Phần mềm ERP Việt Nam – Cách thức triển khai để thành công
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đang chú trọng nhiều hơn vào việc áp dụng phần mềm ERP bởi những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Tuy vậy, thất bại trong việc triển khai cũng khá nhiều và dưới đây là lí do thất bại cũng như cách thức để triển khai phần mềm ERP Việt Nam được thành công.

Phần mềm erp Việt Nam
Nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với ERP
- Vấn đề cá nhân.
- Về quản lý tài chính không hiệu quả.
- Gặp phải sự cố bất ngờ trong quá trình kinh doanh.
Và lý do sâu xa dẫn đến những vấn đề đó chính là chủ doanh nghiệp bị thiếu các kỹ năng về quản lý cũng như hệ thống quản lý doanh nghiệp. Điều này dẫn đến doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, bởi vậy việc áp dụng triển khai giải pháp erp vào việc quản lý là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp.
“Bởi vậy, các doanh nghiệp hãy tìm hiểu sâu hơn về Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý ERP để biết rõ hơn tại sao ERP lại cần thiết với doanh nghiệp đến vậy”
Tuy nhiên ở Việt Nam việc triển khai giải pháp ERP vào quản trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân. Và trong đó có 1 số nguyên nhân chính đó là:
- Công tác tuyên truyền sự cần thiết của việc ứng dụng ERP chưa sâu rộng, khiến cho phần lớn các chủ doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hiểu được bản chất và hiệu quả mang lại khi doanh nghiệp triển khai ERP.
- Kinh phí đầu tư triển khai ERP tương đối lớn.
- Một số doanh nghiệp đi đầu trong việc triển khai ERP nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, thậm chí là thất bại gây ra tâm lý hoài nghi đối với các doanh nghiệp khác.
- Có những doanh nghiệp triển khai phần mềm ERP Việt Nam năng lực yếu kém không đáp ứng được nhu cầu đặc thù, quy mô của khách hàng.
Cách thức triển khai Phần mềm ERP Việt Nam để đạt được thành công
Bước 1: Khảo sát và đánh giá hiện trạng
Nhà cung cấp dịch vụ sẽ khảo sát: hệ thống hạ tầng, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, các nghiệp vụ, hồ sơ chứng từ, bảng biểu, báo cáo… từ đó xây dựng nên hồ sơ đánh giá hiện trạng làm căn cứ cho quá trình triển khai sau này.
Từ thông tin khảo sát này, nhà cung cấp sẽ hiểu hơn về hoạt động của doanh nghiệp, còn doanh nghiệp sẽ biết được để triển khai giải pháp đó thì cần hoàn thiện những nội dung gì để có thể triển khai được.
Xem thêm: Triển khai ERP mất bao lâu? 11 yếu tố quyết định thời gian triển khai
Từ thông tin khảo sát này, nhà cung cấp sẽ hiểu hơn về hoạt động của doanh nghiệp, còn doanh nghiệp sẽ biết được để triển khai giải pháp đó thì cần hoàn thiện những nội dung gì để có thể triển khai được.
Xem thêm: Triển khai ERP mất bao lâu? 11 yếu tố quyết định thời gian triển khai

Cần khảo sát và đánh giá hiện trạng trước khi đưa ra 1 kế hoạch sử dụng phần mềm ERP Việt Nam
Bước 2: Chuẩn hóa hạ tầng cơ sở
Trước khi tiến hành triển khai thì 2 bên đối tác cần thống nhất để chuẩn hóa hạ tầng cơ sở, thống nhất một số vấn đề như: chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ và tài liệu… Nhà cung cấp có thể đề xuất cải tạo, nâng cấp hệ thống hoặc tư vấn về những vấn đề liên quan đến quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong phần chuẩn bị này thì còn cần chuẩn hóa chi tiết một số tài liệu triển khai như:
- Chuẩn hóa bộ danh mục và hệ thống mã về vật tư, tài sản, khách hàng, nhân viên và các đối tượng liên quan khác.
- Xây dựng lại cây danh mục tài khoản hạch toán kế toán và danh mục bút toán theo bài toán quản lý mới
- Thống kê và chuẩn mực lại nguồn lực của doanh nghiệp như các hệ thống máy móc, thời gian sản xuất, quy trình, định mức và tài liệu liên quan
- Xây dựng các bài toán như: bài toán giá thành, bài toán quản lý kế hoạch, cách thức quản lý vật tư, các chỉ tiêu và thông số quản trị hàng hóa sản phẩm, báo cáo quản trị…
- Hệ thống mẫu biểu và chứng từ
- Sổ sách kế toán, bóc tách số liệu cho phù hợp với các nghiệp vụ trong hệ thống
Giải pháp phần mềm Cloud ERP – Xu thế quản trị doanh nghiệp của tương lai
Bước 3: Hoạch định dự án
Sau khi đã có 2 bước chuẩn bị nền tảng thì nhà cung cấp cùng với doanh nghiệp sẽ cùng nhau hoạch định kế hoạch tổng thể như: Lộ trình cụ thể về thời gian làm việc, nguồn nhân lực thực hiện dự án… Đây là cơ sở để quá trình triển khai dựa vào đó mà thực hiện nhằm đến được cái đích đã đặt ra.

Xây dựng lộ trình cụ thể về thời gian triển khai từng Module
Bước 4: Khởi động và vận hành dự án
Khởi động và vận hành dự án là quá trình nhà cung cấp tiến hành khảo sát, thiết lập, cài đặt, chỉnh sửa hệ thống ERP và đào tạo để những người tham gia trực tiếp vào hệ thống đó của khách hàng để có thể sử dụng được phần mềm. Đây là giai đoạn chính và dài nhất của quá trình triển khai hệ thống ERP.
Xem thêm: 5 Mẹo quản lý dự án ERP
Xem thêm: 5 Mẹo quản lý dự án ERP
Bước 5: Nghiệm thu dự án
Thời gian triển khai dự án ERP cho mỗi doanh nghiệp là không giống nhau và cũng có thể thay đổi so với thời gian dự kiến ban đầu. Thường dự án ERP nghiệm thu khi hệ thống thiết kế đáp ứng được các nhu cầu nghiệp vụ mà doanh nghiệp đề ra. Các bộ phận sử dụng phần mềm thao tác tốt và lên được các báo cáo cần thiết. Việc nghiệm thu dự án xong không có nghĩa là quá trình hỗ trợ của nhà cung cấp đã hoàn thành.
Thường sau quá trình triển khai của bộ phận kỹ thuật thì trong quá trình sử dụng bộ phận bảo hành sẽ cùng hỗ trợ để hệ thống ERP được vận hành tốt. Khác với những sản phẩm tiêu dùng khác, thường các doanh nghiệp sẽ chọn những nhà cung cấp uy tín để có thể nâng cấp hệ thống khi cần thiết.
Không phải quá trình triển khai hệ thống ERP nào cũng diễn ra thành công. Có nhiều lý do dẫn đến việc triển khai thất bại. Vì thế thường các doanh nghiệp lựa chọn rất kỹ nhà cung cấp. Đặc biệt là trong quá trình triển khai cả 2 bên đều thiện chí và hỗ trợ nhau để dự án được hoàn thành tốt như mong đợi. Việc hiểu rõ các vấn đề và lập kế hoạch để quản trị dự án là một trong những yếu tố giúp tăng tỷ lệ thành công và mức độ thành công lên cao hơn.
ERPViet là một phần mềm quản trị doanh nghiệp mã nguồn mở được phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Odoo – Một nền tảng quản trị doanh nghiệp mã nguồn mở tốt nhất hiện nay. ERPViet được nghiên cứu để phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Ngoài những tính năng tối ưu mà các phần mềm ERP khác mang đến cho doanh nghiệp, phần mềm ERPViet được tích hợp chặt chẽ với các công cụ marketing online giúp giảm thiểu chi phí mà vẫn thu được tối đa khách hàng tiềm năng.
Đăng ký dùng thử phần mềm: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
LIÊN HỆ VỚI ERPVIET ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN DỊCH VỤ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỐT NHẤT
Thường sau quá trình triển khai của bộ phận kỹ thuật thì trong quá trình sử dụng bộ phận bảo hành sẽ cùng hỗ trợ để hệ thống ERP được vận hành tốt. Khác với những sản phẩm tiêu dùng khác, thường các doanh nghiệp sẽ chọn những nhà cung cấp uy tín để có thể nâng cấp hệ thống khi cần thiết.
Không phải quá trình triển khai hệ thống ERP nào cũng diễn ra thành công. Có nhiều lý do dẫn đến việc triển khai thất bại. Vì thế thường các doanh nghiệp lựa chọn rất kỹ nhà cung cấp. Đặc biệt là trong quá trình triển khai cả 2 bên đều thiện chí và hỗ trợ nhau để dự án được hoàn thành tốt như mong đợi. Việc hiểu rõ các vấn đề và lập kế hoạch để quản trị dự án là một trong những yếu tố giúp tăng tỷ lệ thành công và mức độ thành công lên cao hơn.
ERPViet là một phần mềm quản trị doanh nghiệp mã nguồn mở được phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Odoo – Một nền tảng quản trị doanh nghiệp mã nguồn mở tốt nhất hiện nay. ERPViet được nghiên cứu để phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Ngoài những tính năng tối ưu mà các phần mềm ERP khác mang đến cho doanh nghiệp, phần mềm ERPViet được tích hợp chặt chẽ với các công cụ marketing online giúp giảm thiểu chi phí mà vẫn thu được tối đa khách hàng tiềm năng.
Đăng ký dùng thử phần mềm: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
LIÊN HỆ VỚI ERPVIET ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN DỊCH VỤ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỐT NHẤT
ERPViet
Tin cũ
- 10 Điều chủ doanh nghiệp cần biết về phần mềm quản lý ERP
- Phần mềm ERP Online - Tư vấn phần mềm Odoo ERP Online
- Giải pháp phần mềm Cloud ERP – Xu thế quản trị doanh nghiệp của tương
- 6 Lỗi thường gặp có thể phá hủy hoàn toàn hệ thống ERP
- Báo giá phần mềm ERP - Doanh nghiệp làm thế nào để không bị hớ?