Phần mềm POS là gì? Bí kíp lựa chọn chính xác phần mềm POS?
Nếu các bạn đặt câu hỏi “Phần mềm Point of sale (POS) là gì?” với bất kỳ nhà bán lẻ nào thì họ sẽ nói với bạn đó là một thành phần cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của họ.
Hệ thống điểm bán hàng (POS) là nơi khách hàng thực hiện thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ mua từ công ty của bạn.
Yamarie Grullon, manager of content strategy at ShopKeep
Yamarie Grullon, quản lý chiến lược nội dung tại nhà cung cấp POS ShopKeep, giải thích:
Một hệ thống điểm bán hàng là sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng cho phép người quản lý thực hiện các giao dịch, đơn giản hóa các hoạt động kinh doanh chính hàng ngày.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về thành phần của hệ thống POS bao gồm phần cứng và phần mềm. Chúng ta sẽ cùng xem các chức năng chính, lợi ích mà chúng mang lại và những lưu ý quan trọng khi lựa chọn một phần mềm điểm bán lẻ POS.
1. Phần mềm bán hàng POS gồm có 2 phần là phần cứng và phần mềm.
Khi bàn tới các thành phần của hệ thống phần mềm bán hàng POS, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu các tùy chọn sẵn có.
1.1 Phần mềm POS
Yamarie Grullon, manager of content strategy at ShopKeep
Yamarie Grullon, quản lý chiến lược nội dung tại nhà cung cấp POS ShopKeep, giải thích:
Một hệ thống điểm bán hàng là sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng cho phép người quản lý thực hiện các giao dịch, đơn giản hóa các hoạt động kinh doanh chính hàng ngày.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về thành phần của hệ thống POS bao gồm phần cứng và phần mềm. Chúng ta sẽ cùng xem các chức năng chính, lợi ích mà chúng mang lại và những lưu ý quan trọng khi lựa chọn một phần mềm điểm bán lẻ POS.
1. Phần mềm bán hàng POS gồm có 2 phần là phần cứng và phần mềm.
Khi bàn tới các thành phần của hệ thống phần mềm bán hàng POS, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu các tùy chọn sẵn có.
1.1 Phần mềm POS
Có hai cách phổ biến để triển khai phần mềm bán lẻ POS:
On-premise: Đây là mô hình phần mềm truyền thống, theo đó doanh nghiệp sẽ mua licence phần mềm và cài đặt nó vào hệ thống máy tính hoặc máy chủ của bạn. Bạn có trách nhiệm cập nhật và bảo trì phần mềm. Các doanh nghiệp lớn có thể thuê nhân viên IT hỗ trợ quản trị hệ thống.
Nền tảng đám mây: Còn được gọi là giải pháp POS dưới dạng dịch vụ (SaaS). Với hình thức triển khai này, bạn sẽ không phải lo lắng khi bị ngắt kết nối mạng bởi hệ thống sẽ tự đồng bộ hóa dữ liệu ngay sau khi có kết nối internet.
Tính linh hoạt của phần mềm POS là một trong những yếu tố cần xem xét khi doanh nghiệp cân nhắc các lựa chọn triển khai. Phần mềm POS cần được liệt kết với máy thanh toán của ngân hàng liên kết của bạn để giúp bạn kiểm soát chi phí.
1.2 Phần cứng
Tất cả các phương pháp triển khai phần mềm đều cần phần cứng có cấu hình giống nhau. Grullon nói rằng các thành phần phần cứng sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ triển khai phần mềm bán lẻ POS:
Phần cứng POS quan trọng
Màn hình đăng ký
|
Màn hình tiêu chuẩn hiển thị thông tin sản phẩm, thời gian làm việc của nhân viên, báo cáo bán hàng. Có thể dùng trên máy tính bảng đặc biệt là iPads.
|
Máyquétmãvạch
|
Tự động hóa quá trình thanh toán. Quét mã vạch để kéo sản phẩm vào giỏ hàng thanh toán sẽ giúp nhân viên bán hàng tiết kiệm thời gian. Máy quét mã vạch có thể tích hợp với các hệ thống quản lý hàng tồn kho để tự động điều chỉnh mức tồn kho.
|
Đầu đọc thẻ tín dụng
|
Đầu đọc thẻ tín dụng an toàn và tuân thủ EMV là cực kỳ quan trọng đối với các nhà bán lẻ kể từ khi tiêu chuẩn thanh toán EMV ra đời vào năm 2015 và các nhà bán lẻ không tuân thủ phải đối mặt với tổn thất rất lớn về trách nhiệm pháp lý.
|
Máy in hóa đơn |
Biên lai thanh toán online đang trở nên phổ biến, nhưng biên lai giấy vẫn đóng vai trò quan trọng nhằm cung cấp nhanh chóng cho khách hàng thông tin về giao dịch mua hàng của họ. Bạn có thể in thông tin về doanh số của nhân viên, giờ làm việc và các thông tin khác.
|
Két tiền
|
Két tiền là nơi an toàn để lưu trữ tiền mặt cho các giao dịch. Việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản phí so với sử dụng thẻ thanh toán.
|
Các nhà bán lẻ được hưởng lợi rất nhiều từ hệ thống POS. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nắm rõ về cách vận hành các thiết bị phần cứng và phần mềm của hệ thống POS để giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về bán lẻ.
2. Phần mềm POS - Lợi ích và tính năng quan trọng của hệ thống
Hệ thống phần mềm POS giúp đơn giản hóa các hoạt động kinh doanh quan trọng:
Hệ thống phần mềm POS hiện đại không chỉ mang đến sự linh hoạt khi xử lý các giao dịch hàng ngày mà còn cải thiện khả năng thành công của doanh nghiệp bằng cách cung cấp cho họ các công cụ để hợp lý hóa quy trình kinh doanh.
Nếu không có sự hỗ trợ của hệ thống POS hiện đại, doanh nghiệp có thể sẽ phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn khi duy trì phương pháp thanh toán bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc giữa các hệ thống POS để chọn ra hệ thống phù hợp nhất. Vậy những tính năng nào bạn nên tìm kiếm từ 1 phần mềm ERP?
Dưới đây là một số chức năng bắt buộc phải có mà người mua nên lưu ý khi tìm kiếm phần mềm POS. Bao gồm:
>>> Phần mềm quản lý bán lẻ POS: 5 tính năng cần có để doanh nghiệp nhỏ hoạt động hiệu quả
3. Những chức năng cần có trong phần mềm POS
- Báo cáo sales: Ghi lại và phân tích lượng bán để phục vụ quá trình ra quyết định
- Quản lý khách hàng: Thực hiện bán hàng và giữ mối liên kết với khách hàng thông qua công cụ marketing
- Quản lý kho: Thực hiện quản lý số lượng hàng hóa để xác định khi nào và làm thế nào để đặt bổ sung sản phẩm/hàng hóa.
- Quản lý nhân lực: Sử dụng máy chấm vân tay để lưu lại thời gian vào ra, thời gian biểu, kết nối giữa máy chấm vân tay và bảng lương nhân viên.
4. Tại sao các nhà bán lẻ ngần ngại áp dụng các hệ thống phần mềm POS mới?
Việc sử dụng công nghệ mới có thể gây áp lực cho các nhà bán lẻ. Đây là lý do vì sao nhiều nhà bán lẻ chưa thực hiện chuyển đổi. Các nhà bán lẻ có thể sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ tiềm tàng trong quá trình triển khai như trì hoãn hoạt động kinh doanh, thiếu dữ liệu để phát triển kinh doanh. Phần mềm POS sẽ cung cấp cho doanh nghiệp thông tin đầy đủ của khách hàng, số lượng hàng tồn kho, thời điểm cần đặt thêm hàng từ nguồn cung cấp.
5. Làm thế nào lựa chọn chính xác phần mềm POS?
Sau khi bạn đã nắm được tất cả mọi thông tin về hệ thống phần mềm POS, bạn nên chuẩn bị các câu hỏi cho các nhà cung cấp để lựa chọn được phần mềm phù hợp:
Các doanh nghiệp nên xem xét tính tiện dụng, giá cả, mức độ đáp ứng nghiệp vụ, bảo mật dữ liệu, độ bền phần cứng và chất lượng dịch vụ khách hàng của phần mềm POS.
Một số câu hỏi mà bạn nên đặt cho nhà cung cấp phần mềm POS
✔ Chức năng của hệ thống có phù hợp với nhu cầu kinh doanh không?
✔ Phần mềm POS có giá bao nhiêu?
✔ Có chi phí phát sinh nào không?
✔ Có yêu cầu đặc biệt về phần cứng không?
Sau đó, bạn nên trao đổi với các chủ doanh nghiệp áp dụng phần mềm POS hoạt động trong lĩnh vực tương tự và xem xét các giải pháp của các nhà cung cấp phù hợp, cung cấp giải pháp an toàn, dễ sử dụng, dễ bảo trì và hiện đại.
Bước tiếp theo:
Kiểm tra các phần mềm POS bán lẻ phổ biến nhất.
Kiểm tra các phần mềm POS bán lẻ phổ biến nhất.
Đọc đánh giá từ các doanh nghiệp khác. Khi bạn có một danh sách ngắn các hệ thống phần mềm POS tiềm năng, hãy đọc đánh giá từ người dùng đã trải nghiệm hệ thống POS thực tế - Điều này sẽ cung cấp hiểu biết có giá trị mà bạn khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.
Hãy liên hệ với các chuyên gia của ERP qua hotline 096 4578 234 để nhận được sư tư vấn chi tiết.
>>> Đăng ký dùng thử phần mềm POS
>>> Đăng ký dùng thử phần mềm POS
ERPViet (Nguồn: softwareadvice.com)