B2B2C là gì? Xu hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh từ B2B sang B2B2C
Chúng ta đã quá quen thuộc với các mô hình kinh doanh như B2B, B2C, B2G, nhưng còn khá lạ lẫm với khái niệm B2B2C. Được đánh giá là một mô hình kinh doanh hiệu quả hơn nhiều so với B2B, B2B2C ngày càng được nhân rộng tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Có thể xem B2B2C như một mô hình kinh doanh biến thể, tận dụng tối đa được những điểm mạnh từ hai mô hình kinh doanh phổ biến là B2B và B2C.
Ví dụ điển hình về mô hình kinh doanh B2B2C là các sàn thương mại điện tử trung gian như Tiki, Sendo, Lazada, Shopee, ...
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất truyền thống vận hành theo mô hình kinh doanh B2B đang dần chuyển đổi sang mô hình B2B2C. Vậy động cơ nào đã khiến các doanh nghiệp thay đổi tư duy đã được định hình trong nhiều thập kỷ? Sự nở rộ của trào lưu chuyển đổi mô hình kinh doanh này mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp và người tiêu dùng?
Nhưng trong thị trường siêu cạnh tranh ngày nay, Customer Centric ngày càng trở nên quan trọng. Với mô hình B2B2C, khoảng cách giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng sẽ được thu hẹp lại. Cùng với những tiến bộ công nghệ như các phần mềm ERP, BI (hỗ trợ lên các báo cáo về khách hàng, phân tích và đánh giá khách hàng từ những dữ liệu thu thập được nhằm đưa ra dự báo, đề xuất phù hợp), doanh nghiệp sản xuất sẽ có cơ hội hiểu hơn về khách hàng – những người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Thông qua hiểu biết sâu sắc về nguồn “cầu”, doanh nghiệp sẽ có thể có các biện pháp cải thiện nguồn “cung” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng, mang đến sự hài lòng cho từng phân khúc khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được lợi ích nếu đáp ứng tốt kỳ vọng của khách hàng. Thấu hiểu điều đó, B2B2C ra đời, xuất phát từ mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm.
Xem thêm: Bật mí phương pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp
Ngoài ra, với sức mạnh của các đối tác đa kênh, sự thấu hiểu về người tiêu dùng, rút ngắn thời gian tiếp thị sản phẩm, tăng mức độ kiểm soát thương hiệu cũng là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu doanh số.
Như vậy, để sống sót và sống tốt trong thời đại phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc chuyển đổi và hợp nhất mô hình kinh doanh từ B2B và B2C thành B2B2C là diễn biến tất yếu. B2B2C giúp các mục tiêu của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm: Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP
B2B2C đòi hỏi sự quyết liệt trong việc tích hợp các quy trình kinh doanh, liên thông dữ liệu người dùng, lịch sử mua hàng, kho, công nợ từ hệ thống ERP của doanh nghiệp với hệ thống CNTT của các đối tác. Từ đó, doanh nghiệp có thể ghi nhận các giao dịch của khách hàng trên các trang thương mại điện tử trên chính hệ thống ERP của công ty, cập nhật giá thành sản phẩm đồng bộ trên các hệ thống ERP và các trang web thương mại điện tử, ...
Với sự tham gia của hệ thống ERP và hệ thống BI, doanh nghiệp có thể giải quyết được việc liên thông dữ liệu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, hạn chế sự tắc nghẽn thông tin giữa doanh nghiệp sản xuất và các đối tác cũng như khách hàng, hỗ trợ báo cáo, phân tích, dự báo hiệu quả, mang đến lợi nhuận cao hơn trong kinh doanh.
Một nền tảng ERP hỗ trợ cả bán hàng B2B và B2C nên được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi. Hệ thống cần đảm bảo tính kịp thời trong việc theo dõi và thực hiện đơn hàng, thanh toán an toàn, quản lý thông tin khách hàng, lịch sử chăm sóc khách hàng, giám sát các quy trình làm việc trong nội bộ và với các đối tác đa kênh hiệu quả kể cả khi người quản lý không có mặt, ...
B2B và B2C đang dần bị thay thế bởi B2B2C. Doanh nghiệp của bạn đang ở đâu trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ này? Giữ vững tư duy cũ hay tìm cách chuyển đổi mô hình kinh doanh để tận dụng tối đa được sức mạnh của hệ thống mới, tăng lợi thế cạnh tranh? Sự lựa chọn là ở chính bạn!
Liên hệ hotline 096 4578 234 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh và hệ thống ERP, BI phù hợp nhất với doanh nghiệp bạn!
Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP
Mô hình kinh doanh B2B2C là gì?
B2B2C là cụm từ viết tắt của Business To Business To Customer là một mô hình kinh doanh phản ánh sự hợp tác giữa hai chủ thể doanh nghiệp (B2B) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (B2C).Có thể xem B2B2C như một mô hình kinh doanh biến thể, tận dụng tối đa được những điểm mạnh từ hai mô hình kinh doanh phổ biến là B2B và B2C.
Ví dụ điển hình về mô hình kinh doanh B2B2C là các sàn thương mại điện tử trung gian như Tiki, Sendo, Lazada, Shopee, ...
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất truyền thống vận hành theo mô hình kinh doanh B2B đang dần chuyển đổi sang mô hình B2B2C. Vậy động cơ nào đã khiến các doanh nghiệp thay đổi tư duy đã được định hình trong nhiều thập kỷ? Sự nở rộ của trào lưu chuyển đổi mô hình kinh doanh này mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp và người tiêu dùng?
Lợi ích của việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ B2B thành B2B2C
B2B2C là mô hình kinh doanh có sự tham gia của 3 chủ thể: Doanh nghiệp có sản phẩm (Chữ B đầu tiên), Doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc cung cấp nền tảng giao tiếp (Chữ B thứ hai), và khách hàng (C). Sự tham gia của chủ thể khách hàng – người tiêu dùng cuối cùng sẽ tạo đột phá cho doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa nếu họ biết tận dụng hiệu quả.Có được góc nhìn 360° về khách hàng
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng thường không phải là trọng tâm chính đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất. Thay vào đó, hầu hết các nỗ lực định hướng của người tiêu dùng được dành cho các đối tác bán lẻ.Nhưng trong thị trường siêu cạnh tranh ngày nay, Customer Centric ngày càng trở nên quan trọng. Với mô hình B2B2C, khoảng cách giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng sẽ được thu hẹp lại. Cùng với những tiến bộ công nghệ như các phần mềm ERP, BI (hỗ trợ lên các báo cáo về khách hàng, phân tích và đánh giá khách hàng từ những dữ liệu thu thập được nhằm đưa ra dự báo, đề xuất phù hợp), doanh nghiệp sản xuất sẽ có cơ hội hiểu hơn về khách hàng – những người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Thông qua hiểu biết sâu sắc về nguồn “cầu”, doanh nghiệp sẽ có thể có các biện pháp cải thiện nguồn “cung” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng, mang đến sự hài lòng cho từng phân khúc khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được lợi ích nếu đáp ứng tốt kỳ vọng của khách hàng. Thấu hiểu điều đó, B2B2C ra đời, xuất phát từ mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm.
Xem thêm: Bật mí phương pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp
Minh bạch thông tin giữa các chủ thể
Công khai, minh bạch là những điểm mạnh của mô hình B2B2C. Thông qua các thông tin về sản phẩm, giá thành được công khai trên các nền tảng thương mại điện tử của các đối tác, người dùng cuối có thể dễ dàng theo dõi, đánh giá & ra quyết định.Tận dụng sức mạnh của các đối tác đa kênh
Thông qua việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ B2B sang B2B2C, doanh nghiệp sản xuất có thể tận dụng được sức mạnh của các đối tác đa kênh. Thay vì tập trung bán hàng cho 1 doanh nghiệp khác, doanh nghiệp sản xuất có thể tăng tính kinh tế bằng cách khai thác cơ sở khách hàng của một doanh nghiệp khác. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có thể xây dựng được một hệ sinh thái đa dạng các đối tác, doanh nghiệp có thể gia tăng độ phủ thương hiệu, sự tín nhiệm của khách hàng & đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa.Rút ngắn thời gian tiếp thị sản phẩm
Nhờ hệ sinh thái đối tác đa kênh đa đạng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội rút ngắn thời gian tiếp thị sản phẩm. Lợi thế cạnh tranh này có thể thúc đẩy sự phát triển của những doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi từ mô hình kinh doanh B2B sang B2B2C.Dễ dàng kiểm soát thương hiệu
Với mô hình B2B2C, doanh nghiệp sản xuất có thể dễ dàng kiểm soát thương hiệu, các thông tin về sản phẩm mà không phải bận tâm về các sai số trong quá trình chuyển giao thông tin hay lo lắng về việc san sẻ thương hiệu với các bên thứ ba.Gia tăng lợi nhuận một cách bền vững
Nhờ tính minh bạch thông tin trên các nền tảng thương mại điện tử của đối tác, doanh nghiệp sản xuất có thể kiểm soát giá tốt hơn, hợp nhất giữa MSRP (giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất) và giá bán thực tế. Người tiêu dùng có thể yên tâm hơn trong quá trình mua sản phẩm (mức giá người dùng cuối mua sản phẩm là mức giá tốt nhất).Ngoài ra, với sức mạnh của các đối tác đa kênh, sự thấu hiểu về người tiêu dùng, rút ngắn thời gian tiếp thị sản phẩm, tăng mức độ kiểm soát thương hiệu cũng là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu doanh số.
Như vậy, để sống sót và sống tốt trong thời đại phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc chuyển đổi và hợp nhất mô hình kinh doanh từ B2B và B2C thành B2B2C là diễn biến tất yếu. B2B2C giúp các mục tiêu của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.
B2B2C trong chuyển đổi số tại doanh nghiệp
Làm thế nào để một công ty sản xuất có thể chuyển đổi thành công từ B2B sang B2B2C?
Chìa khóa để trở thành một doanh nghiệp B2B2C nằm ở vấn đề quản lý & phân tích thông tin. Các đơn vị sản xuất sẽ cần kết nối thông tin của toàn bộ chuỗi cung ứng – từ quá trình sản xuất, các đối tác đa kênh cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Để đảm bảo việc kết nối không bị ngắt quãng, doanh nghiệp sản xuất đang mong muốn chuyển đổi hoặc mới chuyển đổi mô hình kinh doanh từ B2B sang B2B2C cần tập trung đầu tư hệ thống ERP – giúp quản lý thông tin, liên thông dữ liệu, báo cáo và xa hơn nữa là hệ thống BI – hỗ trợ phân tích dữ liệu, dự báo, ra quyết định. ERP là điểm khởi đầu và cũng là nền tảng kết nối chuỗi cung ứng, cung cấp kho dữ liệu để doanh nghiệp xây dựng hệ thống BI hiệu quả.Xem thêm: Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP
B2B2C đòi hỏi sự quyết liệt trong việc tích hợp các quy trình kinh doanh, liên thông dữ liệu người dùng, lịch sử mua hàng, kho, công nợ từ hệ thống ERP của doanh nghiệp với hệ thống CNTT của các đối tác. Từ đó, doanh nghiệp có thể ghi nhận các giao dịch của khách hàng trên các trang thương mại điện tử trên chính hệ thống ERP của công ty, cập nhật giá thành sản phẩm đồng bộ trên các hệ thống ERP và các trang web thương mại điện tử, ...
Với sự tham gia của hệ thống ERP và hệ thống BI, doanh nghiệp có thể giải quyết được việc liên thông dữ liệu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, hạn chế sự tắc nghẽn thông tin giữa doanh nghiệp sản xuất và các đối tác cũng như khách hàng, hỗ trợ báo cáo, phân tích, dự báo hiệu quả, mang đến lợi nhuận cao hơn trong kinh doanh.
Một nền tảng ERP hỗ trợ cả bán hàng B2B và B2C nên được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi. Hệ thống cần đảm bảo tính kịp thời trong việc theo dõi và thực hiện đơn hàng, thanh toán an toàn, quản lý thông tin khách hàng, lịch sử chăm sóc khách hàng, giám sát các quy trình làm việc trong nội bộ và với các đối tác đa kênh hiệu quả kể cả khi người quản lý không có mặt, ...
B2B và B2C đang dần bị thay thế bởi B2B2C. Doanh nghiệp của bạn đang ở đâu trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ này? Giữ vững tư duy cũ hay tìm cách chuyển đổi mô hình kinh doanh để tận dụng tối đa được sức mạnh của hệ thống mới, tăng lợi thế cạnh tranh? Sự lựa chọn là ở chính bạn!
Liên hệ hotline 096 4578 234 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh và hệ thống ERP, BI phù hợp nhất với doanh nghiệp bạn!
Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP