Triển khai phần mềm ERP thành công với đúng nhà tư vấn
Triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp là một nhiệm vụ khó khăn và tốn thời gian. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà tư vấn ERP phù hợp có thể làm cho quá trình này trở nên dễ dàng hơn và cung cấp sự hỗ trợ tối ưu cho người dùng. Dưới đây là một số cách mà nhà tư vấn ERP có thể giúp doanh nghiệp cải thiện dự án ERP.
1. Kinh nghiệm và chuyên môn

Kinh nghiệm và chuyên môn của nhà tư vấn ERP sẽ mang đến cho doanh nghiệp của bạn những lợi thế nhất định trong việc triển khai hệ thống ERP. Chuyên gia ERP sẽ biết các phương pháp tốt nhất để triển khai hệ thống ERP hiệu quả đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Với vị trí tư vấn, họ sẽ có cái nhìn bao quát và khách quan, giúp kiểm soát thời gian cùng ngân sách dự án. Quan trọng là doanh nghiệp cần đảm bảo nhà tư vấn phù hợp với định hướng của tổ chức. Các chuyên gia tư vấn có thể là đơn vị cung cấp và triển khai phần mềm hoặc là một bên thứ ba độc lập.
Để tận dụng tối đa kiến thức chuyên gia tư vấn ERP, tổ chức nên tìm kiếm nhà tư vấn có kinh nghiệm triển khai phần mềm ERP trong lĩnh vực kinh doanh của mình hoặc các lĩnh vực tương tự. Một nhà tư vấn tốt sẽ đề xuất các phương pháp hiệu quả từ kinh nghiệm triển khai các casestudy khác nhau giúp ích cho doanh nghiệp.
Để tận dụng tối đa kiến thức chuyên gia tư vấn ERP, tổ chức nên tìm kiếm nhà tư vấn có kinh nghiệm triển khai phần mềm ERP trong lĩnh vực kinh doanh của mình hoặc các lĩnh vực tương tự. Một nhà tư vấn tốt sẽ đề xuất các phương pháp hiệu quả từ kinh nghiệm triển khai các casestudy khác nhau giúp ích cho doanh nghiệp.
2. Hỗ trợ triển khai
Nhu cầu triển khai của các dự án ERP khác nhau sẽ không giống nhau. Kể cả khi doanh nghiệp đã chính thức kích hoạt hệ thống, nhu cầu và khó khăn mới được bộc lộ rõ. Một số người dùng cần hướng dẫn chi tiết trong quá trình làm quen và sử dụng hệ thống trong khi số khác cần sự hỗ trợ khi hệ thống xuất hiện vấn đề. Một nhà tư vấn giàu kinh nghiệm có thể giúp doanh nghiệp bao quát các vấn đề của dự án ERP. Dù vấn đề triển khai bạn đang gặp phải là gì, hãy chia sẻ chúng với chuyên gia tư vấn. Thông qua việc nắm bắt các vấn đề chi tiết, hiểu rõ kinh nghiệm triển khai của tổ chức, họ sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm một phương án phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu doanh nghiệp.
3. Quản lý dự án
Nhân sự quản lý dự án là người không thể thiếu trong bất kỳ dự án triển khai ERP nào. Tuy nhiên, nếu người này đồng thời kiêm nhiệm các công việc khác trong doanh nghiệp, họ sẽ không thể toàn tâm toàn ý đầu tư thời gian vào ERP. Một chuyên gia tư vấn ERP có thể bao quát và quản lý toàn diện các mặt trong quá trình triển khai ERP nhằm đảm bảo tiến độ và giúp tiết kiệm chi phí. Chuyên gia tư vấn phần mềm quản trị hệ thống ERP sẽ giúp tổ chức thiết lập/ xác nhận các mục tiêu thực tế, ngân sách và deadline.
Chuyên gia tư vấn hiểu rõ các quy trình chuẩn và biết cách tốt nhất để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra của dự án ERP. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn phương án và gói triển khai phù hợp, đồng thời giúp doanh nghiệp lên kế hoạch triển khai thực tế, định hướng kỳ vọng phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp thành công trong triển khai hệ thống ERP.
Thậm chí, chuyên gia tư vấn cũng có thể hỗ trợ giúp doanh nghiệp thẩm định một phần mềm quản trị doanh nghiệp đang có ý định đưa vào triển khai, giúp doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan về quá trình triển khai, hướng dẫn doanh nghiệp biết cách đặt đúng câu hỏi để đảm bảo thành công của dự án.
➡️ Quản lý kỳ vọng của doanh nghiệp trong triển khai ERP
Chuyên gia tư vấn hiểu rõ các quy trình chuẩn và biết cách tốt nhất để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra của dự án ERP. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn phương án và gói triển khai phù hợp, đồng thời giúp doanh nghiệp lên kế hoạch triển khai thực tế, định hướng kỳ vọng phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp thành công trong triển khai hệ thống ERP.
Thậm chí, chuyên gia tư vấn cũng có thể hỗ trợ giúp doanh nghiệp thẩm định một phần mềm quản trị doanh nghiệp đang có ý định đưa vào triển khai, giúp doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan về quá trình triển khai, hướng dẫn doanh nghiệp biết cách đặt đúng câu hỏi để đảm bảo thành công của dự án.
➡️ Quản lý kỳ vọng của doanh nghiệp trong triển khai ERP
4. Bức tranh tổng quan
Tư vấn ERP sẽ là người cung cấp cho doanh nghiệp ý kiến khách quan về các quy trình hiệu quả cũng như các quy trình cần cải tiến, đóng góp vào quá trình triển khai ERP thành công của doanh nghiệp. Hầu hết các tổ chức đều nhìn nhận vấn đề dưới quan điểm cá nhân, dựa vào nghề nghiệp, lĩnh vực và các kinh nghiệm trong quá khứ. Doanh nghiệp nên cải tiến hoạt động và quy trình kinh doanh trước thời điểm triển khai. Nhà tư vấn ERP sẽ giúp doanh nghiệp đồng nhất quy trình thực tế và quy trình vận hành trên hệ thống. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp có thể quá tập trung vào các tính năng thú vị của hệ thống mà quên mất mục tiêu chính. Tư vấn ERP sẽ đóng vai trò điều hướng giúp doanh nghiệp theo sát nhu cầu triển khai ban đầu.
5. Quản lý thay đổi
Triển khai hệ thống ERP sẽ mang đến những thay đổi lớn cho doanh nghiệp của bạn. Những thay đổi này có thể tạo áp lực lên nhóm người dùng cuối bởi họ sẽ cần đầu tư thời gian học các nhiệm vụ hoặc rèn luyện các thói quen mới. Nguy cơ mất việc của nhóm người dùng này cũng gia tăng vì hệ thống đã thay thế phần lớn công việc thủ công của người dùng. Để chuẩn bị cho những thay đổi này, doanh nghiệp có thể nhờ đến một nhà tư vấn ERP.
Nhà tư vấn triển khai ERP có thể hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn lực để đảm bảo nhân sự của doanh nghiệp sẵn sàng cho việc ứng dụng phần mềm ERP. Họ có thể tham gia tư vấn khi nội bộ doanh nghiệp phát sinh các luồng ý kiến trái chiều, giúp doanh nghiệp quản lý tốt yếu tố con người – một trong những yếu tố đóng vai trò cốt lõi trong triển khai ERP. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới thất bại của triển khai ERP thường đến từ việc thiếu hụt thời gian triển khai, tiền hoặc nguồn lực để đảm bảo người dùng cuối thấu hiểu và hỗ trợ tối đa quá trình thay đổi hệ thống quản lý doanh nghiệp.
➡️ Quản lý thay đổi tổ chức trong triển khai ERP ngành sản xuất
Như bạn có thể thấy, lựa chọn đúng nhà tư vấn ERP có thể cải thiện nhiều vấn đề trong quá trình lựa chọn và triển khai phần mềm ERP.
Kết nối với các chuyên gia của ERPViet qua hotline: 096 4578 234 để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về quá trình lựa chọn giải pháp và triển khai ERP.
➡️ Đăng ký dùng thử phần mềm ERP tại đây!
➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
Nhà tư vấn triển khai ERP có thể hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn lực để đảm bảo nhân sự của doanh nghiệp sẵn sàng cho việc ứng dụng phần mềm ERP. Họ có thể tham gia tư vấn khi nội bộ doanh nghiệp phát sinh các luồng ý kiến trái chiều, giúp doanh nghiệp quản lý tốt yếu tố con người – một trong những yếu tố đóng vai trò cốt lõi trong triển khai ERP. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới thất bại của triển khai ERP thường đến từ việc thiếu hụt thời gian triển khai, tiền hoặc nguồn lực để đảm bảo người dùng cuối thấu hiểu và hỗ trợ tối đa quá trình thay đổi hệ thống quản lý doanh nghiệp.
➡️ Quản lý thay đổi tổ chức trong triển khai ERP ngành sản xuất
Như bạn có thể thấy, lựa chọn đúng nhà tư vấn ERP có thể cải thiện nhiều vấn đề trong quá trình lựa chọn và triển khai phần mềm ERP.
Kết nối với các chuyên gia của ERPViet qua hotline: 096 4578 234 để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về quá trình lựa chọn giải pháp và triển khai ERP.
➡️ Đăng ký dùng thử phần mềm ERP tại đây!
➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
ERP (Nguồn: Panorama)
- 6 bước quan trọng trong quy trình quản lý tài sản trong doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý thiết bị máy tính: Giải bài toán quản lý thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp
- Bật mí Top 5 phần mềm quản lý máy móc thiết bị miễn phí hiện nay
- Tìm hiểu về phần mềm quản lý bảo trì CMMS và vai trò trong doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của hệ thống quản lý tài sản đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Tin cũ
- Vai trò của nhân sự trẻ tuổi trong lựa chọn phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP
- So sánh tính năng phần mềm ERP Microsoft Dynamics, NetSuite & Odoo
- Hai giải thưởng uy tín được trao tặng cho phần mềm Odoo ERP từ FinancesOnline
- Cải tiến trải nghiệm người dùng với phần mềm quản trị doanh nghiệp Odoo Online phiên bản 11.2
- Phần mềm quản trị doanh nghiệp Odoo 12: Các chức năng