Phần mềm ERP giá bao nhiêu? Yếu tố ảnh hưởng đến giá phần mềm ERP & So sánh giá giữa các phần mềm ERP
Phần mềm ERP giá bao nhiêu?
Xác định giá triển khai của phần mềm ERP không phải nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt nếu doanh nghiệp chưa từng triển khai một phần mềm tương tự trước đó. Mỗi nhà cung cấp mang đến một bảng giá phần mềm ERP khác nhau. Sự phức tạp trong việc định giá có thể khiến doanh nghiệp bị choáng ngợp và không kiểm soát được các chi phí ẩn bổ sung. Thông thường sau khi chọn hệ thống, doanh nghiệp sẽ tiến hành thương lượng các điều khoản hợp đồng với nhà cung cấp để đi đến thống nhất.
Yêu cầu của người dùng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc định giá của phần mềm ERP. Các doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng nền tảng Cloud ERP với các tính năng có sẵn, ít tùy chỉnh, số lượng người dùng ít. Các doanh nghiệp lớn có nhu cầu phần mềm phức tạp và sẵn sàng chi mạnh tay hơn. Số lượng người dùng đông hơn, mức độ tùy chỉnh lớn và đa dạng các tính năng nên thông thường các doanh nghiệp lớn lựa chọn triển khai giải pháp On-Premise ERP.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về mức giá chung của phần mềm ERP. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách định giá và mô hình định giá cũng sẽ được thảo luận.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá phần mềm ERP
Trước khi đi đến thống nhất triển khai một hệ thống ERP, cuộc đàm phán giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp có thể kéo dài vài tháng. Thời gian đàm phán dài hay ngắn tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu quản trị doanh nghiệp trên ERP. Chúng ta sẽ cùng thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá cuối cùng của một phần mềm ERP.
Tùy chỉnh và số lượng người dùng
Hình thức triển khai
Có hai loại mô hình triển khai phần mềm ERP – On-Premises và Cloud ERP. Mặc dù hệ thống dựa trên đám mây được biết đến với mức giá ban đầu thấp, tuy nhiên, nếu tính tổng chi phí trong thời gian dài, mức giá phần mềm ERP doanh nghiệp phải trả có thể nhiều hơn so với On-Premises ERP. Mức thanh toán của On-Premise được biết là khá cao, thanh toán 1 lần hoặc theo đợt tùy theo phạm vi tùy chỉnh, số tiền có thể lên tới hàng triệu đô, tuy nhiên, về lâu dài, On-Premises là một hình thức đầu tư tiết kiệm. Chi phí bổ sung có thể đến từ các dịch vụ bảo trì, hỗ trợ được cung cấp bởi nhà cung cấp.
Ngân sách đầu tư
Đối với các tổ chức lớn, đầu tư vào một giải pháp ERP có thể là một quyết định rất dễ dàng, nhiều người trong số họ đã nhận ra tại sao phần mềm ERP hữu ích cho doanh nghiệp, hầu hết trong số đó có xu hướng đầu tư vào On-Premises. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, muốn lợi dụng ERP để gia tăng sức cạnh tranh, tuy nhiên, do nguồn ngân sách hạn chế, họ thường lựa chọn các giải pháp dựa trên đám mây do giá cả hợp túi tiền. Trên thực tế, Cloud ERP là hình thức chia nhỏ tiền của khách hàng thành nhiều đợt thanh toán khác nhau, nếu họ giữ chân được khách hàng ở lại, họ sẽ liên tục có nguồn thu thụ động.
Chi phí triển khai
Một yếu tố quan trọng không kém quan trọng là giá triển khai của phần mêm ERP. Việc triển khai bao gồm các quy trình như lập kế hoạch dự án và tổ chức, cài đặt, đào tạo và cấu hình hệ thống,... Tùy thuộc vào nhà cung cấp của bạn hoặc nhu cầu tùy chỉnh, chi phí triển khai có thể thay đổi. Tuy nhiên, những chi phí triển khai này có thể bị giảm nếu bạn sử dụng nhân sự CNTT của bạn để trợ giúp trong quá trình triển khai.
Bảo trì
Bảo trì là khoản chi phí không thể thiếu đối với hệ thống ERP. Đối với Cloud, chi phí bảo trì được tính một phần vào các gói chi phí cung cấp dịch vụ, được doanh nghiệp chi trả. Đối với On-Premises, doanh nghiệp sẽ phải tự lên kế hoạch và trả tiền cho dịch vụ bảo trì để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định. Chi phí bảo trì thông thường bao gồm: chi phí mạng, chi phí nhân sự CNTT và chi phí phần cứng bổ sung.
Đào tạo
Đào tạo sử dụng hệ thống là bước quan trọng trong triển khai ERP. Việc đào tạo cần được tiến hành liên tục để đảm bảo người dùng sử dụng hệ thống ERP hiệu quả. Chi phí đào tạo là một trong những khoản chi phí tốn kém, nhưng xứng đáng để đầu tư.
Đọc thêm: So sánh giải pháp ERP của Microsoft Dynamics, Odoo, NetSuite
Giá của phần mềm ERP là bao nhiêu?
Vậy chi phí phần mềm ERP là bao nhiêu? Như đã đề cập trước đó, giá của phần mềm ERP phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, số lượng người dùng, độ phức tạp của tính năng, licence, tùy chỉnh,... Tuy nhiên, với mục đích cung cấp một câu trả lời đơn giản, chúng tôi đã đưa ra một hướng dẫn về số tiền bạn nên chi tiêu trong một hệ thống ERP.
Bảng giá phần mềm ERP đối với doanh nghiệp nhỏ
Các doanh nghiệp nhỏ với số lượng nhân sự ít hơn 75 người có thể lựa chọn các giải pháp ERP dưới đây, với mức giá phần mềm ERP dao động từ 25.000$ - 100.000$ tùy thuộc vào mức độ tùy chỉnh và số lượng người dùng.
Ví dụ về phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp nhỏ
1. Scoro
Giải pháp quản lý doanh nghiệp dựa trên nền tảng đám mây Scoro được thiết kế dành cho các doanh nghiệp SME, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, tư vấn và quảng cáo. Phần mềm này chứa đựng một loạt các tính năng bao gồm lập kế hoạch và theo dõi công việc, cộng tác, quan hệ khách hàng, quản lý dự án và báo cáo.

Bảng giá phần mềm ERP của Scoro được đặt dựa theo số lượng tính năng: Có 3 gói chính bao gồm Gói Plus có giá 22 đô/người dùng/tháng. Gói Premium được bán với giá 33 đô/người dùng mỗi tháng và Gói Ultimate có giá 55$/người dùng mỗi tháng. Nhà cung cấp cung cấp một bản dùng thử miễn phí, người dùng chỉ cần đăng ký tại đây để trải nghiệm.
2. Sage Intacct
Giải pháp ERP Sage Intacct kết hợp giữa Sage và Intacct, đưa đến tính năng kết hợp mạnh mẽ của cả hai công ty. Về cơ bản phần mềm ERP này cung cấp giải pháp quản lý tài chính và kế toán với tất cả những lợi ích của điện toán đám mây. Hệ thống được thiết kế để tăng hiệu suất hoạt động của công ty và năng suất tài chính. Các chức năng chính bao gồm quản lý tiền mặt, kế toán, mua, hợp nhất tài chính, thanh toán thuê bao, hợp đồng, quản lý nhà cung cấp và báo cáo tài chính.

Mặc dù bảng giá phần mềm ERP của Sage Intacct sẽ khác nhau tùy theo các khách hàng với nhu cầu khác nhau, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ có thể sở hữu các gói bắt đầu ở mức 400 đô/tháng.
3. Odoo
Nền tảng ERP dựa trên đám mây Odoo là sự kết hợp giữa nhiều ứng dụng Mua hàng, Bán hàng, CRM, Kế toán, Nhân sự, Kho, Dự án, POS, Thương mại điện tử, Sản xuất,... nằm trong một phần mềm duy nhất, giúp các doanh nghiệp quản lý toàn diện các khía cạnh kinh doanh. Người dùng có cơ hội sử dụng khoảng 300 ứng dụng mới mỗi tháng.

Bảng giá của phần mềm ERP Odoo được tính toán theo số lượng module và người dùng doanh nghiệp sử dụng. Hiện nay Odoo đang bán mỗi mô-đun ở mức trung bình 12$/người dùng mỗi tháng. Điều tuyệt vời là bạn có thể tùy chọn các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp của mình và tùy chỉnh các màn hình nhờ module Studio.
Đọc thêm: Báo cáo ERP năm 2018
4. ECount
Nền tảng ERP dựa trên đám mây ECount giúp các doanh nghiệp quản lý các quy trình mua, sản xuất, kế toán và nhân sự. Hiện nay, hệ thống đang được khoảng 22.000 tổ chức trên toàn thế giới sử dụng. Giải pháp ERP linh hoạt cao này được khuyến khích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Người dùng có thể đăng ký sử dụng ECount với mức giá phần mềm ERP khoảng 55$ mỗi tháng.
5. FinancialForce ERP
FinancialForce ERP giúp các doanh nghiệp chuyển đổi từ phần mềm CRM sang nền tảng ERP. Phần mềm này đem đến nhiều lợi ích cho bộ phận cung cấp dịch vụ khách hàng của tổ chức vì nó thống nhất tất cả các phòng ban dưới một nền tảng ERP được xây dựng từ hệ thống Salesforce. Phần mềm kết nối nhân viên, khách hàng, sản phẩm và thậm chí cả các đối tác, cho phép người dùng theo dõi toàn bộ trải nghiệm của khách hàng. Các tính năng chính bao gồm quy trình làm việc, phân tích, báo cáo liên ngành và cộng tác, quản lý tài chính, đặt hàng và thanh toán và quản lý chuỗi cung ứng,...

Phần mềm ERP này được bán với giá linh động tùy theo số lượng người dùng.
Doanh nghiệp lớn
Các công ty lớn yêu cầu các giải pháp ERP phức tạp, nhiều tùy chỉnh và sẵn sàng chi trả một số tiền lớn cho phần mềm ERP. Các giải pháp dưới đây dành cho các doanh nghiệp sẵn sàng chi trên 1 triệu $ cho phần mềm ERP.
Ví dụ về phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp vừa và lớn
1. Odoo
Phần mềm quản trị doanh nghiệp Odoo tích hợp nhiều ứng dụng Mua hàng, Bán hàng, Kế toán, Chăm sóc khách hàng (CRM), Kế toán, Dự án, Sản xuất, Kho, Website, Lịch, Livechat, Event,... không những phù hợp với doanh nghiệp nhỏ còn đáp ứng được nhu cầu phức tạp của các doanh nghiệp vừa và lớn.

Ngoài tính năng nổi trội, Odoo còn cung cấp cho người dùng giao diện thân thiện và hệ thống các báo cáo giúp quản trị dễ dàng theo dõi hoạt động vận hành của doanh nghiệp dù ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào.
➡️ Dùng thử phần mềm Odoo tại đây!
2. NetSuite ERP
Giải pháp ERP tổng thể Netsuite ERP được thiết kế đặc biệt cho các tổ chức và doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Nó có khả năng tự động hóa doanh thu, đặt hàng, hàng tồn kho và quản lý tài chính, tài sản cố định và thanh toán. Các chức năng này cung cấp các màn hình hiển thị vào các báo cáo thân thiện với người dùng. Nền tảng này kết hợp quản lý tài chính và kinh doanh, cho phép người dùng đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý.

Giá phần mềm ERP này được tính toán dựa trên số lượng người dùng, số lượng mô-đun, tiện ích bổ sung. Doanh nghiệp phải liên hệ trực tiếp để nhận được báo giá chính xác.
2. SYSPRO
Là một phần mềm ERP mạnh mẽ, SYSPRO được thiết kế để giúp các công ty sản xuất tích hợp, đồng bộ hóa và kiểm soát các quy trình. Phần mềm có thể triển khai trên nền tảng đám mây hoặc trên chính server của doanh nghiệp. Công cụ này có nhiều mô-đun cung cấp tính năng không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn các quy trình khác của doanh nghiệp. Phần mềm quản lý chi phí hiệu quả bằng cách giảm thiểu tổn thất từ các quy trình thủ công và quá trình lặp đi lặp lại. SYSPRO cũng tự động hóa kho thông qua quản lý phân phối. Bên cạnh đó, phần mềm cũng giúp doanh nghiệp quản lý kế toán, tài chính bên cạnh quản lý hoạt động sản xuất. Cách tốt nhất để đánh giá mức độ đáp ứng của các tính năng là dùng thử.

Bảng giá của phần mềm ERP Syspro phụ thuộc vào số lượng người dùng, thời gian triển khai phần mềm và yêu cầu của khách hàng.
3. Brightpearl
Là một nền tảng quản lý đa kênh, Brightpearl được khuyến khích cho các nhà bán lẻ vì nó hữu ích trong việc quản lý đơn đặt hàng, kế toán, thông tin khách hàng và hàng tồn kho từ một giao diện điều khiển duy nhất. Khả năng báo cáo theo thời gian thực của nó cung cấp cho người dùng một view nhìn về hành vi mua hàng của khách hàng, dòng tiền, lợi nhuận và kênh. Phần mềm có thể tích hợp với Shopify, Bigcommerce, Magento và các nền tảng tiếp thị trực tuyến như Amazon và eBay.

Bảng giá của phần mềm ERP Brighpearl không có sẵn trên trang web của nhà cung cấp, doanh nghiệp phải liên hệ với nhà cung cấp để yêu cầu báo giá tùy chỉnh.
4. Oracle ERP
Là một nền tảng quản lý doanh nghiệp dành cho mọi loại hình doanh nghiệp, Oracle ERP xây dựng quy trình phần mềm tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn ngành, vừa đơn giản vừa đảm bảo khả năng mở rộng cao và có thể tự động hóa các quy trình như báo cáo, tuân thủ, lập kế hoạch, mua sắm, quản lý rủi ro và vòng đời sản phẩm. Giải pháp ERP tích hợp này đi kèm với một loạt các ứng dụng có thể tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện tính kiểm soát đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Phần mềm Oracle ERP Cloud được định giá theo các gói tính năng. Người dùng có thể lựa chọn 3 gói: Báo cáo tài chính trị giá 175$/tháng, Gói kiểm soát tài chính nâng cao giá 80$/người dùng/tháng. Gói Kiểm soát truy cập nâng cao có giá 150$/người dùng/tháng.
5. SAP S / 4HANA
SAP cung cấp một hệ thống ERP có quy mô bắt đầu với SAP Business One. SAP S / 4HANA được thiết kế cho các doanh nghiệp toàn cầu. Phần mềm có thể được triển khai trên Cloud hoặc được triển khai trên nền tảng server của doanh nghiệp, cung cấp cho các công ty quyền kiểm soát các tổ chức của họ. Nền tảng ERP thông minh này chứa đựng các tính năng chính bao gồm phân tích dự báo, tối ưu tự động hóa, linh hoạt và đảm bảo kết nối thông tin giữa công ty mẹ và các công ty con.

Bảng giá của phần mềm ERP này chưa được công bố, người dùng cần truy cập trang web của nhà cung cấp để nhận báo giá.
6. Focus 8
Là một giải pháp ERP dựa trên nền tảng đám mây được trang bị công cụ kinh doanh mạnh mẽ, Focus 8 được thiết kế để giúp các doanh nghiệp phân tích kỹ lưỡng dữ liệu của họ. Dữ liệu theo thời gian thực có thể truy cập dễ dàng và hoàn toàn an toàn đói với người dùng, cho phép họ đưa ra quyết định thông minh hoặc tạo báo cáo kịp thời.

Focus 8 sử dụng kiến trúc mô-đun, có thể hoạt động độc lập và tích hợp với các mô-đun khác, để điều chỉnh quy trình và công việc của người dùng. Phần mềm ERP này có tổng cộng bảy mô-đun: BI, quản lý tài sản cố định, quản lý nhân lực, quản lý tài chính, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng và quản lý chuỗi cung ứng. Focus 8 cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát luồng công việc của mình, cung cấp khả năng xác định quy trình, dễ dàng thiết lập vai trò và phân nhiệm người dùng.
Hiểu rõ giá phần mềm ERP của các nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực trong quá trình lựa chọn và đưa ra quyết định trong triển khai phần mềm ERP.
➡️ Liên hệ hotline 096 4578 234 để nhận tư vấn về phần mềm ERP.
➡️ Hoặc đăng ký dùng thử ERP tại đây.
➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
Đọc thêm: Quản lý kỳ vọng trong triển khai ERP
- 6 bước quan trọng trong quy trình quản lý tài sản trong doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý thiết bị máy tính: Giải bài toán quản lý thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp
- Bật mí Top 5 phần mềm quản lý máy móc thiết bị miễn phí hiện nay
- Tìm hiểu về phần mềm quản lý bảo trì CMMS và vai trò trong doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của hệ thống quản lý tài sản đối với sự phát triển của doanh nghiệp
- Triển khai phần mềm ERP thất bại: Nguyên nhân và cách khắc phục
- So sánh phần mềm quản lý sản xuất MRP Microsoft Dynamics AX, Netsuite, Odoo, SAP Business One
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm PoS - Phần mềm Odoo quản lý chuỗi bán lẻ
- 5 xu hướng phần mềm ERP trong ngành bán lẻ năm 2018
- 5 lỗ hỏng phổ biển của phần mềm ERP mã nguồn mở