Mô hình triển khai ERP hiệu quả dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp nhỏ muốn tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh đã tìm đến ERP như một chiếc phao cứu sinh, vì những lợi ích chúng đã đem đến cho rất nhiều doanh nghiệp. Vậy mô hình ERP nào phù hợp nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Mô hình Cloud ERP – lựa chọn vàng dành cho doanh nghiệp nhỏ
Cloud ERP hay còn được gọi với tên gọi ERP Online là mô hình ERP được nhiều doanh nghiệp nhỏ ưa chuộng bởi những lợi ích thiết thực.
Lợi ích của mô hình Cloud ERP:
- Tiết kiệm thời gian cài đặt, Cloud ERP hoàn toàn không mất t hời gian cài đặt
- Linh hoạt nhờ khả năng truy cập tại mọi nơi chỉ với một kết nối internet
- Tiết kiệm chi phí tối đa so với ERP truyền thống
- Để bắt đầu triển khai ERP, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký tài khoản, lựa chọn gói cloud ERP (số module, số lượng người dùng, dung lượng sử dụng), sau đó có thể ngay lập tức sử dụng.
- Tuy nhiên, trước khi bước vào giai đoạn lựa chọn gói Cloud ERP, doanh nghiệp cần trải qua một quy trình trước đó, quy trình bao gồm:
- Phân tích kỹ hiện trạng của doanh nghiệp để tìm kiếm nhu cầu thực sự của doanh nghiệp
- Phân tích về hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong công việc
- Tổng hợp phân tích, lập báo cáo tổng quan và chi tiết về tình hình doanh nghiệp
- Dựa trên báo cáo, chủ doanh nghiệp và đơn vị cung cấp giải pháp sẽ làm việc với nhau để tìm ra phương án hợp lý nhất

Cloud ERP – xu thế quản trị doanh nghiệp được ưa chuộng trong tương lai
>>> Đọc thêm: Cloud ERP – xu thế quản trị doanh nghiệp của tương lai
Thế còn mô hình On-primises ERP thì sao?
On-primises ERP hay còn gọi là ERP truyền thống thường được các doanh nghiệp với quy mô tầm trung ưa chuộng hơn bởi khả năng tùy biến của phần mềm và mức độ độc lập của doanh nghiệp.
Với On-primises ERP, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị server riêng, các trang thiết bị cùng đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên môn để hỗ trợ.
On-primises ERP có thể được coi như một sự đầu tư khá lớn với đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng nếu chủ doanh nghiệp là người biết nhìn xa trông rộng, họ sẽ không tiếc tiền đầu tư cho hệ thống ERP.
Về số lượng module, cả hai mô hình ERP đều giống nhau. Khác biệt nằm ở chỗ, với On-primises ERP, các module sẽ được cấu trúc theo mô hình và nhu cầu của doanh nghiệp. Ngược lại, ở Cloud ERP, nếu doanh nghiệp không yêu cầu tùy chỉnh, các module sẽ được cấu trúc mặc định, phù hợp với số đông các doanh nghiệp trên thị trường.
>>> Đọc thêm: Khác biệt giữa Cloud ERP và ERP truyền thống
Với On-primises ERP, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị server riêng, các trang thiết bị cùng đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên môn để hỗ trợ.
On-primises ERP có thể được coi như một sự đầu tư khá lớn với đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng nếu chủ doanh nghiệp là người biết nhìn xa trông rộng, họ sẽ không tiếc tiền đầu tư cho hệ thống ERP.
Về số lượng module, cả hai mô hình ERP đều giống nhau. Khác biệt nằm ở chỗ, với On-primises ERP, các module sẽ được cấu trúc theo mô hình và nhu cầu của doanh nghiệp. Ngược lại, ở Cloud ERP, nếu doanh nghiệp không yêu cầu tùy chỉnh, các module sẽ được cấu trúc mặc định, phù hợp với số đông các doanh nghiệp trên thị trường.
>>> Đọc thêm: Khác biệt giữa Cloud ERP và ERP truyền thống
Người dùng tương tác như thế nào trên phần mềm quản trị doanh nghiệp?
Với cả hai mô hình ERP trong doanh nghiệp, người dùng sẽ truy cập theo tài khoản và mật khẩu được cung cấp, thực hiện các tác vụ theo đúng quyền mình được trao trên hệ thống.

Các module chính của ERP
Hầu như các hệ thống ERP khá dễ sử dụng, người dùng hoàn toàn có thể nắm bắt được quy trình và các bước thực hiện chỉ sau một thời gian ngắn tìm hiểu. Thông thường các doanh nghiệp sẽ có kế hoạch tiến hành đào tạo ngay khi dự án vừa khởi động để giúp nhân viên của mình nhanh chóng trở thành chuyên gia hệ thống. Quá trình đào tạo này sẽ được đào tạo bởi các chuyên gia đến từ đơn vị cung ứng phần mềm.
Thông qua phần mềm quản trị doanh nghiệp, người dùng có thể nhập liệu, gửi báo cáo, cập nhật trạng thái, liên hệ với khách hàng, theo dõi hóa đơn, liên hệ với nhà cung cấp, kiểm soát tình hình hàng tồn kho, lên kế hoạch nhập hàng mới,…
Thông qua phần mềm quản trị doanh nghiệp, người dùng có thể nhập liệu, gửi báo cáo, cập nhật trạng thái, liên hệ với khách hàng, theo dõi hóa đơn, liên hệ với nhà cung cấp, kiểm soát tình hình hàng tồn kho, lên kế hoạch nhập hàng mới,…
Nhà cung cấp đóng vai trò gì trong việc triển khai thành công mô hình ERP?
Nhà cung cấp đóng vai trò rất lớn trong quá trình doanh nghiệp lựa chọn và triển khai các mô hình ERP. Nhà cung cấp không chỉ là người cung ứng giải pháp mà còn là người tư vấn toàn diện cho doanh nghiệp. Thông qua nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ hình dung được bức tranh tổng quát về phần mềm quản trị doanh nghiệp, các mô hình ERP, cách chúng kết nối với hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng nhìn nhận rõ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để vượt qua mọi thách thức, hạn chế tình trạng bỏ dở giữa chừng, gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định để triển khai thành công mọi mô hình ERP
Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn thấy các case study thành công của các doanh nghiệp bạn, quyết định triển khai ERP mà không chút đắn đo. Tuy nhiên, thực tế là, dù phần mềm ERP rất tốt, nhưng vẫn không thiếu những doanh nghiệp đã triển khai nhiều lần vẫn gặp thất bại. Thậm chí số tiền đầu tư ra đi không ngày trở lại.
Để triển khai thành công, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ, yếu tố nào là những yếu tố then chốt để triển khai thành công mọi mô hình ERP. Tiếp đó, trong quá trình triển khai, doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố then chốt, có vậy mới mong phần mềm ERP phát huy được tối đa hiệu quả mà vốn dĩ nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp.
>>> Đọc thêm về các yếu tố quyết định để triển khai thành công mọi mô hình ERP
Hoặc, đơn giản hơn, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chính xác và toàn diện nhất.
Để triển khai thành công, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ, yếu tố nào là những yếu tố then chốt để triển khai thành công mọi mô hình ERP. Tiếp đó, trong quá trình triển khai, doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố then chốt, có vậy mới mong phần mềm ERP phát huy được tối đa hiệu quả mà vốn dĩ nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp.
>>> Đọc thêm về các yếu tố quyết định để triển khai thành công mọi mô hình ERP
Hoặc, đơn giản hơn, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chính xác và toàn diện nhất.
Từ khoá liên quan:
mo hinh erp,
mô hình triển khai phần mềm
- 6 bước quan trọng trong quy trình quản lý tài sản trong doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý thiết bị máy tính: Giải bài toán quản lý thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp
- Bật mí Top 5 phần mềm quản lý máy móc thiết bị miễn phí hiện nay
- Tìm hiểu về phần mềm quản lý bảo trì CMMS và vai trò trong doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của hệ thống quản lý tài sản đối với sự phát triển của doanh nghiệp