Triển khai sản xuất trên ERP - Quy trình và ứng dụng thực tế
Theo báo cáo ERP của Panorama năm 2018, số lượng các doanh nghiệp sản xuất tham gia triển khai ERP ngày một tăng. Mặc dù là một thử thách khó khăn, nhưng nếu triển khai thành công, ERP sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều giá trị lợi ích.
Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPViet triển khai ERP tuân thủ theo đúng quy trình sản xuất tiêu chuẩn, được giải thích rõ ràng ở hình vẽ dưới đây:
Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPViet triển khai ERP tuân thủ theo đúng quy trình sản xuất tiêu chuẩn, được giải thích rõ ràng ở hình vẽ dưới đây:

Theo đó, hệ thống sẽ quản lý các khâu theo đúng quy trình sản xuất: từ nhu cầu của người mua đặc thù và dự báo nhu cầu sản xuất hàng loạt sẽ hình thành tổng hợp lượng cầu trong một giai đoạn cụ thế (thông thường là 1 năm). Dựa vào tổng lượng cầu, hệ thống sẽ tự động lên kế hoạch sản xuất.
Nhờ quá trình kiểm soát nghiệm ngặt và tự động hóa nhiều khâu nên hệ thống ERP giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian lãng phí được hình thành từ những công việc thủ công trước đây của người dùng. Đồng thời sai sót và thất thoát được giảm thiểu đáng kể, doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra.
>>> Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý sản xuất ERPViet
Mặc dù là một trong những phần mềm hiệu quả dành cho doanh nghiệp sản xuất, tuy nhiên, để triển khai thành công ERP, doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc, nguồn lực ban đầu. Ở giai đoạn này, do đánh giá không đúng tầm quan trọng của dự án, doanh nghiệp có thể mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và thành công của dự án.
Dưới đây là một số sai lầm doanh nghiệp cần tránh trong quá trình triển khai:
Nhờ quá trình kiểm soát nghiệm ngặt và tự động hóa nhiều khâu nên hệ thống ERP giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian lãng phí được hình thành từ những công việc thủ công trước đây của người dùng. Đồng thời sai sót và thất thoát được giảm thiểu đáng kể, doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra.
>>> Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý sản xuất ERPViet
Mặc dù là một trong những phần mềm hiệu quả dành cho doanh nghiệp sản xuất, tuy nhiên, để triển khai thành công ERP, doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc, nguồn lực ban đầu. Ở giai đoạn này, do đánh giá không đúng tầm quan trọng của dự án, doanh nghiệp có thể mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và thành công của dự án.
Dưới đây là một số sai lầm doanh nghiệp cần tránh trong quá trình triển khai:
- Chưa chuẩn bị kỹ trước khi triển khai: Sự thành bại của ERP nằm chủ yếu ở giai đoạn chuẩn bị. Nhiều doanh nghiệp cho rằng trọng tâm của giai đoạn chuẩn bị nằm ở phía đơn vị cung ứng phần mềm. Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra rằng, sự chuẩn bị của doanh nghiệp mới là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn đảm bảo thành công triển khai của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị: kế hoạch, nguồn lực, tài chỉnh, thời gian, phân nhiệm vai trò của từng thành viên trong dự án, lên kế hoạch truyền thông, đào tạo người dùng trước và sau khi triển khai.
- Kỳ vọng triển khai thiếu tính thực tế: Doanh nghiệp cần nhìn vào thực tế trước khi triển khai ERP. Nhờ sự tư vấn của một bên thứ 3 hoặc tham khảo quá trình triển khai của các doanh nghiệp khác trong ngành, doanh nghiệp sẽ xác định được kỳ vọng triển khai thực tế, dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu triển khai
- Nôn nóng trong quá trình triển khai ERP: chỉ riêng giai đoạn tìm hiểu và lựa chọn phần mềm triển khai ERP có thể mất từ 3-6 tháng. Vì vậy, doanh nghiệp cần lên kế hoạch dưới sự trợ giúp của các chuyên viên tư vấn ERP độc lập hoặc từ đơn vị cung cấp giải pháp ERP, chuẩn bị đủ thời gian theo các giai đoạn triển khai. Thông thường, các doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian trước khi ký hợp đồng để đàm phán, tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp lại khá nôn nóng trong quá trình triển khai. Hãy đảm bảo doanh nghiệp của bạn không bỏ qua bất kỳ công đoạn nào. ERP là một cuộc chiến trường kỳ, doanh nghiệp thiếu sự kiên trì thường sẽ không thể triển khai thành công
- Ngân sách hạn chế: Nếu nhìn rộng ra thế giới, bạn sẽ thấy hầu hết các doanh nghiệp chi từ 2-5% doanh thu hằng năm cho ERP. Các doanh nghiệp Việt ngược lại thường muốn tìm kiếm các phần mềm giá rẻ nhưng đầy đủ tính năng. Điều này là không khả thi. Bên cạnh ngân sách dự kiến, doanh nghiệp còn cần chuẩn bị ngân sách dự trù để chuẩn bị cho các phần tùy chỉnh bổ sung.
Một số khái niệm cơ bản trên phần mềm quản lý sản xuất
Doanh nghiệp cần hiểu về hệ thống quản lý sản xuất ERP trước khi sử dụng. Dưới đây là một số thuật ngữ thường sử dụng trong ERP ngành sản xuất, doanh nghiệp nên nắm vững:- Quy trình sản xuất (Routing): dùng để xác định các hoạt động sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm, hàng hóa..Các hoạt động trong quy trình sản xuất sẽ được thực hiện trên một hoặc nhiều năng lực sản xuất
- Năng lực sản xuất (Work Center): là khả năng làm việc của nguồn lực sản xuất trong một chu kì nhất định. Năng lực sản xuất cho biết tốc độ làm việc trong thời gian xác định vì vậy sau khi hoạch định được quy trình sản xuất thì cần xác định năng lực sản xuất của quy trình sản xuất
- Định mức nguyên liệu (BoM): Trong hoạt động sản xuất, định mức nguyên vật liêu (Bill off Material) là bước rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Việc xây dựng định mức nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp kiểm soát được số lượng nguyên vật liệu đưa ra để sản xuất, cũng như tính toán được trước lợi nhuận có thể đạt được.
Kết luận
Để triển khai thành công phần mềm quản lý sản xuất, doanh nghiệp nên tận dụng sự tư vấn từ các chuyên gia giải pháp CNTT để lên kế hoạch triển khai khả thi, tránh vướng phải những kỳ vọng phi thực tế trong quá trình triển khai. Hãy nhớ ERP là một quá trình dài trước khi chạm đến đích.➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý sản xuất Odoo ERPViet
ERPViet
- 6 bước quan trọng trong quy trình quản lý tài sản trong doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý thiết bị máy tính: Giải bài toán quản lý thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp
- Bật mí Top 5 phần mềm quản lý máy móc thiết bị miễn phí hiện nay
- Tìm hiểu về phần mềm quản lý bảo trì CMMS và vai trò trong doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của hệ thống quản lý tài sản đối với sự phát triển của doanh nghiệp