
DMS giúp doanh nghiệp tìm kiếm và xác định khách hàng tiềm năng dựa trên các thông tin về hành vi mua hàng và lịch sử giao dịch. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung các nỗ lực kinh doanh vào khách hàng tiềm năng và tăng khả năng chuyển đổi khách hàng thành khách hàng thực sự.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi:
Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình bán hàng bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và khách hàng. Điều này giúp nhân viên kinh doanh có được kiến thức và thông tin cần thiết để tư vấn cho khách hàng một cách chính xác và hiệu quả, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Tăng giao dịch/đơn hàng cho doanh nghiệp:
Hệ thống DMS giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch/đơn hàng bằng cách tối ưu hóa quy trình bán hàng, tăng khả năng tìm kiếm và xác định khách hàng tiềm năng, và tăng khả năng tương tác với khách hàng.
Tăng giá trị giao dịch/đơn hàng:
Bằng cách tối ưu hóa quy trình bán hàng, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ, và tư vấn khách hàng một cách chính xác và hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng giá trị đơn hàng và tối đa hóa lợi nhuận.
Tăng tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp:
Hệ thống DMS giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hệ thống phân phối, tối ưu hóa quy trình bán hàng, tìm kiếm và xác định khách hàng tiềm năng, và tăng giá trị giao dịch/đơn hàng.
Ứng dụng phần mềm vào hệ thống quản lý để tăng năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Để đón đầu xu thế hiện nay, hệ thống DMS của ERPViet cung cấp toàn diện các tính năng doanh nghiệp cần. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn những giải pháp quản lý chuỗi cung ứng tốt nhất nhé!
Liên hệ chuyên gia phần mềm: https://erpviet.vn/lien-he/
Đăng ký dùng thử: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
Từ khóa liên quan:he thong dms, phan mem nha phan phoi
- 5 thách thức lớn của quản lý chuỗi cung ứng & logistics hiện nay
- Phần mềm quản lý văn bản là gì? Những ứng dụng thực tiễn trong doanh nghiệp
- 5 điều bạn cần biết về tầm quan trọng của logistics và quản lý chuỗi cung ứng
- Phần mềm quản lý thiết bị trường học có gì đặc biệt?
- Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự tối ưu hiệu quả cho doanh nghiệp