Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy theo quy mô sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất đang ngày càng nhận thức rõ về ý nghĩa, giá trị của hệ thống quản lý sản xuất. Vậy, làm sao để có thể xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất phù hợp với quy mô doanh nghiệp? Hãy cùng ERPViet phân tích qua bài viết này.
Hệ thống quản lý sản xuất là gì?
Hệ thống sản xuất là gì?
Hệ thống sản xuất là các phương pháp, thủ tục, sắp xếp và tổ chức các chức năng, nguồn lực để biến nguyên vật liệu đầu vào thành các sản phẩm thành phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn.
Hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy là gì?
Hệ thống quản lý sản xuất là tất cả các công cụ giúp quản lý, giám sát và lưu trữ dữ liệu hoạt động sản xuất, đảm bảo cho hệ thống vận hành suôn sẻ, liền mạch và hiệu quả.
Xem thêm: 6 Bước trong quy trình quản lý sản xuất hiệu quả, cách ứng dụng
Hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy có ý nghĩa gì?
Hệ thống quản lý sản xuất nâng cao hiệu quả, tăng năng suất sản xuất
-
Cắt giảm nhiều thao tác sản xuất thủ công bằng các lệnh sản xuất tự động
-
Tăng năng suất nhờ kiểm soát máy móc hoạt động đều đặn, liên tục và có kế hoạch bảo trì thiết bị phù hợp
Giảm chi phí sản xuất - Rút ngắn thời gian tạo ra thành phẩm
-
Nguồn lực sản xuất được sắp xếp và sử dụng một cách thận trọng, đảm bảo sự tối ưu và chất lượng, tránh lãng phí.
-
Hệ thống sản xuất vận hành mượt mà, hiệu quả cắt giảm được chi phát sinh do sự cố, gián đoạn.
-
Máy móc vận hành tự động, cần rất ít sự tham gia của con người vừa giảm chi phí vừa đảm bảo an toàn lao động. Nguồn nhân sự được chắt lọc và sử dụng để tạo ra các giá trị mới.
Quản lý sản xuất hiệu quả giúp tăng uy tín doanh nghiệp
Sử dụng hệ thống quản lý sản xuất sẽ giúp kiểm soát tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp nâng uy tín với khách hàng.
Hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất khả thi
Các hệ thống quản lý sản xuất chuyên nghiệp còn hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch sản xuất, ra chiến lược phát triển nhờ tính năng lập kế hoạch dựa trên nguồn lực sẵn có.
Xem thêm:Phần mềm quản lý quy trình sản xuất hiệu quả cần phải có những tính năng nào?
Tính năng chính của hệ thống quản lý sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất
-
Tự động đề xuất, lên kế hoạch sản xuất dựa trên tính toán nguồn lực sẵn có
-
Hoạch định nguồn lực chi tiết giúp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu, tạo kế hoạch sản xuất đủ khả thi và đảm bảo tiến độ sản xuất
Tạo lập & Quản lý các lệnh sản xuất
-
Lệnh sản xuất chứa đựng đầy đủ các thông tin về sản phẩm, nguyên vật liệu cần thiết, định mức nguyên vật liệu, người phụ trách sản xuất, số lượng sản phẩm, ngày hoàn thành dự kiến, kho nguyên liệu thô, kho thành phẩm, mức độ ưu tiên,...
-
Phần mềm quản lý sản xuất hay lập kế hoạch sản xuất cho phép người dùng tạo & quản lý các lệnh sản xuất dễ dàng. Nhờ vậy, tính năng này có thể giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả sản xuất, quản lý tốt hơn tiến độ sản xuất.
Định mức nguyên vật liệu sản xuất
-
Tính năng quản lý định mức nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ về nguyên vật liệu đưa vào kế hoạch sản xuất. Thông qua việc quản lý chặt chẽ, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa thất thoát, dự tính được chính xác lượng nguyên vật liệu nhập về để sản xuất.
-
Định mức nguyên liệu sản xuất sẽ quy định rõ ràng với mỗi sản phẩm sản xuất ra cần sử dụng các loại nguyên vật liệu nào, với số lượng bao nhiêu.
-
Công nhân sản xuất buộc phải tuân thủ theo định mức nguyên liệu sản xuất.
-
Các trường hợp thừa thiếu nguyên liệu sản xuất phải được giải trình cụ thể.
Tự động đề xuất mua hàng
-
Tự động tính toán và tạo yêu cầu mua hàng dựa trên kế hoạch sản xuất
-
Quản lý nhà cung cấp, bảng giá nhà cung cấp chi tiết
-
Quản lý các đơn mua hàng chính xác, kiểm soát chặt chẽ thông tin
Tính giá thành sản phẩm
-
Hỗ trợ tính giá thành sản phẩm dựa trên dữ liệu cung ứng và sản xuất
-
Bên cạnh đó, phần mềm quản lý các khía cạnh kế toán doanh nghiệp như: Quản lý kế toán bán hàng, Quản lý kế toán mua hàng, Quản lý kế toán quản trị
Người dùng có thể tự thiết lập cấu hình phù hợp với hệ thống tài chính kế toán của doanh nghiệp mình: Tài khoản, tiền tệ, thuế,...
Xem thêm: Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả và cách áp dụng cho doanh nghiệp
AI và ERP system đang thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp như thế nào?
Kiểm soát chất lượng
-
Xác định kế hoạch kiểm soát chất lượng để kích hoạt kiểm tra chất lượng
-
Quản lý chất lượng AQL/ISO. Hỗ trợ app quản lý chất lượng
-
Kiểm tra và đưa ra cảnh báo chất lượng với giao diện trực quan, loại bỏ sản phẩm không đạt
-
Bảo trì năng suất tổng thể để cải thiện chất lượng
Quản lý vòng đời sản phẩm
-
Quản lý các thay đổi kỹ thuật theo thời gian thực
-
Quản lý BOM
-
Tích hợp với quản lý tài liệu
-
Phiên bản thông minh với tính năng hợp nhất và so sánh khác biệt hiệu quả
Kế hoạch tự động bảo trì
-
Lên kế hoạch bảo trì thiết bị và thực thi bảo trì theo cách chặt chẽ nhất
-
Đảm bảo máy móc luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất, tăng hiệu suất sử dụng tài sản, gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp
-
Tự động hóa quy trình bảo trì tài sản thiết bị
Kiến trúc hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy
Hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy có thể chia thành bốn tầng cơ bản:
-
Tầng 1: Các thiết bị cảm biến IoT: Thiết bị đo đếm, định lượng, kiểm tra, ghi nhận thời gian,...
-
Tầng 2: Các thiết bị điều khiển, kiểm soát dữ liệu: Bộ điều khiển khả trình (PLC), thiết bị có gắn hệ điều khiển, hiển thị thông tin giám sát dữ liệu (SCADA).
-
Tầng 3: Máy chủ cài đặt phần mềm quản trị sản xuất (hệ thống MES)
-
Tầng 4: Hệ thống ERP quản trị tổng thể các hoạt động doanh nghiệp: Hoạch định nguồn lực, lập kế hoạch sản xuất, quản lý chăm sóc khách hàng, kế toán doanh nghiệp, tính giá sản phẩm,...
Với cách phân tầng như vậy, doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy phù hợp với quy mô hoạt động.
Xem thêm:ERP cho doanh nghiệp sản xuất tăng năng suất và giảm chi phí
Ví dụ: Với các xưởng sản xuất quy mô vừa và nhỏ, hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy có thể triển khai từ tầng 1 đến tầng 3 và một phần nhỏ của tầng 4. Số lượng các thiết bị trong các tầng quản lý cũng được chọn lọc và giới hạn.
Sản xuất quy mô lớn và chuyên nghiệp triển khai đủ 4 tầng với nhiều tính năng nâng cao, thay thế hầu hết các công việc thủ công và hỗ trợ nhiều cho việc quản lý tổng thể doanh nghiệp.
Xem thêm: Giải pháp quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
5+ Kỹ năng mềm trong quản lý sản xuất - Quản lý sản xuất hiệu quả
Làm sao để xây dựng được hệ thống quản lý sản xuất phù hợp nhất?
Trên thực tế, để xây dựng được hệ thống quản lý sản xuất phù hợp và tối ưu, doanh nghiệp sẽ cần chuyên gia tư vấn thiết kế hệ thống. Chuyên gia sẽ lắng nghe nhu cầu của doanh nghiệp + khảo sát thực tế quy mô, thực trạng doanh nghiệp và tư vấn dựa trên các thông tin này.
Một hệ thống quản lý sản xuất không chỉ phù hợp với thực trạng hiện tại mà còn phải có khả năng điều chỉnh, mở rộng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc tìm kiếm, lựa chọn chuyên gia tư vấn thiết kế hệ thống là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất.
Doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp quản lý sản xuất?
Hãy kết nối với chuyên gia tư vấn thiết kế hệ thống quản lý sản xuất của Kangaroo, Nesta, SIV và rất nhiều doanh nghiệp khác, để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Liên hệ chuyên gia: https://erpviet.vn/lien-he/
Dùng thử phần mềm quản lý sản xuất: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
Xem thêm: Kỹ thuật Cơ khí và Nhà máy: Cách chuẩn bị Hệ thống ERP cho tương lai
Lựa chọn hệ thống ERP: Xương sống cho ngành công nghiệp điện tử
Phần mềm quản lý xưởng sản xuất miễn phí có ưu, nhược điểm gì?
- Top các phần mềm hỗ trợ bán hàng online dành cho chuỗi cửa hàng
- Phần mềm quản lý nhà hàng POS - Quản lý chuỗi nhà hàng quán ăn chuyên nghiệp
- Phân tích thiết kế phần mềm quản lý bán hàng - Mấu chốt thành công
- Top 5 phần mềm bán hàng Facebook dành cho cửa hàng vừa và nhỏ
- Review phần mềm quản lý nhà hàng tốt nhất hiện nay dành cho chuỗi thương hiệu