Tối đa hóa lợi ích từ phần mềm ERP hiện tại
Những người đã từng tham gia vào quá trình triển khai ERP chắc hẳn đều hiểu cảm giác khi đưa 1 hệ thống mới vào vận hành. Đó là thứ cảm xúc pha trộn giữa sự hào hứng, băn khoăn, khó khăn và cơ hội cùng đến trong một thời điểm.
Khi bắt đầu triển khai dự án ERP, chúng ta cần hiểu rằng để đảm bảo cho một chiến thắng lớn, doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực cho một cuộc chiến dài hơi. ERP không phải là giải pháp cấp tốc để hỗ trợ gia tăng lợi nhuận, hiệu quả lao động hay bất kỳ lợi ích kinh doanh nào. Dường như nhiều nhà quản lý dự án đang sử dụng ngày go-live như một cột mốc quan trọng và là chìa khóa chính để đo lường thành công của dự án. Tuy nhiên, đảm bảo ngày go-live đúng hạn và không vượt quá ngân sách chỉ là một mẩu nhỏ trong quá trình triển khai ERP thành công.
Chính vì mức độ khó khăn, tốn kém và áp lực của quá trình lựa chọn và triển khai ERP, không ngạc nhiên rằng ngày càng nhiều doanh nghiệp hiện nay đang tìm kiểm các cách thức để cải tiến và tận dụng tốt hơn hệ thống ERP hiện có của họ thay vì triển khai một hệ thống mới từ đầu.
Bài viết này sẽ đưa ra các phương pháp giúp tổ chức tận dụng tốt hệ thống ERP hiện tại để đem lại lợi ích cao hơn.
Khi bắt đầu triển khai dự án ERP, chúng ta cần hiểu rằng để đảm bảo cho một chiến thắng lớn, doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực cho một cuộc chiến dài hơi. ERP không phải là giải pháp cấp tốc để hỗ trợ gia tăng lợi nhuận, hiệu quả lao động hay bất kỳ lợi ích kinh doanh nào. Dường như nhiều nhà quản lý dự án đang sử dụng ngày go-live như một cột mốc quan trọng và là chìa khóa chính để đo lường thành công của dự án. Tuy nhiên, đảm bảo ngày go-live đúng hạn và không vượt quá ngân sách chỉ là một mẩu nhỏ trong quá trình triển khai ERP thành công.
Chính vì mức độ khó khăn, tốn kém và áp lực của quá trình lựa chọn và triển khai ERP, không ngạc nhiên rằng ngày càng nhiều doanh nghiệp hiện nay đang tìm kiểm các cách thức để cải tiến và tận dụng tốt hơn hệ thống ERP hiện có của họ thay vì triển khai một hệ thống mới từ đầu.
Bài viết này sẽ đưa ra các phương pháp giúp tổ chức tận dụng tốt hệ thống ERP hiện tại để đem lại lợi ích cao hơn.
Tiêu chuẩn triển khai ERP
Điều quan trọng là phải hiểu rằng hệ thống ERP của bạn hoạt động như thế nào khi so sánh với các hệ thống khác tương tự. Báo cáo ERP năm 2012 của Panorama cung cấp các thông tin về chi phí, thời gian, kỳ vọng trong triển khai ERP của hầu khăp các tổ chức trên khắp thế giới, theo đó:
- 71% tổ chức thu hồi được toàn bộ chi phí dự án của họ
- 81% cho biết họ khá hài lòng với phần mềm ERP đang sử dụng
- 94% nhận thấy lợi ích kinh doanh rõ rệt từ phần mềm ERP
- 63% gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề về quy trình và thay đổi tổ chức
- 29% không nhận được sự sát sao của các quản lý cấp cao trong suốt dự án ERP
- 56% vượt quá ngân sách
Những số liệu trên cho thấy rằng ERP không phải là một miếng bánh dễ ăn, đầu tư ERP đi kèm với rất nhiều rủi ro. Thông qua những phân tích thực tế từ nhiều doanh nghiệp đang triển khai ERP trên toàn thế giới, Panorama đã đưa ra phương pháp để tối ưu hóa lợi ích kinh doanh khi đầu tư vào ERP.
ERP là một quá trình liên tục
Ngay cả trong trường hợp triển khai hoàn hảo, quá trình nhận biết và đo đếm lợi ích kinh doanh của một hệ thống ERP không kết thúc ở ngày go-live. Thay vào đó, go-live mới chỉ là bước đầu tiên trong hành trình dài tận dụng ERP để cải tiến vận hành doanh nghiệp. Sau giai đoạn triển khai bước đầu, doanh nghiệp nên tiến hành kiểm tra các hoạt động vận hành để đảm bảo rằng quy trình kinh doanh vẫn đang tiến triển tốt. Hệ thống ERP cần đảm bảo theo kịp tốc độ gia tăng doanh số cũng như mở rộng quy mô của doanh nghiệp.
Ngoài ra hãy cân nhắc hiệu quả của hệ thống ERP đối với tổ chức. Những người sử dụng hệ thống có đảm bảo được sự thuận tiện và đạt hiệu quả công việc cao hơn so với trước? Hệ thống có giúp doanh nghiệp gia tăng thêm giá trị không? Đây là những câu hỏi trọng tâm, là căn cứ giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả, nắm rõ tồn tại và hạn chế để điều chỉnh trước và sau quá trình go-live.
Mặc dù đào tạo người dùng cuối trước khi go-live có thể giảm thiểu nhiều rủi ro của tổ chức khi đối mặt với giai đoạn chuyển đổi hệ thống khó khăn. Tuy nhiên, quá trình đào tạo này cần được duy trì bổ sung ngay cả khi hệ thống đã chính thức đi vào vận hành. Ngay sau khi go-live, khoảng 80% các vấn đề của người dùng cuối liên quan đến việc thiếu hiểu biết các chức năng của phần mềm. Bố trí nhân sự hỗ trợ nghiệp vụ sẽ giúp giảm thiểu tối đa tình trạng này.
Thêm vào đó, doanh nghiệp cần làm việc với nhà cung cấp ERP hiện tại để cung cấp các công cụ hỗ trợ bổ sung như tài liệu, hướng dẫn sử dụng trực tuyến sẽ giúp nhân viên thoải mái và sẵn sàng hơn với hệ thống, tránh để các vấn đề tồn đọng và chồng chất trong quá trình người dùng sử dụng hệ thống.
Ngoài ra hãy cân nhắc hiệu quả của hệ thống ERP đối với tổ chức. Những người sử dụng hệ thống có đảm bảo được sự thuận tiện và đạt hiệu quả công việc cao hơn so với trước? Hệ thống có giúp doanh nghiệp gia tăng thêm giá trị không? Đây là những câu hỏi trọng tâm, là căn cứ giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả, nắm rõ tồn tại và hạn chế để điều chỉnh trước và sau quá trình go-live.
Mặc dù đào tạo người dùng cuối trước khi go-live có thể giảm thiểu nhiều rủi ro của tổ chức khi đối mặt với giai đoạn chuyển đổi hệ thống khó khăn. Tuy nhiên, quá trình đào tạo này cần được duy trì bổ sung ngay cả khi hệ thống đã chính thức đi vào vận hành. Ngay sau khi go-live, khoảng 80% các vấn đề của người dùng cuối liên quan đến việc thiếu hiểu biết các chức năng của phần mềm. Bố trí nhân sự hỗ trợ nghiệp vụ sẽ giúp giảm thiểu tối đa tình trạng này.
Thêm vào đó, doanh nghiệp cần làm việc với nhà cung cấp ERP hiện tại để cung cấp các công cụ hỗ trợ bổ sung như tài liệu, hướng dẫn sử dụng trực tuyến sẽ giúp nhân viên thoải mái và sẵn sàng hơn với hệ thống, tránh để các vấn đề tồn đọng và chồng chất trong quá trình người dùng sử dụng hệ thống.
4 Bí kíp tối ưu hóa hệ thống ERP hiện tại của bạn
Trừ khi tổ chức của bạn đã tận dụng được tối đa hệ thống ERP, tối ưu hóa phần mềm hiện tại là một điều nên làm đối với mọi doanh nghiệp triển khai ERP. Thực tế kinh nghiệm triển khai của Panorama cho thấy điểm hạn chế của các dự án ERP không nằm ở hệ thống mà tồn tại trong các quy trình kinh doanh rườm rà và lạm dụng hệ thống.
Để xác định hệ thống ERP của bạn có cần cải tiến gì hay không, doanh nghiệp cần tự mình trả lời các câu hỏi sau:
Để xác định hệ thống ERP của bạn có cần cải tiến gì hay không, doanh nghiệp cần tự mình trả lời các câu hỏi sau:
1. Tổ chức có sử dụng đầy đủ chức năng của hệ thống hiện tại không?
2. Tổ chức có sử dụng phiên bản mới nhất của hệ thống không?
3. Nhân viên có hiểu biết sâu sắc về cách sử dụng hệ thống hiện tại không?
4. Quy trình nghiệp vụ có được xác định rõ ràng không?
5. Nhân viên có thực sự ủng hộ việc sử dụng hệ thống hay không?
6. Tổ chức có thiện cảm với phần mềm quản trị doanh nghiệp hiện tại hay không?
7. Doanh nghiệp có sẵn sàng cải tiến quy trình của doanh nghiệp?
8. Doanh nghiệp có sẵn sàng đầu tư nguồn lực để phát triển hệ thống mới (thời gian, ngân sách, nhân sự,...) không?
2. Tổ chức có sử dụng phiên bản mới nhất của hệ thống không?
3. Nhân viên có hiểu biết sâu sắc về cách sử dụng hệ thống hiện tại không?
4. Quy trình nghiệp vụ có được xác định rõ ràng không?
5. Nhân viên có thực sự ủng hộ việc sử dụng hệ thống hay không?
6. Tổ chức có thiện cảm với phần mềm quản trị doanh nghiệp hiện tại hay không?
7. Doanh nghiệp có sẵn sàng cải tiến quy trình của doanh nghiệp?
8. Doanh nghiệp có sẵn sàng đầu tư nguồn lực để phát triển hệ thống mới (thời gian, ngân sách, nhân sự,...) không?
Nếu doanh nghiệp có thể trả lời "Có" ở hầu hết các câu hỏi, cơ hội triển khai thành công một hệ thống ERP mới sẽ trở nên khả thi hơn. Trong trường hợp hầu hết các câu trả lời đều là không, doanh nghiệp nên tìm cách để cải tiến hệ thống hiện tại thay vì đầu tư một hệ thống ERP mới.
Dưới đây là 4 bước để tối ưu hóa lợi ích từ hệ thống ERP hiện tại:
- Xác định các vấn đề ưu tiến trong môi trường kinh doanh hiện tại. Bước đầu tiên là xác định các tồn tại trong quy trình và hệ thống (thường thông qua quá trình kiểm tra sau triển khai). Các loại vấn đề tồn tại phổ biến bao gồm các nghiệp vụ bị phá vỡ, đào tạo chưa đủ, truyền thông chưa tới và các chức năng nghèo nàn.
- Xác định cơ hội cải tiến quy trình kinh doanh. Bước này đòi hỏi cần phải xem xét kỹ quy trình hiện tại, xác định các điểm cần cải tiến, định lượng lợi ích kinh doanh từ việc cải tiến quy trình. Ngoài ra tổ chức cần kiểm tra cấu hình và tùy chỉnh hệ thống để đảm bảo sự liên kết với quy trình nghiệp vụ hiện tại và nền tảng công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
- Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và các giải pháp đối với hệ thống hiện tại. Ưu tiên xử lý các vấn đề cốt lõi
- Triển khai theo kế hoạch đã thống nhất sau khi xác định được gốc rễ của vấn đề. Kế hoạch triển khai cần quy định rõ về thời gian của từng giai đoạn, phân nhiệm của từng cá nhân.
Vai trò của đo lường sau khi triển khai
Sau khi hoàn thành các đầu việc, các tổ chức thường lơ là việc kiểm tra hậu triển khai để đo lường các lợi ích thực sự từ quá trình cải tiến hệ thống ERP đem lại. Việc đo lường này sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ hiệu quả của quá trình triển khai, kể cả khi hệ thống đã đi vào hoạt động 1 tuần, 1 năm hay 10 năm. Các đánh giá đo lường nên tập trung vào 3 vấn đề chính:
- So sánh giữa hiệu suất cơ bản và hiệu suất sau khi tiến hành go-live. Để đo lường mức độ lợi ích thực tế nhận được, cần thiết lập hiệu suất cơ bản và so sánh chúng với hiệu suất sau triển khai. Điều này sẽ giúp xác định các khâu triển khai kém hiệu quả và cơ hội để cải tiến trong tương lai. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có 1 tiêu chuẩn để so sánh, có thể sử dụng kết hợp các danh mục để so sánh tổng thể thông qua việc kiểm tra các chỉ số hiệu suất cơ bản trước vào sau quá trình triển khai.
- Liên tục xây dựng các khóa đào tạo. Cho dù tổ chức đã đào tạo nhân viên tốt đến mức nào trước khi triển khai, hiệu suất vẫn có thể giảm ngay sau khi triển khai. Doanh nghiệp cần xác định xem hiệu suất giảm có phải đến từ việc đưa hệ thống vào vận hành hay không. Nếu nguyên nhân thực sự đến từ hệ thống, tổ chức cần thực hiện quá trình đào tạo để giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn song song với việc đưa hệ thống vào sử dụng. Đo lường sau triển khai sẽ giúp doanh nghiệp khám phá ra các phần nhân viên chưa được đào tạo kỹ lưỡng. Khoản đầu tư đào tạo này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích kinh doanh trong dài hạn.
- Đánh giá việc sử dụng hệ thống của tổ chức. Người dùng cuối có thể mang đến cho bạn nhiều đóng góp quan trọng giúp cải tiến hệ thống. Vì vậy, đừng bỏ quên khâu quan trọng nhất trong quá trình đánh giá: thu thập thông tin của người dùng cuối về trải nghiệm của họ khi sử dụng hệ thống, nguyên nhân thực sự đằng sau các hoạt động vận hành.
Kết luận
Bất kể triển khai theo hình thức nào, doanh nghiệp đặt bao nhiêu kỳ vọng vào hệ thống ERP thì sau giai đoạn go-live, ERP vẫn là một chặng đường dài đầy thử thách. Liên tục đo lường, so sánh hiệu suất để chủ động tìm ra các phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh, lắng nghe ý kiến từ người dùng cuối sẽ giúp công ty xác định tính hiệu quả của hệ thống, giúp hệ thống vận hành ngày một hiệu quả hơn.
Liên hệ hotline 096 4578 234 để nhận tư vấn chi tiết về quá trình triển khai ERP hoặc đăng ký dùng thử tại đây.
➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
Liên hệ hotline 096 4578 234 để nhận tư vấn chi tiết về quá trình triển khai ERP hoặc đăng ký dùng thử tại đây.
➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Odoo ERP
ERPViet
- 6 bước quan trọng trong quy trình quản lý tài sản trong doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý thiết bị máy tính: Giải bài toán quản lý thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp
- Bật mí Top 5 phần mềm quản lý máy móc thiết bị miễn phí hiện nay
- Tìm hiểu về phần mềm quản lý bảo trì CMMS và vai trò trong doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của hệ thống quản lý tài sản đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Tin cũ
- Các câu hỏi thường gặp khi triển khai phần mềm Cloud ERP
- Chìa khóa quản lý thời gian, chi phí, rủi ro khi triển khai ERP
- 5 Lầm tưởng khi triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP khiến doanh nghiệp cháy túi
- Odoo 12 – Phần mềm quản trị tăng trưởng doanh nghiệp 4.0
- Phần mềm spa chuyên nghiệp - 4 tiêu chí để thành công