5 hạn chế của ERP khiến Doanh nghiệp e ngại khi ứng dụng
Lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng sẽ đều có hai mặt ưu điểm và nhược điểm riêng. Hệ thống phần mềm ERP cũng không phải ngoại lệ. Bài viết dưới đây hãy cùng ERPViet tìm hiểu những hạn chế của ERP cũng như cách khắc phục nhé!
Mục lục:
I. Hạn chế của ERP
1. Chi phí triển khai cao
2. Thời gian triển khai ERP mất nhiều thời gian và công sức
3. Thay đổi văn hóa và quy trình kinh doanh
4. Cần một khoảng thời gian để ERP phát huy lợi ích
5. Dễ dàng thất bại nếu không có chiến lược phù hợp
II. Giải pháp giảm thiểu những hạn chế của ERP trong doanh nghiệp
Quản lý và lựa chọn đối tác triển khai ERP phù hợp
Đầu tư vào đào tạo và hỗ trợ người dùng
Tinh chỉnh và tùy chỉnh hệ thống ERP để phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp
Sử dụng phương pháp tiếp cận giai đoạn và ưu tiên triển khai ERP
Đánh giá và theo dõi hiệu suất hệ thống ERP
I. Hạn chế của ERP
1. Chi phí triển khai cao
Chi phí triển khai cao là vấn đề hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm và là rào cản dễ nhận thấy. Trước đây, khi công nghệ thông tin tại Việt Nam chưa phát triển, các giải pháp ERP nước ngoài có chi phí rất cao, thậm chí lên tới hàng ngàn đôla. Ngoài ra, các phần mềm nước ngoài cũng khó phù hợp với các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, theo thời gian, công nghệ thông tin tại Việt Nam đã được cải thiện, và số lượng phần mềm của các công ty Việt Nam ngày càng tăng. Vì là phần mềm trong nước, giá thành của chúng không quá cao và phù hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Tuy vậy, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng đầu tư cho ERP mà tiếp tục sử dụng Excel hoặc các phần mềm miễn phí do yếu tố giá thành.
Xem thêm: Giá phần mềm ERP: Tìm hiểu chi phí và những yếu tố ảnh hưởng
2. Thời gian triển khai ERP mất nhiều thời gian và công sức
ERP là một hệ thống quy mô lớn bao gồm nhiều module chức năng và thay thế hoàn toàn các phần mềm rời rạc và riêng lẻ đang được sử dụng trong doanh nghiệp. Những module này có tính liên kết và kế thừa thông tin giữa các bộ phận. Hơn nữa, ERP cung cấp các báo cáo đa chiều sâu rộng về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, quá trình triển khai ERP mất rất nhiều thời gian, với các dự án tại các doanh nghiệp lớn có thể kéo dài từ 10 - 12 tháng để hoàn thành đầy đủ chức năng.
Nếu một doanh nghiệp không có kế hoạch chi tiết và thống nhất ngay từ giai đoạn triển khai ban đầu, quá trình triển khai sẽ gặp nhiều yêu cầu tùy chỉnh, dẫn đến việc làm chậm tiến độ dự án.
3. Thay đổi văn hóa và quy trình kinh doanh
Để tiến hành áp dụng công nghệ quản lý kinh doanh thì đòi hỏi sự thay đổi trong văn hóa và quy trình làm việc là điều tất yếu. Để áp dụng hệ thống phần mềm ERP hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải đào tạo tất cả nhân viên trong công ty. Đây cũng không hẳn là mặt hạn chế của ERP, mà nó được xem như sự thay đổi cần thiết trong thời đại số giúp doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh trên thị trường.
4. Cần một khoảng thời gian để ERP phát huy lợi ích
Rất ít giải pháp có thể mang lại lợi nhuận ngay lập tức cho doanh nghiệp. Giải pháp ERP tập trung vào cải tiến từ cốt lõi bên trong doanh nghiệp, do đó, nó yêu cầu thời gian, thậm chí thời gian dài để thấy được sự chuyển biến rõ rệt. Có thể nhà quản trị sẽ cảm thấy chán nản và từ bỏ do hạn chế này của ERP.
5. Dễ dàng thất bại nếu không có chiến lược phù hợp
Triển khai hệ thống ERP đòi hỏi thời gian dài và cần có kế hoạch triển khai cẩn thận để tránh thất bại. Việc dừng hoặc hủy bỏ quá trình triển khai sẽ gây lãng phí nguồn lực đáng kể.
Tuy nhiên, vấn đề này hiếm khi xảy ra vì các nhà cung cấp uy tín hiện nay thường tổ chức cuộc họp chi tiết với doanh nghiệp và có đội ngũ chuyên gia tham gia triển khai. Nhờ vào sự cố vấn và hỗ trợ này, việc khắc phục nhược điểm này không quá khó khăn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tư vấn triển khai ERP và cung cấp giải pháp hệ thống phần mềm ERP hiệu quả thì ERPViet là một trong những “ứng viên” sáng giá mà bạn có thể lựa chọn.
Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERPViet nằm trong giải pháp công nghệ do Bộ kế hoạch và đầu tư - Cục phát triển doanh nghiệp công bố, là giải pháp tin cậy để các doanh nghiệp ứng dụng vào quản lý, chuyển đổi số.
ERPViet có kinh nghiệm triển khai cho hàng trăm doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề như: Bán lẻ, sản xuất, Bất động sản, y tế, giáo dục, logistics…
Xem thêm: Giới thiệu về ERP - Giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện
II. Giải pháp giảm thiểu những hạn chế của ERP trong doanh nghiệp
Quản lý và lựa chọn đối tác triển khai ERP phù hợp
Đối tác triển khai ERP đóng vai trò quan trọng trong thành công của dự án. Doanh nghiệp cần nắm vững thông tin về các nhà cung cấp ERP uy tín và có kinh nghiệm. Quá trình lựa chọn đối tác phù hợp sẽ giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ triển khai và giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai.
Đầu tư vào đào tạo và hỗ trợ người dùng
Để tận dụng tối đa tiềm năng của hệ thống ERP, đầu tư vào đào tạo và hỗ trợ người dùng là cần thiết. Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ để sử dụng và tận dụng các tính năng của hệ thống. Hỗ trợ liên tục và đáp ứng nhanh chóng các vấn đề và thắc mắc từ người dùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu những khó khăn trong quá trình sử dụng ERP.
Tinh chỉnh và tùy chỉnh hệ thống ERP để phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có những nhu cầu và quy trình riêng. Tinh chỉnh và tùy chỉnh hệ thống ERP để phù hợp với các yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp là một giải pháp quan trọng. Bằng cách tùy chỉnh và cấu hình hệ thống, doanh nghiệp có thể tận dụng hết tiềm năng của ERP mà không cần thay đổi quy trình làm việc hiện có.
Sử dụng phương pháp tiếp cận giai đoạn và ưu tiên triển khai ERP
Triển khai ERP toàn diện trong một lần có thể gây ra áp lực và tốn kém. Thay vào đó, sử dụng phương pháp tiếp cận giai đoạn và ưu tiên triển khai ERP cho các khu vực hoặc quy trình quan trọng nhất. Điều này giúp giảm tác động đến hoạt động kinh doanh và tạo cơ hội để học hỏi và điều chỉnh quy trình triển khai.
Đánh giá và theo dõi hiệu suất hệ thống ERP
Đánh giá và theo dõi hiệu suất hệ thống ERP là cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định và nâng cao hiệu quả. Sử dụng các công cụ và hệ thống theo dõi, doanh nghiệp có thể xác định và giải quyết các vấn đề nhanh chóng, từ đó giảm thiểu những rủi ro và tăng cường hiệu suất của hệ thống ERP.
Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu về những mặt hạn chế của ERP. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm và tư vấn về tính năng của hệ thống ERP. Hãy liên hệ ngay với ERPViet để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Đăng ký dùng thử ERPViet: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
Liên hệ chuyên gia ERP: https://erpviet.vn/lien-he/