Phát huy tối đa Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp vươn đến thành công. Nhà lãnh đạo có thể chọn cách đầu tư vào công nghệ để dễ dàng trong việc cải tiến hoạt động và khả năng cạnh tranh (competitiveness). Bài viết dưới đây hãy cùng ERPViet tìm hiểu chi tiết về ứng dụng của công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nhé!
Mục lục:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp là gì?
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ tại các doanh nghiệp Việt
3. Doanh nghiệp có thể làm gì khi ứng dụng công nghệ trong quản lý?
4. ERP - Phần mềm quản lý doanh nghiệp tối ưu hiệu quả
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp là gì?
Ứng dụng công nghệthông tin trong các lĩnh vực khác nhau là việc sử dụng công nghệ hiện đại để cải thiện chất lượng sản phẩm, năng suất và hiệu quả công việc.
Trong doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý. Quá trình này giúp tận dụng nguồn lực và tối ưu hóa hoạt động để đạt lợi nhuận cao nhất.
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ tại các doanh nghiệp Việt
Hầu hết doanh nghiệp đã có nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
Theo kết quả khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phần lớn doanh nghiệp nhận thức được sự cần thiết của việc chuyển đổi số, tuy nhiên, họ chưa đạt được mục tiêu mong đợi. Các doanh nghiệp chủ yếu đang ở giai đoạn số hóa hoặc đã từng ứng dụng công nghệ và phần mềm mới, nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra, dẫn đến việc ngừng sử dụng hoặc gặp khó khăn và không thuận lợi. Cụ thể:
48.8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhưng hiện không sử dụng nữa do giải pháp chưa phù hợp hoặc doanh nghiệp chỉ áp dụng để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn trong bối cảnh dịch Covid-19 và không còn nhu cầu sử dụng hiện tại. Lý do khác cho tình trạng này là doanh nghiệp chưa xác định được mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số chính xác, cũng như thiếu nhân sự đủ lượng và chất lượng để hỗ trợ chuyển đổi số. Điều này rõ ràng phản ánh qua chỉ có 6.2% đã hoàn thành việc xác định mục tiêu chuyển đổi số và chỉ 7.6% đã từng bước xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn để thực hiện chuyển đổi số.
35.3% doanh nghiệp đã số hóa dữ liệu và quy trình (chủ yếu bằng cách chuyển đổi các dữ liệu, văn bản và giấy tờ từ hình thức vật lý sang hình thức điện tử lưu trữ trên hệ thống). Đây là hoạt động quan trọng nhằm tiến tới chuyển đổi số một cách rộng rãi và đồng bộ hơn.
Chỉ có một tỉ lệ nhỏ các doanh nghiệp (2.2%) đã sử dụng thành thạo công nghệ và phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu và tự động hóa việc đưa ra quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, mặc dù một số vẫn gặp khó khăn trong quá trình sử dụng công nghệ này.
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào những nghiệp vụ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
Theo kết quả khảo sát, doanh nghiệp thường áp dụng công nghệ vào những nghiệp vụ có tác động trực tiếp đến doanh thu, bao gồm hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Cụ thể, ngoài hình thức bán hàng truyền thống như bán hàng trực tiếp tại cửa hàng/điểm bán và bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua mạng trở nên phổ biến hơn trước đây. Điều này được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ và tham gia mạnh mẽ của nhiều nền tảng bán hàng trực tuyến (như Shopee, Lazada, Tiki,...) và các nền tảng mạng xã hội (như Facebook, Instagram, Zalo và gần đây là Tiktok), với số lượng doanh nghiệp triển khai bán hàng đa kênh chiếm đa số.
Xem thêm: Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động đến ngành bán lẻ Việt Nam
Ngoài ra, đa số doanh nghiệp trong khảo sát thực hiện chuyển đổi số (CĐS) theo cách phân tách và quản lý từng chức năng hoạt động riêng biệt như vận chuyển hàng hóa, quản lý kho hàng, bán hàng, nhân sự và kế toán, thiếu sự kết nối và đồng bộ. Thực tế, khoảng 20-30% doanh nghiệp được khảo sát thường xuyên áp dụng công nghệ số trong một số nghiệp vụ. Ví dụ:
-
Trong hoạt động quản lý xe và vận chuyển hàng hóa, hơn 60% doanh nghiệp chỉ sử dụng phần mềm số ở mức rất ít hoặc hiếm sử dụng, trong khi khoảng 23% doanh nghiệp thường xuyên áp dụng công nghệ số ở mức độ cao.
-
Trong nghiệp vụ kế toán, mức độ chuyển đổi số cao hơn với hơn 40% doanh nghiệp sử dụng công nghệ số ở mức độ cao và thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 33% doanh nghiệp chưa biết khai thác các phần mềm công nghệ số, mặc dù có nhiều nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ trên thị trường.
-
Hơn 40% doanh nghiệp gần như không hoặc ít sử dụng phần mềm số trong quản lý kho hàng, quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng và quản lý nhân sự.
Mức độ đầu tư cho chuyển đổi số và công nghệ thông tin
Kết quả khảo sát cho thấy, dưới 40% các doanh nghiệp có ngân sách đủ để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số (CĐS) từ mức trung bình đến đầy đủ để tiếp nhận tư vấn và giải pháp CĐS. Trong khi đó, có đến 43,3% doanh nghiệp dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Đáng lo ngại là có tới 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS. Thực tế cho thấy việc thiếu ngân sách cho CĐS là một thách thức phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Doanh nghiệp có thể làm gì khi ứng dụng công nghệ trong quản lý?
Trên thực tế, việc ápdụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp hiện nay vẫn còn hạn chế. Có nhiều công cụ giúp tăng hiệu quả vận hành và quản trị, trong đó có phần mềm quản lý doanh ghiệp.
Với một phần mềm quản lý hiện đại, nhà quản trị có thể:
-
Tối ưu hoá thời gian quản lý công việc kinh doanh, nhân viên, các bộ phận, phòng ban. Phần mềm giúp nhà quản trị loại bỏ công đoạn không cần thiết, xử lý số liệu phức tạp và tạo báo cáo nhanh chóng và hiệu quả.
-
Xử lý các công việc trong quá trình vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn để đảm bảo năng suất làm việc. Nó hỗ trợ kiểm soát thời gian, hiệu suất và tiến độ làm việc cùng với hệ thống thông tin chi tiết và dễ dàng.
-
Nâng cao chất lượng và xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp và linh hoạt. Ngay cả khi không có mặt tại công ty, bạn vẫn có thể giao nhiệm vụ và họp trực tuyến với đối tác và nhân viên trên phần mềm.
-
Phần mềm giúp giảm thiểu sai sót thông tin và mất mát trong quá trình làm việc, chẳng hạn như dữ liệu khách hàng, lịch hẹn với đối tác và thông tin và thời gian làm việc của nhân viên. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá một cách khách quan quá trình và hiệu quả làm việc.
-
Nắm bắt xu hướng kinh doanh mới trên thị trường một cách hiệu quả, đưa ra biện pháp và kế hoạch kịp thời để giải quyết vấn đề biến động trên thị trường.
-
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hóa cao, đội ngũ nhân sự chất lượng và có sức bền. Đồng thời, tạo ra nhiều cơ hội để tối ưu hóa hoạt động liên kết giữa các phòng ban.
4. ERP - Phần mềm quản lý doanh nghiệp tối ưu hiệu quả
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp giúp tổ chức giải quyết nhiều bài toán khó trong quá trình kinh doanh hiện nay. Trong đó, sử dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một phần mềm quan trọng.
Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERPViet nằm trong giải pháp công nghệ do Bộ kế hoạch và đầu tư - Cục phát triển doanh nghiệp công bố, là giải pháp tin cậy để các doanh nghiệp ứng dụng vào quản lý, chuyển đổi số. Nó bao gồm nhiều chức năng quản trị như quản lý khách hàng, kế toán, nhân sự và kinh doanh, và có các ưu điểm sau:
-
Quản trị quá trình sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ: ERP cho phép doanh nghiệp sử dụng các hệ thống ứng dụng tích hợp để xử lý toàn bộ nhiệm vụ trong quá trình sản xuất. Dữ liệu liên tục lưu thông qua các phòng ban, hành trình khách hàng và hoạt động, giúp rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
-
Quản lý thông tin khách hàng và cải thiện doanh thu: ERP giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng một cách toàn diện và tối ưu, từ việc nhập dữ liệu đơn hàng và khách hàng bởi nhân viên cho đến việc theo dõi bởi các phòng ban.
-
Tự động hóa các chức năng văn phòng liên quan đến nguồn nhân lực, dịch vụ và công nghệ.
-
Cải tiến quy trình sản xuất và kinh doanh: ERP tạo ra cơ chế phù hợp để kiểm soát lượng tồn kho và hàng nhập, từ đó tránh tổn thất kinh tế.
-
Chuẩn hóa hoạt động nhân sự thông qua đánh giá chất lượng công việc, KPI và thực lực. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra chế độ lương, thưởng và quy chế phạt phù hợp hơn.
-
Hỗ trợ quá trình bán hàng thông suốt và nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, tạo điều kiện để nắm bắt xu hướng kinh doanh và tăng cường quá trình bán hàng.
Xem thêm: Điểm danh 5 bước cần thiết để triển khai phần mềm ERP thành công
Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu về sự cần thiết khi ứng dụng công nghệ thông tin. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm và tư vấn về tính năng của hệ thống ERP. Hãy liên hệ ngay với ERPViet để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Đăng ký dùng thử ERPViet: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
Liên hệ chuyên gia ERP: https://erpviet.vn/lien-he/
- Giải pháp quản trị doanh nghiệp – Nhà lãnh đạo cần làm gì?
- Thành công trong kinh doanh với các phương pháp quản trị doanh nghiệp thông minh
- Tối ưu hóa cách quản lý tài sản công ty đơn giản và hiệu quả
- Review Top 9 phần mềm quản lý nguồn nhân lực phổ biến nhất hiện nay
- Bật mí 7 kinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả cho nhà lãnh đạo