Phần mềm ERP là gì? Khác biệt cơ bản giữa Cloud ERP và On-Premise ERP?
Chỉ mất 3 phút để chủ doanh nghiệp thấu hiểu về phần mềm ERP, có thể tự mình trả lời được câu hỏi “Phần mềm ERP là gì?” và “Khác biệt cơ bản giữa Cloud ERP và On-premises ERP?”
1. Phần mềm ERP là gì?
Phần mềm ERP là một trong những phần mềm quản trị doanh nghiệp đắc lực nhất hiện nay, giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về chi phí, nhân sự, gia tăng doanh số,… bền vững.
>>> Đọc thêm về lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm ERP
>>> Đọc thêm về lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm ERP
2. Khác biệt cơ bản giữa Cloud ERP và On-premise ERP
Khi lựa chọn triển khai ERP – phần mềm quản trị doanh nghiệp số 1 thế giới, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với một câu hỏi lớn: nên chọn Cloud ERP hay On-premise ERP?
Cloud ERP là gì? Cloud ERP là ERP đám mây, triển khai sử dụng điện toán đám mây. Công nghệ điện toán đám mây ERP được giới chuyên gia đánh giá sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá được ngày càng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng trong tương lai. Nhìn lại quãng thời gian vừa qua, Cloud ERP đã có những bước tiến khá dài.
Tuy nhiên On-premise ERP hiện nay vẫn là sự lựa chọn an toàn của nhiều chủ doanh nghiệp, mặc dù với giá cả khá đắt đỏ, On-premise ERP có thể khiến các doanh nghiệp nhỏ phải đắn đo suy nghĩ.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích khách quan về khác biệt, lợi thế và hạn chế của từng loại hệ thống ERP, giúp chủ doanh nghiệp xác định rõ ràng hơn loại hình nào sẽ phù hợp nhất với tổ chức của bạn.
Cloud ERP là gì? Cloud ERP là ERP đám mây, triển khai sử dụng điện toán đám mây. Công nghệ điện toán đám mây ERP được giới chuyên gia đánh giá sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá được ngày càng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng trong tương lai. Nhìn lại quãng thời gian vừa qua, Cloud ERP đã có những bước tiến khá dài.
Tuy nhiên On-premise ERP hiện nay vẫn là sự lựa chọn an toàn của nhiều chủ doanh nghiệp, mặc dù với giá cả khá đắt đỏ, On-premise ERP có thể khiến các doanh nghiệp nhỏ phải đắn đo suy nghĩ.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích khách quan về khác biệt, lợi thế và hạn chế của từng loại hệ thống ERP, giúp chủ doanh nghiệp xác định rõ ràng hơn loại hình nào sẽ phù hợp nhất với tổ chức của bạn.
Khác biệt ngay từ cách thức triển khai
Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống Cloud ERP và On-premise ERP. Cloud ERP sử dụng các tài nguyên được lưu trữ lên máy chủ của nhà cung cấp. Các doanh nghiệp sẽ truy cập vào hệ thống thông qua một trình duyệt web.
Đối lập với chúng, phần mềm On-premise ERP được cài đặt tại chính doanh nghiệp, đặt trên máy chủ của doanh nghiệp. Một số đơn vị cung cấp hiện nay đang đồng thời cung cấp cùng lúc cả hai giải pháp, Cloud ERP và On-premise ERP, tức là phần mềm sẽ được lưu trữ trên đám mây của các máy chủ của tổ chức.
>>> Đọc thêm về: phần mềm Cloud ERP – xu thế quản trị doanh nghiệp của tương lai
Định giá khác biệt giữa Cloud ERP và On-premise ERP
Điểm khác biệt thứ hai, cũng quan trọng không kém, đó chính là cách thức định giá của hai loại hình phần mềm ERP. Mặc dù có nhiều trường hợp ngoại lệ, tuy nhiên, hầu hết các phần mềm Cloud ERP được định giá theo tháng hoặc theo năm (giá thông thường đã bao gồm phí đào tạo, nâng cấp, hỗ trợ).
Với phần mềm On – premise ERP, giá thành thường được tính một lần cho các tính năng và số lượng người dùng cố định. Chi phí hỗ trợ, chi phí đào tạo và cập nhật phần mềm có thể được tính hoặc không tính trong giá thành, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Chính cách thức định giá khác nhau, các hệ thống phần mềm On-premise ERP thường sẽ ngốn của doanh nghiệp một khoản đầu tư khá lớn trong cùng một thời điểm. Ngược lại, phần mềm Cloud ERP lại phân nhỏ chi phí theo từng khoảng thời gian khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn. Vì vậy, ngay cả doanh nghiệp nhỏ, với số vốn ít ỏi cũng có thể sở hữu phần mềm ERP của riêng mình. Theo thống kê vào năm 2015, có đến 72% doanh nghiệp đã và đang sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp Cloud ERP.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng, theo thời gian, tổng số vốn phải chi trả cho Cloud ERP sẽ chạm ngưỡng con số khổng lồ mà các doanh nghiệp khác đầu tư cho hệ thống On-premise ERP.

Đồ thị cho thấy mức độ chi trả cho hai hệ thống ERP theo thời gian
Cloud ERP đang ngày càng trở nên ổn định, dễ sử dụng hơn trước
Hãy cùng điểm qua những thuận lợi và hạn chế khi sử dụng phần mềm Cloud ERP
Thuận lợi | Hạn chế | |
Chi phí | Chi phí đầu tư ban đầu rẻ | Tổng phải trả trong cả vòng đời có thể nhiều hơn so với On-premise ERP |
Dễ dàng dự đoán chi phí | ||
Không yêu cầu đầu tư phần cứng bổ sung (máy chủ) | ||
An toàn | Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, hoàn toàn an toàn nếu máy chủ của doanh nghiệp bị tấn công | Nếu nhà cung cấp tiết lộ các thông tin bảo mật, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với rắc rối lớn |
Hệ thống ổn định hơn và được cấp nhật thường xuyên từ phía nhà cung cấp | ||
Tùy chỉnh | Các doanh nghiệp có thể làm việc với nhà cung cấp để xem xét các thay đổi | Nhìn chung tính năng tùy chỉnh bị hạn chế |
Thời gian triển khai | Mất ít thời gian hơn, hầu như doanh nghiệp có thể sử dụng ngay lập tức mà không cần cài đặt | Thời gian triển khai ngắn cũng có một phần do ít tùy chỉnh |
Hệ thống On-premise ERP nổi bật với tính năng tùy chỉnh, giúp doanh nghiệp kiểm soát dữ liệu tốt hơn.
Dưới đây là những ưu điểm và hạn chế của hệ thống On-premise ERP
Dưới đây là những ưu điểm và hạn chế của hệ thống On-premise ERP
Thuận lợi | Hạn chế | |
Chi phí | Giảm giá thành ban đầu của hệ thống | Đầu tư trả trước 1 lần có thể rủi ro hơn |
Phải trả phí đầu tư phần cứng và các vấn đề liên quan đến CNTT | ||
Bảo mật | Bảo mật dữ liệu nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp | Một số tổ chức có thể không giỏi về quy trình bảo mật phù hợp, dẫn đến việc dữ liệu có thể dễ dàng bị đánh cắp |
Tùy chỉnh | Khả năng tùy biến cao hơn | Tùy chỉnh có thể phức tạp và làm chậm quá trình triển khai, xảy ra xung đột giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp |
Triển khai | Doanh nghiệp có quyền kiểm soát thời gian và quy trình tổ chức triển khai | Doanh nghiệp có quyền kiểm soát thời gian và quy trình tổ chức triển khai |
Thông qua khái niệm phần mềm ERP là gì và những khác biệt của hai hệ thống, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phần mềm nào phù hợp hơn với quy mô, nhu cầu của doanh nghiệp mình.
Để nhận nhiều hơn các thông tin hữu ích và các tư vấn thiết thực, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
>>> Có thể bạn sẽ muốn tham khảo thêm: Khó khăn của doanh nghiệp khi triển khai ERP
Từ khoá liên quan:
định nghĩa ERP
- 6 bước quan trọng trong quy trình quản lý tài sản trong doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý thiết bị máy tính: Giải bài toán quản lý thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp
- Bật mí Top 5 phần mềm quản lý máy móc thiết bị miễn phí hiện nay
- Tìm hiểu về phần mềm quản lý bảo trì CMMS và vai trò trong doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của hệ thống quản lý tài sản đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Tin cũ
- 9 Bước quan trọng để cài đặt phần mềm ERP thành công
- Tìm hiểu phần mềm ERP - Những doanh nghiệp nào nên sử dụng ERP
- Để dùng phần mềm ERP đạt hiệu quả cao, không thể bỏ qua những yêu cầu sau
- Phần mềm ERP Việt Nam – Cách thức triển khai để thành công
- 10 Điều chủ doanh nghiệp cần biết về phần mềm quản lý ERP