Sử dụng công nghệ quản lý tiên tiến kiểm soát chặt chẽ các khâu sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất và giảm chi phí. ERP cho doanh nghiệp sản xuất chính là giải pháp được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được điều này.
ERP là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. ERP cho doanh nghiệp sản xuất là hệ thống công cụ phần mềm giúp hoạch định và quản lý hoạt động trong doanh nghiệp. Ở đây, hệ thống ERP sẽ phụ trách quản lý hoạt động cả ở văn phòng điều hành tới nhà máy sản xuất.
Kiểm tra, tính toán, định mức nguyên vật liệu
Quản lý xuất nhập kho, tồn kho
Dự báo nhu cầu sản xuất, lập kế hoạch sản xuất chi tiết
Vận hành sản xuất: Tạo và quản lý lệnh sản xuất
Kiểm soát chất lượng sản phẩm
Tạo, quản lý và thực thi bảo hành, bảo trì máy móc thiết bị
Tạo và quản lý các đơn hàng phế liệu
Xem thêm: Phần mềm quản lý quy trình sản xuất hiệu quả cần phải có những tính năng nào?
Quản lý tài chính kế toán, kiểm soát dòng tiền
Quản lý nhà cung cấp
Quản lý chăm sóc khách hàng, marketing
Quản lý nhân sự
Báo cáo thông minh
Định mức nguyên vật liệu: Hệ thống tính toán số lượng nguyên vật liệu cần có cho đơn hàng. Kiểm tra tồn kho có thể đáp ứng được bao nhiêu phần trăm đơn hàng. Cần phải mua thêm bao nhiêu nguyên vật liệu để hoàn thành đơn.
→ Điều này giúp doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất theo giai đoạn, giao hàng đúng hẹn và tránh thừa, thiếu nguyên vật liệu.
Quản lý xuất nhập kho: Kho hàng được quản lý bằng máy móc, lệnh xuất nhập kho, kiểm kho tự động. Điều này giúp giảm thiết thao tác thủ công, tiết kiệm thời gian và tránh sai sót.
Hệ thống ERP sản xuất sẽ được thiết lập lệnh sản xuất, kiểm soát quá trình sản xuất. Chỉ cần khởi động quy trình là hệ thống máy móc sẽ tự động chạy và lưu lại các dữ liệu về sản xuất.
ERP trong sản xuất cũng tự động kiểm tra chất lượng hàng hoá, phát hiện lỗi và gửi cảnh báo tới quản lý. Đồng thời, hệ thống sẽ tự bảo trì theo thời gian cài đặt sẵn.
→ Quản lý sản xuất bằng phần mềm sẽ tránh được tình trạng chồng chéo giữa các khâu sản xuất. Quá trình sản xuất được tiến hành đồng bộ và liên tục.
→ Tránh các rủi ro phát sinh. Nếu có sự cố phát sinh thì sẽ kịp thời phát hiện và gửi cảnh báo để kịp thời khắc phục.
→ Mọi dữ liệu sản xuất được ghi lại, báo cáo được tổng hợp theo thời gian thực, phục vụ cho các chiến lược, hành động tiếp theo.
Xem thêm: 6 Bước trong quy trình quản lý sản xuất hiệu quả, cách ứng dụng
Hệ thống ERP cho doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn có thể tích hợp các tính năng quản lý tài chính, kế toán, nhân sự, CRM, marketing,... cắt giảm các thao tác quản lý thủ công. Dữ liệu hoạt động được lưu trữ đồng bộ, có sự liên kết phòng ban, tránh sai sót dữ liệu. Giao tiếp nội bộ văn phòng được cải thiện.
Nhờ tối ưu cách thức quản lý, vận hành từ văn phòng làm việc tới nhà xưởng sản xuất, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí và nguồn lực. Giảm thiểu thời gian chết, tránh thất thoát, lãng phí.
Có thể thấy, việc thay thế quản lý sản xuất theo cách thủ công bằng quản lý bởi phần mềm khiến cho việc sản xuất trở nên khoa học hơn, liên tục và liền mạch hơn. Hơn nữa, quá trình sản xuất rất ít khi xảy ra sự cố, sai sót. Kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo tiến độ sản xuất. Tất cả những điều này giúp doanh nghiệp tăng năng suất sản xuất và giảm thiểu chi phí ở nhiều khâu.
Doanh nghiệp sản xuất đang tìm kiếm giải pháp xử lý các vấn đề nhức nhối tồn đọng? Doanh nghiệp muốn tăng sức cạnh tranh thị trường, đi nhanh hơn đối thủ?
Hãy liên hệ với chuyên gia ERPViet để được tư vấn về ERP cho doanh nghiệp sản xuất.
Dùng thử ERP trong sản xuất:
https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
Hotline: 0936 468 469
Website: https://erpviet.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/erpviet.vn
Xem thêm: Giải pháp quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng và logistics