“Phần mềm ERP sẽ giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng như thế nào?” là vấn đề lớn mà nhà quản trị luôn muốn tìm câu trả lời trong quá trình lựa chọn phần mềm ERP. Mối quan hệ khách hàng tốt không được hình thành ngày một ngày hai mà là kết quả của cả quá trình lâu dài cần được quản lý bởi một hệ thống ERP tích hợp.
Dưới đây là năm cách cách khai thác dữ liệu trong ERP để cải thiện trải nghiệm khách hàng:
Xem thêm: Vai trò của ERP trong quản lý dữ liệu khách hàng
Để tạo sự gắn kết và tăng sự tin tưởng của khách hàng, luôn duy trì liên lạc thường xuyên với họ. Gửi email thông tin cập nhật, tin tức hoặc ưu đãi đặc biệt. Đồng thời, sử dụng các kênh truyền thông xã hội để tương tác với khách hàng, trả lời câu hỏi và giải quyết các vấn đề nhanh chóng.
Phần mềm ERP có thể đảm bảo thông tin khách hàng nhất quán và chính xác được thu thập, lưu trữ và truy xuất bởi các bên liên quan trong nội bộ. Thông tin đó có thể bao gồm các dữ liệu như lịch sử đơn hàng, thông tin tín dụng, địa điểm, địa chỉ liên hệ chính,.. Bên cạnh đó là chức năng tự động thông báo gửi email chứa thông điệp ưu đãi, sản phẩm mới ra mắt, chiến dịch bán hàng hay là lời chúc mừng sinh nhật đến khách hàng.
Tìm hiểu về lịch sử mua hàng, sở thích và thông tin cá nhân của khách hàng. Sử dụng công cụ quản lý khách hàng (CRM) trên phần mềm ERP để theo dõi và lưu trữ thông tin này, từ đó tạo điều kiện để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Nghiên cứu kỹ thị trường để hiểu rõ các yếu tố quyết định của khách hàng và tìm cách tăng cường các khía cạnh này. Lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng và thích nghi sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn dựa trên thông tin này.
Ví dụ như trải nghiệm của khách hàng có thể được cải thiện đáng kể bằng cách cho phép quy trình đặt hàng tốt hơn, giao hàng nhanh hơn và lập hóa đơn chính xác hơn. Trải nghiệm càng được nâng cao, khách hàng sẽ càng có nhiều tin cậy khi đặt hàng. Nếu xảy ra sự cố với đơn đặt hàng, phần mềm ERP cho phép nhân viên nhanh chóng xác định và khắc phục sự cố.
Minh bạch và tiện lợi trong việc thanh toán cũng là một trong những điều khách hàng muốn. Việc tích hợp quản lý tín dụng vào hệ thống ERP của tổ chức sẽ tạo nên sự minh bạch, giúp tổ chức tuân thủ điều khoản được phê duyệt cho mỗi khách hàng. Nếu không tích hợp chính sách quản lý tín dụng vào giải pháp ERP thì các công ty sẽ gặp rủi ro lớn hơn khi mở rộng các điều khoản tín dụng cho những khách hàng không có khả năng thanh toán. Chính sách tín dụng rõ ràng và được tích hợp vào hệ thống ERP giúp cho sự mua hàng của khách hàng tốt hơn.
Cá nhân hóa quá trình giao tiếp thông qua phương thức liên hệ yêu thích của khách hàng, tư vấn sản phẩm dựa trên lịch sử tìm kiếm và mua hàng trước đó. Việc sử dụng dữ liệu có trong hệ thống phần mềm ERP để tìm ra khách hàng của bạn là ai (sở thích, thói quen, tính cách cơ bản của họ,...) giúp người bán hiểu rõ hơn những gì khách hàng mong đợi, từ đó có thể đưa ra giải pháp và hỗ trợ hợp lý và nhanh hơn.
Bằng cách sử dụng thông tin chi tiết đã được thu thập để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm độc đáo bằng cách gọi tên khách hàng hoặc khi khách hàng gọi, nhân viên sẽ biết chính xác vấn đề họ đang gặp phải là gì mà không cần phải yêu cầu họ lặp lại.
Bất kỳ khách hàng nào cũng không thích sự chờ đợi. Họ đều mong muốn được tư vấn và giải quyết khó khăn ngay lập tức. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý trong việc cải thiện chất lượng phục vụ.
Nếu như với hình thức kinh doanh Offline thì bạn có thể dùng các biện pháp để khách hàng quên đi việc phải chờ đợi. Ví dụ như với chuỗi cửa hàng Haidilao đã thành công với phương pháp này. Đối với kinh doanh Online thì bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như tự động trả lời tin nhắn hoặc chuyển cuộc gọi sang tư vấn viên,… Phần mềm ERP sẽ giúp bạn xây dựng và tự động trả lời tin nhắn của khách hàng. Tránh trường hợp khách hàng phải chờ đợi quá lâu.
Công nghệ phát triển, người tiêu dùng có xu hướng tham khảo từ nhiều kênh trước khi mua hàng. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp đã phát triển chiến lược bán hàng đa kênh. Khách hàng mong muốn nhận được trải nghiệm nhất quán và liên tục từ thương hiệu của bạn. Điều này đòi hỏi sự chú trọng đến mọi khía cạnh của trải nghiệm khách hàng, từ việc thiết kế giao diện sản phẩm đến dịch vụ sau bán hàng. Đảm bảo rằng mọi điểm tiếp xúc với khách hàng đều tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng cao và tạo ra ấn tượng tích cực.
Phần mềm ERP ra đời kết hợp với tính năng CRM giúp doanh nghiệp tạo một trải nghiệm nhất quán và liên tục cho khách hàng trên mọi kênh bán. Bằng cách tích hợp tất cả các kênh bán trong một hệ thống duy nhất cho phép khách hàng tiếp tục ngay tại nơi họ đã dừng lại, cung cấp một hành trình giao tiếp nhất quán và mang lại trải nghiệm tốt trên các kênh.
Để nắm vững thông tin về độ tuổi, giới tính, quốc gia, sở thích, quan tâm và thói quen mua hàng,... doanh nghiệp cần tạo ra bản đồ hành trình khách hàng. Hành trình này bao gồm nội dung với các câu trả lời về nhu cầu, động cơ, cũng như những khó khăn của khách hàng để có thể nhanh chóng giải quyết được nhu cầu hiện có và đáp ứng được trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Dưới đây là ba cách để đảm bảo phần mềm ERP mới của bạn cải thiện trải nghiệm của khách hàng:
1. Dữ liệu được chia sẻ trên toàn công ty
Các bộ phận bán hàng và tiếp thị cần được xem các số liệu có thể được sử dụng để thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số thì
2. Đảm bảo dữ liệu không chỉ tập trung vào cả khách hàng hiện tại và tiềm năng
Hệ thống ERP cho phép theo dõi nguồn tiếp cận của các khách hàng tiềm năng từ nhiều nền tảng khác nhau. Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra giải pháp phù hợp để khai thác và gia tăng doanh số từ nhóm khách hàng này.
3. Theo dõi và truyền đạt các số liệu tạo nên sự khác biệt
Điều quan trọng là nhà quản trị cần phân tích tính ảnh hưởng của dữ liệu tới tổ chức và khách hàng.
Ví dụ: các số liệu như thời gian và chi phí sản xuất hoặc thời gian đáp ứng dịch vụ khách hàng. Truyền đạt các số liệu này đến khách hàng nên là ưu tiên hàng đầu cho các nhóm tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng của bạn.
Để quá trình triển khai phần mềm quản lý ERP hiệu quả, hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo hotline 096 4578 234 ngay ngày hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
Đọc thêm: Triển khai phần mềm ERP: 15 lợi ích ít người biết
5 cách để phần mềm ERP nâng cao trải nghiệm khách hàng
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERPViet: Ứng dụng CRM - Chăm sóc khách hàng