Sự khác biệt thực sự giữa phần mềm quản trị hệ thống ERP truyền thống và Cloud ERP là gì?
Lựa chọn phần mềm quản trị hệ thống ERP truyền thống hay Cloud ERP là một trong những sự lựa chọn khó khăn nhất của nhà quản trị doanh nghiệp. Ngay cả khi, bạn nắm trong tay đầy đủ các thông tin về ưu, nhược điểm của mỗi mô hình, thì việc lựa chọn cũng đều không dễ dàng.
Khi nhìn nhận về hai mô hình quản trị doanh nghiệp này, sự khác biệt mà hầu hết chúng ta có thể nhận thấy chính là sự đầu tư thời gian, nhu cầu triển khai và chi phí phải chi trả bước đầu. Đối với phần mềm quản trị hệ thống ERP truyền thống, dường như mọi yếu tố đều yêu cầu cao hơn so với giải pháp Cloud ERP.
Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố khác, làm nên sự khác biệt thật sự giữa hai mô hình quản trị doanh nghiệp này. Đó chính là:
– Chi phí bổ sung
– Tính bảo mật của hệ thống
– Chương trình nâng cấp và cập nhật
Để chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn được mô hình tốt nhất cho chính bạn và nhu cầu của doanh nghiệp của bạn, hãy xem xét đến sự khác biệt này ảnh hưởng như thế nào đến cách doanh nghiệp bạn vận hành.
Khi nhìn nhận về hai mô hình quản trị doanh nghiệp này, sự khác biệt mà hầu hết chúng ta có thể nhận thấy chính là sự đầu tư thời gian, nhu cầu triển khai và chi phí phải chi trả bước đầu. Đối với phần mềm quản trị hệ thống ERP truyền thống, dường như mọi yếu tố đều yêu cầu cao hơn so với giải pháp Cloud ERP.
Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố khác, làm nên sự khác biệt thật sự giữa hai mô hình quản trị doanh nghiệp này. Đó chính là:
– Chi phí bổ sung
– Tính bảo mật của hệ thống
– Chương trình nâng cấp và cập nhật
Để chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn được mô hình tốt nhất cho chính bạn và nhu cầu của doanh nghiệp của bạn, hãy xem xét đến sự khác biệt này ảnh hưởng như thế nào đến cách doanh nghiệp bạn vận hành.
Chi phí bổ sung
Khi đề cập đến chi phí tổng thể, chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa phần mềm quản trị hệ thống ERP truyền thống và Cloud ERP. Tuy nhiên, có một số khoản chi phí bổ sung ngoài các khoản chi phí đã trao đổi trong hợp đồng mà doanh nghiệp chưa tính đến. Một trong số đố chính là lượng điện tiêu thụ. Trung bình, một máy chủ nội bộ có thể tốn của doanh nghiệp từ 700$-900$/năm. Đối với các doanh nghiệp chạy máy chủ bổ sung, chi phí này sẽ được nhân lên vài lần. Ngoài ra, để giữ cho máy chủ hoạt động trơn tru, các công ty cần đầu tư vào đội ngũ nhân lực CNTT, kéo theo chi phí thuê và đào tạo. Đó là chưa kể đến chi phí bảo trì server. Nhìn chung, con số dành cho phần mềm quản trị hệ thống ERP truyền thống không chỉ dừng lại ở những con số rõ ràng trên hợp đồng. Về điều này, chủ doanh nghiệp cần nhìn nhận rõ trước khi triển khai.
>>> Đọc thêm: Các chi phí có thể xuất hiện trong hợp đồng triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp
>>> Đọc thêm: Các chi phí có thể xuất hiện trong hợp đồng triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp
Mối quan tâm về an ninh
Để bảo vệ bí mật của doanh nghiệp như thông tin khách hàng, tình hình tài chính kinh doanh, thông tin của nhân viên,… bảo mật là một trong những ưu tiên hàng đầu. Như bạn biết, một công thức sản xuất bị đánh cắp có thể khiến đối thủ cạnh tranh giành thắng lợi trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đua. Nếu không bảo mật thông tin tốt, doanh nghiệp của bạn sẽ rất có thể đứng trên bờ vực phá sản.
Các chủ doanh nghiệp nhận thấy rằng, phần mềm quản trị hệ thống Cloud ERP tồn tại khá nhiều nguy cơ và không sở hữu tính bảo mật cao bằng ERP truyền thống. Mặc dù điều này đang ngày càng được cải thiện theo thời gian nhưng nhìn chung, các nhà quản trị vẫn thiếu niềm tin vào sự bảo mật của phần mềm quản trị hệ thống Cloud ERP.
Hiện nay, các nhà cung cấp đã xây dựng các biện pháp bảo vệ và mã hóa bổ sung để bảo mật thông tin hệ thống. Có một trong những vấn đề cốt lõi doanh nghiệp cần xem xét đến là: với phần mềm quản trị hệ thống Cloud ERP, bảo mật là trách nhiệm của nhà cung cấp giải pháp. Còn với hệ thống ERP truyền thống, việc bảo mật lại nằm trong tay doanh nghiệp. Niềm tin về tính bảo mật của ERP truyền thống cao hơn có thể dẫn người dùng đến những nhận định sai lầm về tính bất khả xâm phạm. Các doanh nghiệp sử dụng ERP truyền thống kiểm soát trực tiếp người dùng có thể truy cập dữ liệu của họ. Tuy nhiên, họ không biết rằng, đa số các vi phạm an ninh đều đến từ hoạt động truy cập chứa mã độc của nhân viên. Hơn nữa, không giống phần mềm quản trị hệ thống Cloud ERP, với ERP truyền thống, vấn đề vi phạm bảo mật có thể không được phát hiện kịp thời, do đó không thể giải quyết nhanh chóng.
Các chủ doanh nghiệp nhận thấy rằng, phần mềm quản trị hệ thống Cloud ERP tồn tại khá nhiều nguy cơ và không sở hữu tính bảo mật cao bằng ERP truyền thống. Mặc dù điều này đang ngày càng được cải thiện theo thời gian nhưng nhìn chung, các nhà quản trị vẫn thiếu niềm tin vào sự bảo mật của phần mềm quản trị hệ thống Cloud ERP.
Hiện nay, các nhà cung cấp đã xây dựng các biện pháp bảo vệ và mã hóa bổ sung để bảo mật thông tin hệ thống. Có một trong những vấn đề cốt lõi doanh nghiệp cần xem xét đến là: với phần mềm quản trị hệ thống Cloud ERP, bảo mật là trách nhiệm của nhà cung cấp giải pháp. Còn với hệ thống ERP truyền thống, việc bảo mật lại nằm trong tay doanh nghiệp. Niềm tin về tính bảo mật của ERP truyền thống cao hơn có thể dẫn người dùng đến những nhận định sai lầm về tính bất khả xâm phạm. Các doanh nghiệp sử dụng ERP truyền thống kiểm soát trực tiếp người dùng có thể truy cập dữ liệu của họ. Tuy nhiên, họ không biết rằng, đa số các vi phạm an ninh đều đến từ hoạt động truy cập chứa mã độc của nhân viên. Hơn nữa, không giống phần mềm quản trị hệ thống Cloud ERP, với ERP truyền thống, vấn đề vi phạm bảo mật có thể không được phát hiện kịp thời, do đó không thể giải quyết nhanh chóng.
Cập nhật và nâng cấp
Để nhận được những lợi ích lớn nhất từ bất kỳ phần mềm quản trị hệ thống ERP nào, việc cập nhật và nâng cấp là vô cùng cần thiết. Với Cloud ERP, mức độ cập nhật và nâng cấp sẽ thường xuyên hơn. Đây là vai trò của nhà cung cấp. Họ sẽ là người chủ động trong vấn đề này. Tuy nhiên việc tiến hành các cập nhật có thể khiến hệ thống của bạn bị gián đoạn. Hiện nay nhiều doanh nghiệp cung cấp cho người dùng các tùy chọn để lựa chọn các tính năng doanh nghiệp bạn muốn cập nhật trước khi tiến hành cập nhật để giải quyết vấn đề ở trên.

Một màn hình hóa đơn khách hàng trên Cloud ERP được cấp nhật theo thời gian thực
Ngược lại với phần mềm quản trị hệ thống Cloud ERP, ERP truyền thống thì doanh nghiệp thường sẽ nắm vai trò chủ động hơn trong quá trình cập nhật. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát thời gian, cách thức và các phần cần cập nhật.
Ba yếu tố trên nói lên sự khác biệt thật sự giữa ERP truyền thống và Cloud ERP, điều mà nhiều chủ doanh nghiệp chưa để ý hoặc các nhà cung cấp chưa đề cập với bạn. Tuy nhiên, là người dùng thông minh, bạn cần xem xét kỹ tất cả các yếu tố trước khi đưa ra sự lựa chọn cuối cùng. Bởi đầu tư cho phần mềm quản trị hệ thống ERP là một sự đầu tư dài hạn và tiêu tốn của bạn nhiều thời gian công sức. Bạn cần hiểu về hệ thống để đảm bảo sự thành công cho chính doanh nghiệp của mình.
Hiện nay, ERPViet triển khai gói dùng thử miễn phí Cloud ERP. Nếu bạn muốn thấu hiểu thực sự về nền tảng ERP, hãy đăng ký dùng thử ngay lập tức.
ERPViet
Tin cũ
- 6 cách mở khóa sức mạnh giải pháp erp online tổng thể
- Giải pháp Cloud ERP phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào?
- Nâng cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp – 5 bước quan trọng cần thực hiện
- Năm nhiệm vụ doanh nghiệp triển khai ERP nên tự động hoá
- Cách thức phần mềm ERP giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm chi phí