5 dấu hiệu cho thấy phần mềm ERP của doanh nghiệp đã lỗi thời
Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên biến động theo thời gian. Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP mà bạn đang sử dụng có thể đáp ứng được nhu cầu của tổ chức trong dài hạn hay không? Việc thay thế có thể tốn nhiều thời gian và nguồn lực. Vì vậy, điều bạn cần làm là hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định triển khai một hệ thống ERP mới tốn kém và ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.
Để biết tổ chức của mình có nên triển khai hệ thống ERP mới hay không, các nhà quản lý có thể dựa vào năm dấu hiệu cho thấy phần mềm ERP đang sử dụng đã lỗi thời dưới đây:
Lưu ý: Doanh nghiệp nên đồng nhất quy trình kinh doanh hiện tại và chiến lược trong tương lai của tổ chức để có thể đưa ra yêu cầu tùy chỉnh phù hợp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
“Mobile ERP” đề cập đến việc sử dụng thiết bị di động hoặc máy tính bảng để truy cập dữ liệu ERP. Xuất phát từ một xu hướng, khái niệm này dần đã trở thành một chiến lược công nghệ mạnh mẽ được sử dụng trong nhiều doanh nghiệp. Nếu tổ chức của bạn muốn tận dụng tối đa hiệu quả hệ thống ERP thì bạn có thể đầu tư vào Mobile ERP hoặc phần mềm thông minh để hỗ trợ việc ra quyết định. Khi tìm hiểu phần mềm ERP, bạn sẽ phát hiện ra rằng các hệ thống ERP hiện đại đều hỗ trợ Mobile ERP - một lợi thế cốt lõi giúp người dùng cuối trở nên tích cực hơn trong quá trình ứng dụng ERP.
Gợi ý cho doanh nghiệp: trong thời đại thiết bị di động trở nên phổ biến như hiện nay, nhân viên của bạn chắc chắn sẽ đánh giá cao sự tiện lợi của Mobile ERP.
Nếu doanh nghiệp của bạn có từ 2 dấu hiệu kể trên thì doanh nghiệp nên xem xét đến việc thay thế phần mềm quản trị hệ thống ERP hiện tại. Để triển khai thành công, trước khi lựa chọn được phần mềm ERP phù hợp, doanh nghiệp cần phải lên chiến lược công nghệ của tổ chức. Chiến lược công nghệ sẽ là định hướng trong suốt quá trình lựa chọn, triển khai, golive,... Đồng thời, việc triển khai của bạn sẽ thành công hơn khi doanh nghiệp tập trung đúng cách vào việc quản lý dự án, quản lý quy trình kinh doanh và thay đổi của tổ chức trong quá trình triển khai ERP.
Để có được những thông tin chi tiết hơn, hãy liên hệ với các chuyên gia của ERPViet qua hotline 096 4578 234 hoặc đăng ký dùng thử tại đây.
➡️Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
Nguồn: Panorama
Để biết tổ chức của mình có nên triển khai hệ thống ERP mới hay không, các nhà quản lý có thể dựa vào năm dấu hiệu cho thấy phần mềm ERP đang sử dụng đã lỗi thời dưới đây:
1. Phần mềm quản lý ERP hiện tại không thể tích hợp với các phần mềm khác của doanh nghiệp
Trước sự ra đời và phát triển không ngừng của các giải pháp riêng lẻ, các đơn vị cung cấp giải pháp ERP bắt buộc phải tìm cách tích hợp ERP và các giải pháp quản trị riêng lẻ khác tổ chức đang sử dụng để liên thông dữ liệu. Để xác định nhu cầu tích hợp, bước đầu tiên doanh nghiệp cần xác định các giải pháp công nghệ đang sử dụng. Đối với các hệ thống quan trọng và phức tạp, doanh nghiệp nên đánh giá nhu cầu tích hợp, chi phí duy trì, các khó khăn, tính linh hoạt và khả năng mở rộng để bắt kịp sự tăng trưởng trong tương lai. Thêm vào đó, doanh nghiệp nên tính toán chi phí và lợi ích của việc sử dụng kết hợp các giải pháp phần mềm riêng lẻ.2. Hệ thống ERP của doanh nghiệp được tùy biến cao
Khi bắt đầu triển khai ERP, doanh nghiệp nên tận dụng tối đa các phần mềm ERP được đóng gói sẵn, tránh việc phát sinh nhu cầu tùy chỉnh quá nhiều. Thực tế triển khai cho thấy, các tổ chức nhận thấy một hoặc một số quy trình của doanh nghiệp chưa có trên phần mềm dẫn đến nhiều tùy chỉnh nhỏ trong suốt quá trình triển khai ERP. Theo thời gian, một số tùy chỉnh trở nên không cần thiết vì quy trình kinh doanh của doanh nghiệp đã thay đổi.Lưu ý: Doanh nghiệp nên đồng nhất quy trình kinh doanh hiện tại và chiến lược trong tương lai của tổ chức để có thể đưa ra yêu cầu tùy chỉnh phù hợp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
3. Doanh nghiệp đang dùng phiên bản cũ
Việc tùy chỉnh quá nhiều có thể khiến quá trình nâng cấp trở nên phức tạp. Nhiều tổ chức vẫn đang cố gắng tận dụng các hệ thống ERP cũ vì quá trình tùy chỉnh trước đó đã khiến việc nâng cấp trở nên phức tạp và tốn kém chi phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên xem xét đến việc nâng cấp để cập nhật các tính năng được cải tiến nhằm hỗ trợ công việc tốt hơn. Các doanh nghiệp có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình nâng cấp, tuy nhiên việc cố gắng duy trì các phần mềm cũ có thể dẫn tới chi phí tốn kém và hiệu quả thấp hơn so với việc nâng cấp.4. Không hỗ trợ trên thiết bị di động
“Mobile ERP” đề cập đến việc sử dụng thiết bị di động hoặc máy tính bảng để truy cập dữ liệu ERP. Xuất phát từ một xu hướng, khái niệm này dần đã trở thành một chiến lược công nghệ mạnh mẽ được sử dụng trong nhiều doanh nghiệp. Nếu tổ chức của bạn muốn tận dụng tối đa hiệu quả hệ thống ERP thì bạn có thể đầu tư vào Mobile ERP hoặc phần mềm thông minh để hỗ trợ việc ra quyết định. Khi tìm hiểu phần mềm ERP, bạn sẽ phát hiện ra rằng các hệ thống ERP hiện đại đều hỗ trợ Mobile ERP - một lợi thế cốt lõi giúp người dùng cuối trở nên tích cực hơn trong quá trình ứng dụng ERP.
Gợi ý cho doanh nghiệp: trong thời đại thiết bị di động trở nên phổ biến như hiện nay, nhân viên của bạn chắc chắn sẽ đánh giá cao sự tiện lợi của Mobile ERP.
5. Bảng tính là một trong những thành phần chính để quản lý doanh nghiệp
Có phải doanh nghiệp của bạn đang sử dụng bảng tính để lên lịch, quản lý công thức, v.v ...? Nếu vậy, “ERP” của bạn có lẽ đã quá lỗi thời. Mặc dù nhân viên có thể không muốn từ bỏ phương thức làm việc này để áp dụng các quy trình kinh doanh và chức năng phần mềm mới nhưng đầu tư vào thay đổi tổ chức quản lý có thể giúp các bên liên quan và nhân viên chủ chốt thích ứng với thay đổi. Tính nhất quán của dữ liệu, cải thiện khả năng hiển thị và tăng hiệu quả sẽ là một vài lợi thế mà phần mềm ERP sẽ đem đến cho bạn khi sử dụng.Nếu doanh nghiệp của bạn có từ 2 dấu hiệu kể trên thì doanh nghiệp nên xem xét đến việc thay thế phần mềm quản trị hệ thống ERP hiện tại. Để triển khai thành công, trước khi lựa chọn được phần mềm ERP phù hợp, doanh nghiệp cần phải lên chiến lược công nghệ của tổ chức. Chiến lược công nghệ sẽ là định hướng trong suốt quá trình lựa chọn, triển khai, golive,... Đồng thời, việc triển khai của bạn sẽ thành công hơn khi doanh nghiệp tập trung đúng cách vào việc quản lý dự án, quản lý quy trình kinh doanh và thay đổi của tổ chức trong quá trình triển khai ERP.
Để có được những thông tin chi tiết hơn, hãy liên hệ với các chuyên gia của ERPViet qua hotline 096 4578 234 hoặc đăng ký dùng thử tại đây.
➡️Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
Nguồn: Panorama
- 6 bước quan trọng trong quy trình quản lý tài sản trong doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý thiết bị máy tính: Giải bài toán quản lý thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp
- Bật mí Top 5 phần mềm quản lý máy móc thiết bị miễn phí hiện nay
- Tìm hiểu về phần mềm quản lý bảo trì CMMS và vai trò trong doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của hệ thống quản lý tài sản đối với sự phát triển của doanh nghiệp