Năm 2022 - Top 12 xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu
Theo David Groombridge, VP Analyst, Gartner: “Các CEO biết rằng họ phải đẩy nhanh việc áp dụng kinh doanh kỹ thuật số và đang tìm kiếm các tuyến kỹ thuật số trực tiếp hơn để kết nối với khách hàng của họ. “Nhưng với tầm nhìn về những rủi ro kinh tế trong tương lai, họ cũng muốn hoạt động hiệu quả và bảo vệ tỷ suất lợi nhuận cũng như dòng tiền”.
12 xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu năm 2022 là gì? Tại sao chúng lại có giá trị?
Xu hướng 1: Data Fabric - Kết Cấu Dữ Liệu
Kết cấu dữ liệu tích hợp linh hoạt các nguồn dữ liệu trên các nền tảng, làm cho dữ liệu ở trạng thái có sẵn cho dù nguồn dữ liệu đó đang ở đâu. Data Fabric có thể phân tích và đề xuất nơi lưu trữ dữ liệu phù hợp, giúp doanh nghiệp giảm 70% công việc quản lý dữ liệu.
Xu hướng 2: Cybersecurity Mesh – Lưới Bảo Mật Không Gian Mạng
Cybersecurity Mesh là một lưới bảo mật không gian mạng linh hoạt, có thể tổng hợp, tích hợp các dịch vụ bảo mật khác nhau và phân tán rộng rãi. Các giải pháp bảo mật tốt, độc lập được phép phối hợp với nhau để cải thiện tính bảo mật tổng thể, đồng thời di chuyển các điểm kiểm soát đến gần nội dung mà chúng được thiết kế bảo vệ. Việc xác minh danh tính, ngữ cảnh, sự kiện được kiểm soát, tuân thủ theo chính sách bảo mật, diễn ra nhanh chóng, đáng tin cậy trên các môi trường đám mây.
Xu hướng 3: Privacy-Enhancing Computation - Điện Toán Nâng Cao Quyền Riêng Tư
Bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư là yếu tố đang ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. Luật bảo vệ quyền riêng tư cho khách hàng truy cập internet cũng được phát triển nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Vì thế, điện toán nâng cao quyền riêng tư trở thành một xu hướng tất yếu trong năm 2022. Công nghệ điện toán này có nhiệm vụ xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng và đảm bảo tính bảo mật dữ liệu trong các môi trường không đáng tin cậy.
Cơ chế chung của công nghệ điện toán quyền riêng tư đó là sử dụng các kỹ thuật bảo vệ quyền riêng tư, bảo vệ thông tin cá nhân mà vẫn đảm bảo cung cấp được những dữ liệu phù hợp, cần thiết.
Xu hướng 4: Cloud-Native Platforms - Nền Tảng Cloud-Native
Nền tảng Cloud-Native là một công nghệ mới giúp nhà lập trình xây dựng kiến trúc vững chắc và linh hoạt cho các ứng dụng trên nền tảng đám mây. Cloud-Native Platforms thay đổi cách làm truyền thống lift-and-shift (nâng và chuyển) đến các đám mây trước đây, giúp nền tảng đám mây phát huy được các ưu điểm và làm đơn giản hóa quá trình bảo trì.
Xu hướng 5: Composable Applications - Ứng Dụng Tổng Hợp
Ứng dụng tổng hợp xây dựng các thành phần lấy doanh nghiệp làm trung tâm (business-centric). Các ứng dụng tổng hợp ra đời nhờ tận dụng các nguồn lực có sẵn, giúp tái sử dụng code dễ dàng hơn, đẩy nhanh thời gian ra mắt và quảng bá phần mềm mới, nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Xu hướng 6: Decision Intelligence - Hệ Thống Tự Động Ra Quyết Định
Hệ thống tự động ra quyết định sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân tích, nghiên cứu các báo cáo, quy trình và điều chỉnh các quyết định. Bằng cách tiếp cận thực tế, hệ thống có thể cải thiện việc ra quyết định trong tổ chức.
Không dừng lại ở đó, hệ thống có thể sử dụng các biện pháp mô phỏng, trí thông minh nhân tạo để tự động hóa việc ra quyết định.
Xu hướng 7: Hyper Automation - Siêu Tự Động Hóa
Siêu tự động hoá là dựa vào các phân tích kinh doanh để có thể nhanh chóng kiểm tra, xác định và tự động thực thi nhiều quy trình kinh doanh và quy trình IT. Đặc điểm của hệ thống siêu tự động hoá là có khả năng mở rộng, cho phép vận hành từ xa và hạn chế các gián đoạn xảy ra trong mô hình kinh doanh.
Xu hướng 8: AI Engineering - Kỹ Thuật AI
Ngành kỹ thuật phát triển các công cụ, hệ thống và quy trình để tạo ra sản phẩm trí nhân tạo thông minh AI cũng được dự đoán là xu thế nổi bật năm 2022. AI Engineering tự động cập nhật dữ liệu, mô hình, quy trình giúp việc vận hành AI được tiến hành dễ dàng, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Xu hướng 9: Distributed Enterprise - Doanh Nghiệp Phân Tán
Distributed Enterprise là một dạng doanh nghiệp với môi trường làm việc mở. Nhân viên có thể làm việc ở bất kỳ nơi nào mà họ cảm thấy thoải mái và đạt hiệu quả cao. Để có được môi trường như vậy, doanh nghiệp cần phải có hệ thống digital, quản trị thông minh và chính sách làm việc remote từ xa.
Xu hướng 10: Total Experience - Trải Nghiệm Toàn Diện
Trải nghiệm toàn diện là xu hướng xây dựng hệ thống công nghệ đem lại trải nghiệm tốt nhất trên mọi phương diện cho khách hàng, người dùng và nhân sự. Tập trung vào việc tăng trải nghiệm người dùng, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự hài lòng, lòng trung thành và sự ủng hộ của khách hàng và cả đội ngũ nhân viên.
Xu hướng 11: Autonomic Systems - Hệ Thống Tự Động
Hệ thống tự động có thể truy xuất thông tin cần thiết, tự động sửa đổi thuật toán trong thời gian thực để tối ưu hoá hành vi hoạt động trong một hệ thống phức tạp. Hệ thống tự động là tập hợp nhiều công nghệ linh hoạt nhằm đối phó với các tình huống mới, tự cải thiện hiệu suất làm việc mà không cần tới sự can thiệp từ con người.
Xu hướng 12: Generative AI - AI Phái Sinh
Trí tuệ nhân tạo phái sinh có nhiệm vụ tìm hiểu các thành phần lạ từ dữ liệu, tạo ra phiên bản mới tương tự như dữ liệu gốc nhưng sáng tạo hơn và không lặp lại nó. Generative AI rất phù hợp để sáng tạo ra các nội dung mới như sáng tạo video, đẩy nhanh chu trình A&D trong mọi lĩnh vực.
Các xu hướng công nghệ thúc đẩy kinh doanh số như thế nào?
Các xu hướng công nghệ chiến lược sẽ thúc đẩy năng lực số và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh bằng cách giải quyết các thách thức doanh nghiệp cho CIO, giám đốc điều hành công nghệ. Giám đốc điều hành công nghệ, CIO sẽ là những người đưa ra lộ trình tạo sự khác biệt cho tổ chức, tìm ra đối tác chiến lược và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
Mỗi công nghệ chiến lược sẽ đem đến một trong ba kết quả:
Tin tưởng công nghệ (Engineering Trust): Thiết lập hệ thống công nghệ linh hoạt, hiệu quả bằng cách đảm bảo việc xử lý dữ liệu được diễn ra an toàn trong các nền tảng, giúp tối ưu chi phí và mở rộng hệ thống công nghệ thông tin.
Thay đổi cơ cấu (Sculpting Change): Bằng cách phát hành các giải pháp công nghệ sáng tạo, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh và tăng tốc độ số hoá. Các xu hướng công nghệ giúp doanh nghiệp bắt kịp sự thay đổi của thị trường bằng cách cho ra đời những giải pháp phần mềm, ứng dụng giúp tự động hóa hoạt động kinh doanh, tối ưu hoá trí tuệ nhân tạo (AI) và cho phép đưa ra quyết định kinh doanh thông minh, nhanh chóng.
Thúc đẩy tăng trưởng (Accelerating Growth): Tận dụng công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp giành thị phần kinh doanh, tạo ra các lợi thế thị trường. Xu hướng công nghệ chiến lược cho phép doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị hơn, vận hành thông minh hơn và nâng cao năng lực số.
Như vậy, các xu hướng công nghệ khác nhau sẽ có những tác động khác nhau tới doanh nghiệp. Sự kết hợp nhiều công nghệ có thể xử lý nhiều khía cạnh vấn đề trong chu kỳ phát triển kinh doanh. CEO, CIO sẽ là những người quyết định lựa chọn giải pháp công nghệ nào để phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
Theo Gartner
- Quản trị doanh nghiệp dịch vụ: 5 chìa khóa dẫn tới thành công
- Tại sao phần mềm ERP có thể giảm thời gian làm việc của phòng tài chính - kế toán?
- Tại sao doanh nghiệp dịch vụ cần triển khai hệ thống ERP?
- Chìa khóa nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất
- Quản lý doanh nghiệp sản xuất: Những áp lực và thách thức thường gặp