5 lưu ý phát triển doanh nghiệp trong kỷ nguyên cách mạng 4.0
1. Tận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi số
- Quyết định số 235/2004 của Thủ tướng Chính phủ về dự án tổng thể Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 04-08.
- Quyết định 169 và 223 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Quyết định 50 năm 2009 của Thủ tưởng ban hành Quy chế quản lý chương trình CNPM&NDS đã tạo ra sự thay đổi lớn cho phần mềm nguồn mở và các doanh nghiệp sử dụng phần mềm nguồn mở trong chuyển đổi số.
- Chủ trương sử dụng nguồn mở cũng đã được khẳng định trong các văn bản như Nghị quyết 36 của BCT, Nghị quyết 26 của Chính phủ.
- Sửa đổi Luật CNTT năm 2006 để đón nhận xu thế phát triển mới của cách mạng cong nghệ 4.0 và nền kinh tế số, điều chỉnh các bất cập trong hoạt động ứng dụng CNTT và phát triển công nghiệp CNTT, hướng tới mục tiêu phát triển mạnh công nghiệp CNTT, tăng cường ứng dụng CNTT trong tổ chức, doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam trong xu thế chuyển đổi số.
- Xây dựng bộ đính mức triển khai áp dụng phần mềm nguồn mở: dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2017 và ban hành trong năm 2018. Bộ định mức này bao gồm định mức triển khai của gần 20 loại sản phẩm phần mềm nguồn mở ban hành theo Thông tư 20/2014/TT-BTTTT.
- Nghiên cứu các quy định quốc tế về phần mềm nguồn mở, chuẩn mở, dữ liệu mở để đưa vào hệ thống văn bản pháp lý về CNTT trong quá trình sửa đổi Luật CNTT.
2. Tuân thủ theo đúng lộ trình chuyển đổi số
- Cấu trúc lại doanh nghiệp
- Chuẩn hóa công nghệ
- Tối ưu hóa lõi
- Đơn thể doanh nghiệp (các ứng dụng đặc thù riêng, các hệ thống doanh nghiệp, dữ liệu, cơ sở hạ tầng công nghệ)
Trong đó quy trình vận hành và công nghệ là hai bước quan trọng và cần được phân tích bài bản, tiến hành nghiêm túc.
3. Đổi mới phương thức kinh doanh, cải tiến mô hình hoạt động
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, giám đốc công ty TNHH IZISolution, để tiến hành chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần phải cải tiến mô hình hoạt động để phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau. Đồng thời phương thức kinh doanh cũng cần được mở rộng, thay thế dần các phương thức kinh doanh truyền thống như chợ, cửa hàng truyền thống thành các phương thức kinh doanh online, mang đến nhiều tiện ích hơn cho người dùng, mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho đơn vị sản xuất và phân phối.
4. ERP – điểm khởi đầu của chuyển đổi số & cách mạng 4.0
Để thực hiện chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu? Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, ERP chính là một trong những điểm khởi đầu hoàn hảo trong chuyển đổi số.Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang quản lý tổ chức của mình theo phương thức truyền thống thông qua excel, sổ sách, chưa ứng dụng tốt Công nghệ thông tin vào quá trình quản trị doanh nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm quản lý kế toán, CRM, kho,… cũng đều chưa đạt được sự đồng nhất, các phần mềm được vận hành rời rạc khiến quá trình sử dụng trở nên kém hiệu quả, tiêu tốn nhiều thời gian trong việc trao đổi thông tin, thống nhất dữ liệu.
Hệ thống quản trị doanh nghiệp ERPViet giúp doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng hệ thống quản trị thống nhất, tích hợp được tất cả các mảng như mua hàng, kho, sản xuất, bán hàng, chăm sóc khách hàng (CRM), kế toán, nhân sự, dự án,… giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn quá trình kinh doanh trong tổ chức.
>>> Tham khảo thêm báo giá ERPViet
5. Hành động ngay lập tức
Trước sự chuyển đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và chuyển đổi số trên thế giới, doanh nghiệp Việt không thể tiếp tục trì hoãn mà cần hành động ngay lập tức để có thể nắm bắt được những cơ hội tốt nhất. Các doanh nghiệp lớn không nên chủ quan, các doanh nghiệp nhỏ cần coi đây là bàn đạp để bứt phá lên phía trước.
ERPViet luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Tìm hiểu thêm về phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP.