ERP là hệ thống quản lý doanh nghiệp hiệu quả bậc nhất. Tùy vào quy mô công ty & nhu cầu sử dụng thì mức độ khai thác phần mềm là khác nhau. Các hệ thống phân phối sớm nhận ra lợi ích của ERP đem lại. ERP dành cho hệ thống phân phối sở hữu những chức năng đặc thù. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể về chức năng ERP trong hệ thống phân phối.
Sell in là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến các kênh phân phối như: cửa hàng bán lẻ, đại lý, nhà phân phối, đối tác kinh doanh khác hoặc các kênh trực tuyến. Đây là quá trình đưa sản phẩm vào thị trường. Vai trò của hệ thống ERP trong quản lý Sell-in giúp tăng tính chính xác, hiệu quả và sự nhất quán trong việc quản lý đơn đặt hàng, hợp đồng, giá cả, thông tin sản phẩm, quản lý kho và tài chính liên quan. Dưới đây là một số chức năng của hệ thống ERP trong quản lý Sell-in:
Quản lý đơn đặt hàng: Cho phép nhà phân phối tạo, xử lý và quản lý các đơn đặt hàng từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp. Điều này giúp tăng tính chính xác và hiệu quả trong việc tiếp nhận và xử lý các đơn đặt hàng.
Quản lý hợp đồng:Theo dõi và quản lý thông tin về các hợp đồng giữa nhà phân phối và nhà sản xuất. Nó ghi nhận các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, giúp đảm bảo tuân thủ và thực hiện các cam kết hợp đồng.
Quản lý giá cả và chính sách bán hàng của nhà phân phối. Chức năng ERP giúp cập nhật và theo dõi giá cả, chiết khấu, khuyến mãi và các chính sách bán hàng đặc biệt, đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong việc quản lý giá cả và chính sách bán hàng.
Quản lý thông tin về sản phẩm: ERP lưu trữ và quản lý thông tin chi tiết về các sản phẩm được phân phối, bao gồm thông tin về mô tả, đặc điểm kỹ thuật, đơn vị đo lường, hình ảnh, v.v. Điều này giúp nhà phân phối có được thông tin chính xác và cập nhật về sản phẩm để thực hiện bán hàng và tư vấn cho khách hàng.
Quản lý kho và lưu trữ bao gồm quản lý nhập/xuất kho, kiểm kê, tồn kho, vị trí lưu trữ, v.v.
Quản lý tài chính và thanh toán: Hệ thống ERP hỗ trợ quản lý các hoạt động tài chính liên quan đến quá trình Sell-in, bao gồm lập hóa đơn, thanh toán, theo dõi công nợ, v.v. Nó giúp nhà phân phối có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính và đảm bảo quy trình thanh toán được thực hiện một cách hiệu quả.
Sell out là quá trình bán hàng của sản phẩm từ người bán (nhà sản xuất hoặc nhà phân phối) đến khách hàng cuối cùng. Chức năng của hệ thống ERP trong quản lý Sell out tương tự với quá trình Sell in ở trên. Tuy nhiên, trong quá trình này còn có thêm tính năng Quản lý hoạt động bán hàng.
Hệ thống ERP cung cấp các công cụ và báo cáo để quản lý hoạt động bán hàng, bao gồm doanh số bán hàng, khách hàng mới, khách hàng tái mua, v.v. Nó giúp nhà phân phối theo dõi và đánh giá hiệu quả bán hàng, đưa ra các quyết định chiến lược để tăng cường hoạt động bán hàng.
Chức năng của hệ thống ERP cung cấp các công cụ và quy trình hỗ trợ quá trình đặt hàng và cung cấp hàng hóa đến các điểm bán như cửa hàng, đại lý hoặc nhà bán lẻ như:
Tự động hóa các công việc như ghi nhận yêu cầu đặt hàng từ chủ điểm bán, xử lý đơn đặt hàng, đảm bảo tính nhất quán và chính xác trong việc xác định sản phẩm, số lượng, giá cả, chiết khấu và các điều khoản giao dịch khác.
Theo dõi và giám sát trạng thái của các đơn hàng đặt từ chủ điểm bán. Từ việc kiểm tra tình trạng đơn hàng, theo dõi tiến độ xử lý, đến việc cập nhật thông tin về giao hàng và tình trạng lưu kho, hệ thống ERP giúp cung cấp thông tin liên tục và minh bạch, giúp tăng cường quản lý và khả năng phản hồi nhanh chóng đối với các yêu cầu và thay đổi từ chủ điểm bán.
Bằng cách tích hợp và tổ chức thông tin liên quan, hệ thống ERP cung cấp một cái nhìn tổng quan về quá trình đặt hàng dành cho chủ điểm bán. Thông qua các báo cáo và chỉ số hiệu suất, nhà phân phối có thể đánh giá hiệu quả của chính sách đặt hàng, xác định các mô hình tiêu thụ và xu hướng bán hàng của chủ điểm bán, từ đó đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh phù hợp.
Quản lý nhân viên thị trường luôn là một trong những khó khăn của doanh nghiệp. Nếu như trước đây nhân viên thị trường thường phải đến trụ sở để báo cáo và nắm bắt các thông tin thì giờ đây cả doanh nghiệp và nhân viên đều có thể nắm cáp và điều hành công việc từ xa một cách chính xác. Những chức năng của hệ thống ERP với hoạt động của nhân viên thị trường bao gồm:
Quản lý phiên làm việc, KPI: đầu việc, tiến độ hoàn thành, chất lượng công việc.
Quản lý thao tác công việc: Thao tác tạo/sửa/xóa đơn hàng, sản phẩm,... thao tác kiểm kho, xuất nhập kho,...
Báo cáo doanh số, đánh giá KPI chi tiết của từng nhân viên.
Cập nhật vị trí của nhân viên thị trường
Tự động tính lương, thưởng, phạt.
Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp nhằm xây dựng, tổ chức các chiến lược liên quan đến hệ thống kênh phân phối để đạt những chỉ tiêu về doanh số, thị phần, lợi nhuận. Có thể hiểu đơn giản rằng Trade Marketing lại thực hiện những hoạt động liên quan đến người mua hàng như khuyến mãi sản phẩm, giảm giá, trưng bày,.... Hệ thống ERP giúp quản lý tất cả chương trình Trade Marketing gồm:
Quản lý các nguồn lực liên quan đến chương trình Trade Marketing như ngân sách, sản phẩm, tài liệu quảng cáo, tặng phẩm khuyến mãi, v.v
Quản lý chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi trong chương trình Trade Marketing
Quản lý đối tác và khách hàng bao gồm lưu trữ và quản lý thông tin về đối tác kinh doanh và khách hàng liên quan đến chương trình; Thông tin về hợp đồng, điều khoản giao dịch, doanh số bán hàng, lịch sử mua hàng và các dữ liệu quan trọng khác.
Theo dõi thông tin về số lượng hàng tồn kho, đặt hàng, giao hàng và vận chuyển, đảm bảo rằng các sản phẩm và tặng phẩm khuyến mãi được cung cấp đúng thời gian và địa điểm yêu cầu.
Cung cấp các công cụ và báo cáo phân tích dữ liệu liên quan đến chương trình Trade Marketing.
Quản lý khách hàng là một khía cạnh quan trọng để tạo và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, tăng cường sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của họ. Một số chức năng quan trọng của hệ thống ERP trong quản lý khách hàng gồm:
Lưu trữ thông tin các khách hàng, đại lý bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng, yêu cầu đặc biệt và các thông tin khác.
Quản lý tương tác khách hàng: ghi nhận lịch sử tương tác, ghi chú về cuộc gọi, email hoặc cuộc họp, theo dõi yêu cầu và phản hồi từ khách hàng.
Xây dựng chiến lược bán hàng cá nhân hóa
Theo dõi và đánh giá sự hài lòng và phản hồi từ khách hàng
Phân tích và hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng, xu hướng tiêu dùng, đặc điểm và ưu tiên của khách hàng.
Quản lý lịch sử mua bán, công nợ, các khuyến mãi, chiết khấu,...
Trên đây là phân tích chi tiết về chức năng của hệ thống ERP trong quản lý hệ thống phân phối. Nếu doanh nghiệp bạn đang cần tìm đơn vị triển khai giải pháp ERP cho hệ thống kênh phân phối. Liên hệ ngay với ERPViet để được các chuyên gia tư vấn và áp dụng hệ thống ERP ngay hôm nay.
Đăng ký dùng thử ERPViet: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
Liên hệ chuyên gia ERP: https://erpviet.vn/lien-he/
Xem thêm: Tổng quan về hệ thống ERP – Phần mềm Quản trị doanh nghiệp
Giá phần mềm ERP: Tìm hiểu chi phí và những yếu tố ảnh hưởng
Các phân hệ ERP: Vai trò và sự khác biệt với phần mềm riêng lẻ