Phần mềm quản lý dự án tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để các dự án hoạt động hiệu quả, nhà quản trị phải làm những gì?
1. Quản lý dự án tích hợp
- Xây dựng kế hoạch dự án
- Thực hiện kế hoạch dự án
- Quản lý, giám sát và ghi nhận các thay đổi đối với kế hoạch dự án.
Có 2 công cụ cơ bản thường được sử dụng trong lĩnh vực này là: Quản trị giá trị thu được (Earned Value Method – EVM) và phần mềm quản lý dự án. EVM là một phương pháp quản lý dự án tích hợp được sử dụng để kết hợp tất cả các tiến trình và đo lường hiệu quả dự án qua suốt các giai đoạn.
Xem thêm: Quản trị các dự án
2. Quản lý phạm vi dự án
Quản lý phạm vi dự án bao gồm khởi tạo dự án, lập kế hoạch phạm vi dự án, xác định chính xác phạm vi dự án, kiểm tra phạm vi, cụ thể hơn gồm có:
- Xác định chi tiết các yêu cầu về sản phẩm của dự án và các công việc sẽ được tạo nên kế hoạch dự án
- Kiểm tra chi tiết đó bằng kỹ thuật đo lường
- Kiểm soát các thay đổi đối với các tiến trình này
3. Quản lý thời gian dự án
4. Quản lý chi phí dự án
5. Quản lý chất lượng dự án
6. Quản lý nguồn nhân lực dự án
- Xây dựng cấu trúc tổ chức dự án phù hợp với cấu trúc tổ chức mẹ.
- Thực hiện tuyển dụng cho dự án.
- Phát triển nhóm dự án.
7. Quản lý truyền thông dự án
- Lập kế hoạch truyền thông
- Thiết kế hệ thống tìm kiếm thông tin
- Báo cáo về thành quả của nhóm và dự án.
- Thực hiện kế hoạch quản lý truyền thông để kết thúc dự án
8. Quản lý rủi ro dự án
- Lập kế hoạch quản lý rủi ro
- Nhận diện rủi ro
- Phân tích định tính
- Phân tích định lượng
- Xây dựng kế hoạch đối phó rủi ro
- Giám sát và phản ứng tích cực với rủi ro
9. Quản lý hoạt động cung ứng, mua bán
- Lập kế hoạch mua ngoài cho dự án
- Lập kế hoạch mời thầu
- Quản lý công tác mời thầu cho dự án
- Chọn nhà cung cấp
- Quản lý và xây dựng các tài liệu mua ngoài
- Kết thúc các hợp đồng
Những sai lầm mà nhà quản trị gặp phải khi quản lý nhiều dự án:
1. Sai lầm trong quản lý kĩ năng thành viên nhóm
Xem thêm: Quản trị nguồn nhân lực
Ví dụ việc thuê tới ba lập trình viên website (developer) chưa chắc đã là điều cần thiết. Bạn phải biết được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi thành viên trong việc tổ chức cơ sở dữ liệu, lập trình, hay thiết kế giao diện người dùng (UI) để có thể tận dụng năng lực tối ưu của từng người.
2. Bổ nhiệm một nhà quản lý dự án không giỏi
Đừng bao giờ thỏa hiệp với một nhà quản lý dự án chưa đủ trình độ khi thực hiện một dự án quan trọng. Nếu dự án bạn đang cần làm là một dự án phát triển website phức tạp thì đừng dại dột mà giao nó cho một người quản lý dự án với kinh nghiệm kĩ thuật bằng 0. Về mặt lí thuyết, một người quản lý dự án giỏi phải có năng lực giải quyết mọi vấn đề. Còn trong thực tế, một nhà quản lý dự án thành công thường chỉ có khả năng chuyên sâu trong một lĩnh vực dự án nhất định.
Xem thêm: Vai trò của lãnh đạo khi triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP
3. Không gian quản lý được phạm vi công việc
Lúc đó, một người quản lý dự án cần phải ra quyết định có nên đồng tình và chấp nhận sự thay đổi đó không. Ngược lại với những gì người ta thường nói, vấn đề phổ biến nhất trong vấn đề quản lý phạm vi một dự án không phải là chuyện chấp nhận những yêu cầu phát sinh mà là khi các chủ quản lý dự án không thể điều chỉnh tiến độ và ngân sách theo những yêu cầu đó.
4. Kĩ năng lập tiến độ công việc kém
Những nhà quản lý dự án phải lên tiến độ này một cách khó khăn, họ phải đảm bảo rằng các bên liên quan của dự án biết tiến độ của dự án là gì, và được thông báo khi có bất kì thay đổi nào xảy ra. Một trong những “bất ngờ” thường hay gặp nhất là khi một khách hàng không biết gì về tiến độ đang diễn ra. Vì thế hãy chắc chắn rằng tổng tiến độ dự án luôn luôn hiển thị một cách rõ ràng và mọi người đều biết đến.
5. Vấn đề về cái tôi
Các nhà quản lý dự án không bao giờ nên có một cái tôi quá lớn mà nó gây tiêu cực tới những thành viên trong đội đưa ra ý kiến của mình. Tuy quyết định cuối cùng luôn nằm trên bờ vai của nhà quản lý dự án, nhưng nếu làm việc theo “cách của tôi mới là đúng” rất nguy hiểm và dẫn đến việc những thành viên trong nhóm không dám đóng góp các thông tin phản hồi giá trị.
Và nếu một người quản lý dự án với cái tôi quá cao sẽ khiến cho khách hàng có cảm giác người đó rất tinh vi và làm giảm tinh thần của nhóm. Vai trò của người quản lý dự án là đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm làm việc một cách tối ưu để đạt được mục tiêu đề ra, chứ không phải trở thành “vua” của người khác.
6. Đánh giá thấp công sức
Điều này có thể dẫn đến một hiệu ứng là những nhà quản lý dự án non trẻ sẽ do dự trong việc phản ánh những đòi hỏi hay khó khăn liên quan đến các yêu cầu của dự án. Việc đánh giá thấp công sức cần có để thực hiện dự án này sẽ trở nên cực kì vất vả, bởi nếu bạn hứa hẹn quá nhiều với khách hàng thì gánh nặng sẽ dồn lên các thành viên trong nhóm, họ sẽ bị ép phải làm việc nhanh hơn và rẻ hơn so với những gì họ xứng đáng.
7. Chuyện bé xé ra to
8. Không biết cách xin sự giúp đỡ
Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong vai trò một nhà quản lý, hãy kêu gọi sư trợ giúp. Bạn không cần phải biết tất cả mọi thứ, việc bạn kiêu ngạo và không chịu tìm kiếm sự giúp đỡ có thể đẩy dự án của bạn vào một mối nguy nghiêm trọng. Nếu nó là vấn đề chuyên môn mang tính kĩ thuật mà bạn cần trợ giúp, hãy bắt đầu bằng việc xin lời khuyên từ chính đội nhóm của mình.
Nếu bạn cần hỗ trợ quản lý khách hàng hay dự án, hãy hỏi ý kiến đồng nghiệp hay quản lý cấp trên. Quan trọng nhất là phải trung thực và lạc quan với yêu cầu của mình và bạn nhận thấy khi tìm kiếm sự giúp đỡ, không có ai coi thường bạn cả, thậm chí họ còn tôn trọng khả năng của bạn hơn.
9. Đồng ý với mọi thứ
Là một quản lý dự án, bạn nên linh động và luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng của mình. Nhưng việc luôn luôn đồng ý là một thói quen xấu mà cuối cùng có thể khiến các dự án vượt khỏi phạm vi kiểm soát, và những thành viên trong nhóm phải làm việc quá sức. Với cương vị là một quản lý dự án, bạn cần phải biết khi nào là đủ, và quan trọng hơn hết là làm thế nào để từ chối yêu cầu của khách hàng một cách khéo léo mà thời gian và ngân sách không cho phép.
10. Bỏ qua những lỗi lầm của thành viên trong nhóm
Với tư cách là một quản lý dự án, nhiệm vụ và mối ưu tiên cao nhất của bạn chính là sự thành công của khách hàng. Do vậy điều này có thể dẫn đến những quyết định, cho dù với ý đồ tốt, vẫn không mang đến kết quả tốt cho dự án và nó cũng không khiến cho các thành viên trong nhóm hài lòng. Trở thành một quản lý dự án không phải là một việc dễ dàng và kể cả khi sai lầm xảy ra, nhưng biết được những lỗi sai thường gặp nhất này có thể giúp bạn phòng tránh và bảo vệ dự án của mình.
Phần mềm quản lý dự án giải quyết được những vấn đề gì của doanh nghiệp?
- Giúp nhà quản trị tránh được những sai lầm trong việc ra quyết định
- Kiểm soát được hiệu quả các công việc cũng như các nguồn lực điều động cho công việc
- Theo sát được tiến độ của mọi dự án đảm bảo thời gian hợp lí
- Đánh giá chính xác được năng lực, đóng góp của từng thành viên trong đội triển khai dự án
Phần mềm quản lý dự án của ERPViet
- Ưu điểm: Quản lý hiệu quả các dự án của doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hợp lý cho các dự án.
- Giá trị mang lại: Giúp kiểm soát hiệu quả các dự án và hạn chế tối đa sự lãng phí nguồn lực
- Tính năng: Quản trị dự án theo thời gian thực, theo dõi tất cả các hoạt động của dự án, từ những cái tổng thể đến những chi tiết nhỏ, từ hợp đồng của khách hàng đến việc thanh toán. Theo dõi được chi tiết từng giai đoạn của dự án và kiểm soát hiệu quả nhân sự thực hiện dự án. Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý dự án: https://erpviet.vn/dang-ki-dung-thu/
- Doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ nên chọn phần mềm quản trị ERP nào là tốt nhất?
- Điểm mặt 8 khó khăn khi triển khai ERP doanh nghiệp thường gặp phải
- Phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
- Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng giúp tăng doanh số, giảm chi phí
- Phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt - tiết kiệm nhất